Ý tưởng khác biệt kiến tạo cảnh quan sông nước trong thiết kế EverGreen
Tuyến giao thông đường thủy giúp việc lưu thông nội khu trở nên linh hoạt, tránh khỏi tình trạng kẹt xe khi di chuyển về trung tâm thành phố.
Năm 2016, Công ty Tài Nguyên đã mời kiến trúc sư Pierre Huyard – Giam đôc phat triên châu A – Thai Binh Dương cua công ty Huni Architectes (Pháp) tham gia thiết kế dự án EverGreen.
Đội ngũ kiến trúc sư Huni Architectes đã tiến hành nghiên cứu thực địa, tìm hiểu hệ thống hạ tầng, kết cấu địa hình cũng như bối cảnh văn hóa của khu vực dự án tọa lạc. Từ đó họ phác họa triết lý thiết kế dựa trên địa thế sông nước của dự án tại khu Nam Sài Gòn để tạo nên khu dân cư cao cấp kết nối thuận tiện với các khu vực xung quanh và đưa ra đề xuất chia làm 2 tuyến tiếp cận gồm tuyến giao thông đường bộ và tuyến giao thông đường thủy.
“Giao thông đường thủy như là một giải pháp cấp bách cho vấn đề được xem là ‘đặc sản’ của vùng đất Sài Gòn bị ảnh hưởng bởi kẹt xe, tắc đường và ô nhiễm môi trường luôn xảy ra một thường nhật”, ông Pierre Huyard nhận xét.
Tuyến giao thông đường thủy cho phép thâm nhập sâu vào bên trong của dự án. Điều này thể hiện từ cấu trúc của công trình Marina Clubhouse 01, nơi du khách có thể đi thuyền từ rạch Ông Đội xuyên dưới tòa nhà để di chuyển vào kênh đào dẫn đến các căn biệt thự bên trong.
Ngoài ra các bến tàu, bến du thuyền cũng tạo điều kiện cho cư dân và du khách có thêm tuyến giao thông thuận tiện đến khu vực trung tâm thành phố hay du lịch đến vùng đệm sinh quyển Cần Giờ kế cận.
Video đang HOT
Phối cảnh tổng thể dự án.
Tất cả hệ thống kỹ thuật của giao thông đường bộ đều ngầm hóa, làm giảm thiểu tối đa lượng khí thải, khói bụi và tiếng ồn thải ra môi trường, giúp con người gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn. Ở đây các hoạt động hàng ngày diễn ra trong những không gian thuần khiết, nâng cao chất lượng sống của con người.
Các tuyến đường bao quanh dự án hạn chế xe cộ đi lại, nhường chỗ cho không gian phục vụ riêng cho việc đi bộ và tập thể dục hàng ngày. Dọc trên các tuyến đi bộ bố trí không gian thư giãn, nơi cư dân có thể thư thái đánh cờ, nhâm nhi tách trà, trò chuyện thư giãn. Các kiến trúc sư đã lồng ghép không gian tiện ích hài hòa với cảnh quan và công trình hiện hữu.
Các tiện ích như spa, cinema ngoài trời, sportine, khu vui chơi trẻ em đều có sẵn ngay trong khu vực mà không cần phải tìm kiếm ra bên ngoài. Hồ bơi thiết kế dài xuyên suốt toàn bộ không gian. Khu vực dành cho hội họp, vườn tiệc nướng giúp cư dân trở nên gần gũi, thân mật hơn.
42 khối nhà của khu Garden Villa có thể phục vụ cho nhiều chức năng khác nhau, có khả năng liên kết cái bối cảnh của khu vực thành một tổng thể thống nhất.
“Vật liệu sử dụng hoàn toàn bền vững bởi các vật liệu tự nhiên, bê tông sợi cường lực. Đây là giải pháp đúng phù hợp cho mặt tiền khu City Villa, giúp thông gió tự nhiên và biến kiến trúc bên ngoài trở nên hiện đại”, kiến trúc sư Pierre Huyard nói.
