Y tế cơ sở tự tin phẫu thuật tim
Bệnh viện quận Thủ Đức, TP HCM vừa đón nhận bằng khen của UBND TP HCM trao tặng do đã thực hiện 100 ca mổ tim mà không xảy ra biến chứng (tỉ lệ thành công 99%)
Bệnh viện quận Thủ Đức, TP HCM là tuyến y tế cơ sở đầu tiên, duy nhất của cả nước cho đến nay thực hiện được mổ tim hở.
Từ ca mổ đầu tiên
Ca mổ tim hở thành công đầu tiên được Bệnh viện quận Thủ Đức thực hiện là bệnh nhân P.T.Đ (23 tuổi, quê Bình Định), 3 năm trước anh tình cờ phát hiện bị thông liên nhĩ trong lúc khám sức khỏe. Sau khi siêu âm tim, các bác sĩ xác định thông liên nhĩ lỗ thứ phát và hở van ba lá. Bệnh viện quận Thủ Đức đã phối hợp cùng Viện Tim TP HCM thực hiện phẫu thuật cho anh Đ. Sau hơn 3 giờ, cuộc phẫu thuật thành công, lỗ thông liên nhĩ được đóng bằng mảnh màng ngoài tim tự thân của bệnh nhân.
Từ ca đầu tiên này, Bệnh viện quận Thủ Đức đã tự tin triển khai thêm một số kỹ thuật mới. Kỹ thuật mổ tim ít xâm lấn (MICS) lần đầu tiên trên cả nước đối với các đơn vị y tế tuyến quận – huyện cũng được “trình làng”, dưới sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia đến từ Viện Tim TP HCM. Bệnh nhân được thụ hưởng kỹ thuật mới này tên là ông H.H.L (63 tuổi, ngụ Phú Yên) được chẩn đoán thông liên nhĩ nhưng không được phát hiện, điều trị sớm nên sức khỏe ngày càng diễn tiến xấu. Thay vì phải chẻ nguyên xương ức ở giữa ngực như kiểu mổ tim kinh điển, các bác sĩ chỉ rạch một đường nhỏ bên ngực (3 – 4 cm) và đã bít thành công lỗ thông liên nhĩ.
ThS-BS Nguyễn Kim Anh, Trưởng Khoa Lồng ngực – Mạch máu Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết kỹ thuật mổ tim ít xâm lấn là kỹ thuật tiên tiến, mang nhiều lợi ích cho bệnh nhân so với đường mổ bình thường như đỡ đau đớn hơn, thời gian nằm viện ngắn, chi phí thấp, ít nguy cơ bị nhiễm trùng, vết mổ có độ thẩm mỹ cao.
Đến nay, Bệnh viện quận Thủ Đức đã thực hiện được những kỹ thuật mổ tim cho các nhóm bệnh như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim mắc phải, bệnh mạch máu, vết thương tim. Từ tháng 12-2017 đến 11-2019 đã có hơn 100 ca mổ tim được bệnh viện thực hiện mà không xảy ra biến chứng (tỉ lệ thành công 99%). Trong đó, 42% bệnh nhân nam, 58% nữ; nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 77 tuổi; 3 trường hợp ở miền Bắc, 31 ở miền Trung và 66 trường hợp tại miền Nam. Thời gian nằm viện để phẫu thuật trung bình 28,2 ngày, ít nhất 13 ngày, nhiều nhất 43 ngày.
Video đang HOT
Một ca phẫu thuật tim ở Bệnh viện quận Thủ Đức, TP HCM
Hướng đến chuyên sâu cộng đồng
Theo TS-BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức, có 2 lý do để bệnh viện quyết tâm triển khai việc mổ tim hở. Đó là danh sách các bệnh nhân mổ tim tại các bệnh viện đầu ngành của TP luôn quá tải; nhiều bệnh nhân chờ đến lượt mình được mổ tim thì bệnh đã quá nặng, thậm chí có người tử vong. Lý do thứ 2 là Bệnh viện quận Thủ Đức đang hướng đến một bệnh viện đa khoa chuyên sâu hoàn chỉnh hướng về cộng đồng, trong đó có lĩnh vực mổ tim.
Để có được thành công như hôm nay, TS-BS Nguyễn Minh Quân cho biết cách đây 8 năm, bệnh viện đã chuẩn bị rất kỹ về nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, đưa 40 bác sĩ đi đào tạo về lĩnh vực mổ tim; đồng thời có sự cố vấn, chuyển giao chuyên môn của Viện Tim, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất…
“Đặc thù quận Thủ Đức là cửa ngõ, giáp ranh khu vực lân cận với lưu lượng giao thông, tai nạn thường xảy ra nên các ca chấn thương lồng ngực, tim mạch rất nhiều. Vì vậy bệnh viện phải thực hiện được việc mổ tim hở, giúp giảm tải thời gian chờ của người bệnh, giảm tải áp lực cho các bệnh viện khu vực trung tâm, xử lý ngay những trường hợp vết thương tim nặng, không phải mất thời gian chuyển vào trung tâm TP. Bệnh viện quận Thủ Đức cũng đã thành lập một phòng khám chuyên khoa về tim mạch phục vụ nhu cầu của người dân” – BS Quân cho biết thêm.
PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho rằng đây là mô hình mới của bệnh viện đa khoa tuyến quận. Thành công này là sự hội tụ ý chí, quyết tâm lớn của tập thể y – bác sĩ, lãnh đạo từ bệnh viện đến cấp quản lý ngành. Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM đánh giá cao kết quả mổ tim của Bệnh viện quận Thủ Đức và đề nghị bệnh viện tiếp tục phát triển kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, làm nền tảng cốt lõi để phát triển những kỹ thuật cao khác trong điều trị.
