Ý tưởng nuôi cây xanh bằng kén mai táng thay thế quan tài người chết
Thay vì sử dụng những chiếc quan tài theo phong tục, các nhà sáng tạo đã thiết kế một vỏ bọc hình kén có kích thước đủ chứa xác của một người quá cố. Từ đó, họ sử dụng dinh dưỡng lấy từ quá trình phân hủy xác để nuôi dưỡng cây.
Nhằm mục đích hướng về cội nguồn đất mẹ nơi con người sinh ra, hai nhà thiết kế Anna Citelli và Raoul Bretzel đã phát triển công nghệ mai táng “The Capsula Mundi” (tạm dịch: Kén Mai táng). Hiện nay, những chiếc kén mai táng người quá cố đang trong quá trình phát triển tại Ý.
Dự án Kén mai táng thay thế quan tài.
Thay vì sử dụng những chiếc quan tài theo phong tục, các nhà sáng tạo đã thiết kế một vỏ bọc hình kén có kích thước đủ chứa xác của một người quá cố. Từ đó, họ sử dụng dinh dưỡng lấy từ quá trình phân hủy xác để nuôi dưỡng cây. Mỗi một cây xanh sẽ tượng trưng cho một linh hồn đã qua đời.
Xác chết sau khi được đưa vào kén mai táng trong tư thế bào thai sẽ được chôn xuống đất. Trên mỗi chiếc kén sẽ trồng một cây hoặc hạt giống cây.
Các nhà sáng tạo cho biết, kén mai táng không chỉ góp phần giảm tỷ lệ tàn phá rừng để lấy gỗ làm quan tài mà ngược lại còn cung cấp dinh dưỡng cho cây cối. Thêm vào đó, người thân có thể tới thăm, chăm sóc và nghỉ ngơi dưới tán cây mỗi khi tới thăm mộ người quá cố.
Mặc dù mang ý tưởng độc đáo nhưng dự án Kén Mai táng hiện vẫn chỉ là đề xuất chưa được phê duyệt do còn vướng mắc về luật. Nếu dự án thành công, những công viên nghĩa trang với hàng cây xanh thẳng tắp thay vì những bia mộ âm u sẽ xuất hiện ngày một nhiều.
Video đang HOT
Ý tưởng mỗi kén mai táng sẽ truyền dinh dưỡng cho mỗi cây xanh.
Sơ đồ minh họa quá trình mai táng thân thiện với môi trường.
Mẫu kén mai táng ngoài đời thực.
Công viên nghĩa trang xanh trong tương lai nếu dự án được phê duyệt.
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
TPHCM: "Sốt" giá đất cho người chết
Hiện giá một mảnh đất mai táng ở TPHCM dao động trong mức 20 - 50 triệu đồng, có khi lên cả trăm triệu đồng. Nhiều người dân vẫn chọn hình thức địa táng nên nhu cầu đất chôn cất ở TPHCM mỗi năm lên đến hàng chục ha.
Tranh nhau mua đất cho người chết
Địa táng là hình thức chôn cất rất phổ biến, truyền thống. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức chôn cất này là tốn diện tích đất. Là 1 thành phố tập trung đông dân cư, ngay từ những năm 1980, TPHCM đã định hướng phát triển hình thức hỏa táng và đến nay hình thức này đã phát triển thành một trong 2 hình thức chôn cất chủ yếu ở thành phố.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, người dân thành phố hiện đã sử dụng hình thức hỏa táng với tỷ lệ khá cao. Cụ thể, năm 2011 đã có là 61% sử dụng hình thức hỏa táng, con số này vào năm 2012 là khoảng 66%, đến năm 2013 là khoảng 67%. Tuy nhiên, vẫn còn 1 bộ phận không nhỏ người dân (hơn 30%) vẫn lựa chọn hình thức địa táng.