Các thiết kế của khu City Villa chứa đựng khái niệm về sự nhận thức không gian và hình dáng, thoát khỏi sự lặp lại nhằm chán vốn đã in sâu vào các thiết kế khu nhà ở chia lô thông thường. Kiến trúc sư sử dụng thủ pháp so le giữa 2 khu nhà đối diện, đảm bảo tính riêng, cho phép các khoảng trống được lấp đầy bởi những khe sáng hẹp.
Cây hồ dầu trồng dọc các tuyến cảnh quan.
Ngoài ra các kiến trúc sư còn chọn cây hồ dầu, một loại cây đã có mặt lâu đời ở Sài Gòn trồng ven theo những con đường dọc bờ kênh xanh mát. Đây là sự gợi nhớ, nhắc đến tác động của đô thị hóa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường khi cây dầu đã dần biến mất trên những cung đường thành phố.
Theo Trí thức trẻ
Hé lộ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Tổng thống Trump
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã không dùng tên gọi "Châu Á - Thái Bình Dương" cho vùng lãnh thổ và lãnh hải từ Australia tới Ấn Độ, thay vào đó họ sử dụng thuật ngữ mới có tên "Ấn Độ - Thái Bình Dương". Đây được cho là động thái mang tính chính trị của Washington.
Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Reuters)
Theo AP, chính quyền ông Trump dường như đã đặt lại tên cho khu vực "châu Á- Thái Bình Dương", khu vực mà Mỹ luôn hiện diện một cách ôn hòa và ổn định. Bằng chứng là, trong giai đoạn ông Trump chuẩn bị thực hiện chuyến công du lần đầu đến châu Á trong nhiệm kỳ Tổng thống, các quan chức Nhà Trắng và ngay cả Tổng thống đều sử dụng thuật ngữ "Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster đã sử dụng thuật ngữ này khi ông tóm tắt chuyến viếng thăm chính thức với báo chí ngày 2/11. Ông Trump cũng dùng tên gọi mới này trong bài phát biểu tại cuộc họp Nội các hôm 1/11.
Một số nhà quan sát cho rằng đây có thể là nỗ lực từ ông Trump nhằm tạo nên sự khác biệt với người tiền nhiệm Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã chủ trương với chính sách "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương khi ông còn tại vị. Ông Obama từng khẳng định rằng Châu Á- Thái Bình Dương của thế kỷ 21 sẽ có sự hiện diện của Mỹ tại đây.
Và ông Trump dường như cũng muốn khẳng định điều này nhưng với một cách thể hiện rộng hơn và khác hơn. Bằng cách dùng thuật ngữ "Ấn Độ - Thái Bình Dương", Mỹ muốn khẳng định đây là khu vực đã vượt ra ngoài sân sau của Trung Quốc và những nền kinh tế phát triển ở khu vực Đông Á.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nêu ra quan điểm này 2 tuần trước khi ông phát biểu về việc mở rộng mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ trong bối cảnh cả New Delhi và Washington đều lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ông Tillerson đã chia sẻ về hợp tác với các đồng minh Australia và Nhật Bản nhằm tạo dựng "quyền lực mềm" đối chọi lại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong bài phát biểu, ông đã 15 lần nhắc tới cụm từ "Ấn Độ - Thái Bình Dương". Theo AP, Bộ Ngoại giao Mỹ chưa có phản hồi khi được hỏi cách gọi mới liệu có ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ ở khu vực hay không.
Thuật ngữ "Ấn Độ-Thái Bình Dương" vốn không phải là quá mới trong giới ngoại giao thế giới khi Indonesia, Australia và Ấn Độ đã sử dụng cụm từ này trong nhiều năm qua. Tại Hawaii, điểm dừng chân đầu tiên của ông Trump trong chuyến công du 12 ngày, ông đã sử dụng một thuật ngữ khác có tên "Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương".
Đức Hoàng
Theo SCMP
Quan chức cao cấp 21 nền kinh tế "mở màn" Tuần lễ APEC Với chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", trong phiên khai mạc sáng nay (6/11), Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) "mở màn" với sự kiện Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp (CSOM). Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp chính thức diễn ra...