Nhiều người dân TPHCM vẫn chọn hình thức địa táng (ảnh: Hoài Nam)
Bắt đầu từ năm 2010, tại TPHCM đã xuất hiện tình trạng các nghĩa trang không còn đất để bán, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nhau mua 1 mảnh đất chôn cất, đẩy giá đất mai táng trong các nghĩa trang lớn, gần trung tâm lên đến cả trăm triệu đồng/huyệt. Giá bình quân theo thống kê của UBND TPHCM là 20 - 50 triệu đồng/huyệt. Thậm chí nhiều khi trả giá cao cũng không mua được đất chôn cất trong các nghĩa trang lớn.
Giá đất trong các nghĩa trang chính thức cao và hiếm đến nỗi nhiều người dân không đủ tiền mua phải ra ngoại thành mua đất nông nghiệp để lập nghĩa trang riêng cho gia đình, hoặc chôn cất xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường sống.
Con số báo cáo mới nhất của UBND TP cho biết: với quy hoạch 0,5m2/huyệt thì mỗi năm thành phố cũng mất hơn 11,5 ha đất trong các nghĩa trang chính thức cho việc chôn cất. Nhưng thực tế các huyệt đều có diện tích gấp đôi, gấp 3 lần diện tích quy hoạch trên. Đó là chưa kể đến các gia đình giàu có muốn mua các khu huyệt lớn với diện tích từ 10 - 20 m2. Do đó, nhu cầu thực tế còn lớn hơn con số tính toán theo quy hoạch rất nhiều lần.
Hỗ trợ để khuyến khích người dân hỏa táng
Qua các đề án quy hoạch sử dụng đất đai, UBND TP đánh giá đất sử dụng cho mục đích mai táng trên địa bàn TPHCM không còn nhiều, áp lực lên quỹ đất nghĩa trang rất lớn. Do đó, để khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng nhằm tiết kiệm đất đai chôn cất và hạn chế ô nhiễm môi trường, UBND TPHCM vừa ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân chọn hình thức mai táng này.
Hỏa táng là hình thức chôn cất văn minh, tiết kiệm (ảnh minh họa)
Cụ thể, thành phố sẽ trích ngân sách hỗ trợ đến 2,5 triệu đồng/lượt hỏa táng cho các đối tượng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động; Đảng viên có Huy hiệu 40 tuổi Đảng trở lên; Cán bộ lão thành cách mạng; Cán bộ tiền khởi nghĩa; Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Thân nhân liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (già yếu, neo đơn); Các đối tượng chính sách đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè; Hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố...
TPHCM cũng sẽ hỗ trợ 1,5 triệu đồng/lượt hỏa táng cho đối tượng hưu trí, các hộ cận nghèo theo tiêu chí của thành phố, tất cả người dân có hộ khẩu tại TPHCM. Trẻ từ 6 tuổi trở xuống có hộ khẩu tại TPHCM và tạm trú (KT3) đều được miễn phí hỏa táng. Thành phố còn dự kiến sẽ ban hành các quy định bắt buộc người chết mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng hoặc các bệnh khác phải được hỏa táng.
Ngoài ra, thành phố còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực hỏa táng. Cụ thể như giao đất, không thu tiền sử dụng đất để xây dựng trung tâm hỏa táng; Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng; Ngân sách hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư khi vay vốn thực hiện dự án... Mục tiêu của TPHCM là đến cuối năm 2015 tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt mức 70%; Từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt mức 75%.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Hủ tục làm ma trăm triệu và treo người chết trong nhà của người H'Mông Không những treo người chết nhiều ngày trong nhà, hủ tục làm ma của người H'Mông ở Mường Lát (Thanh Hóa) vẫn còn tình trạng giết lợn, gà, trâu, bò rình rang. Có nhiều gia đình tiêu tốn cả trăm triệu đồng cho một đám ma. Từ xa xưa, người H'Mông tổ chức tang ma ngoài những tập tục thể hiện bản sắc...