2 bệnh viện quận được xếp hạng I
Bệnh viện quận 2 cũng vừa được UBND TP HCM có quyết định nâng từ bệnh viện hạng II lên hạng I. Bệnh viện quận 2 là bệnh viện cấp quận thứ 2 trên địa bàn TP được xếp hạng I (sau Bệnh viện quận Thủ Đức). Mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 3.000-3.300 lượt bệnh nhân ở địa phương và khu vực lân cận. Bệnh viện quận 2 đã xây dựng được nhiều chuyên khoa mạnh như: tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, phẫu thuật thần kinh sọ não, lồng ngực mạch máu, sản phụ khoa…
Từ kỳ tích y học đến kỳ tích cuộc đời
Cuối năm 2019, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức công bố thực hiện thành công ca ghép hai phổi đồng thì với mổ tim hở sửa chữa bệnh tim bẩm sinh (sửa tim, ghép phổi). Ca phẫu thuật được đánh giá là một kỳ tích trong y học nói chung và trong ghép các bộ phận cơ thể người nói riêng ở Việt Nam.
Chị P. T. H. làm các thủ tục chờ bác sĩ kiểm tra sức khỏe sau ca sửa tim, ghép phổi.
Người bệnh được ghép lần đó là P.T.H., nữ giới gần 30 tuổi, mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ lỗ lớn, phát hiện muộn cho nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối từ hơn ba năm nay (tăng áp lực động mạch phổi cố định - hội chứng Eisenmenger), không còn giải pháp điều trị. Các bác sĩ đánh giá, người bệnh sẽ sớm tử vong do suy chức năng tim - phổi, nếu không được ghép phổi.
PGS,TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng (Bệnh viện Hữu nghị Việt ức) phân tích kỹ hơn: ối với ca bệnh này, chỉ có hai hướng điều trị, thứ nhất là sửa chữa khuyết tật của tim bằng phẫu thuật tim hở đồng thì với ghép phổi nếu chức năng của tim còn khá tốt; thứ hai là ghép đa tạng cả tim và phổi nếu tim mất chức năng.
Tuy nhiên, do chức năng tim của người bệnh vẫn khá tốt, cho nên các bác sĩ chỉ định phẫu thuật theo hướng thứ nhất. Qua hội chẩn, các bác sĩ cũng xác định, về mặt kỹ thuật, ca ghép phổi này sẽ thực hiện trên người bệnh đang mổ tim hở sửa dị tật tim bẩm sinh (vá thông liên nhĩ, sửa van ba lá), quy trình mổ phức tạp hơn và chứa đựng khá nhiều rủi ro. Do vậy, các thầy thuốc của bệnh viện đã phải gấp rút bàn bạc và chuẩn bị rất kỹ về chuyên môn.
Ca mổ ghép phổi đặc biệt này đã diễn ra trong 12 giờ. Nhờ chuẩn bị kỹ càng, mặc dù ca phẫu thuật rất phức tạp và khó khăn, song các thì mổ diễn biến khá thuận lợi. Ngay sau khi đưa phổi ghép hoạt động trở lại, các thông số huyết động và hô hấp đã lập tức trở lại kỳ diệu như người có phổi bình thường (áp lực động mạch phổi giảm từ hơn 110 mmHg trước mổ xuống 20 mmHg, bão hòa ô-xy 100%).
iều trị hồi sức tích cực sau mổ theo các quy trình chuyên môn, diễn biến khá thuận lợi. Hiện tại, người bệnh đã có thể tự thở, các xét nghiệm đánh giá chức năng phổi ghép tốt, tỉnh táo, tập phục hồi chức năng tại giường, ăn uống tiêu hóa tốt.
Thành công của ca ghép phổi đặc biệt này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cơ hội cho nhiều người bệnh còn trẻ ở Việt Nam. Do điều kiện khó khăn trước đây, ở nước ta có rất nhiều người trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh không quá phức tạp (thông liên nhĩ, thông liên thất...), tuy nhiên do phát hiện muộn cho nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi cố định - không thể điều trị bằng các giải pháp thông thường, mà chỉ có cách duy nhất là ghép phổi.
Hiện tại trong danh sách chờ ghép phổi của Bệnh viện Hữu nghị Việt ức có nhiều người bệnh tương tự như cô gái trẻ P.T.H. này. Việc điều trị bằng phương pháp sửa dị tật tim và ghép phổi đồng thì sẽ có kết quả sớm cũng như lâu dài. tốt hơn nhiều so với phương pháp ghép tim và phổi đồng thì".
GS, TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt ức cho biết: Chương trình ghép phổi của Bệnh viện đang được Bộ Y tế xét duyệt cho một đề tài khoa học - công nghệ cấp bộ, với mục tiêu chính là hoàn thiện mọi quy trình tổ chức và chuyên môn để đưa kỹ thuật ghép phổi trở thành một phẫu thuật thường quy như ghép tim tại Việt Nam.
Mới đây, chị P.T.H. đã quay lại Bệnh viện Hữu nghị Việt ức để các bác sĩ kiểm tra sức khỏe. Chị H. chia sẻ, cũng đã gần ba tháng kể từ khi chị biết tin được phẫu thuật. Thời gian trôi qua thật nhanh và mọi thứ quá đỗi ngọt ngào như một kỳ tích lớn nhất cuộc đời chị. Cuộc sống của P.T.H. đang dần quay trở lại cuộc sống thường ngày, là mẹ của một em bé 4 tuổi.
Chị H. đã có thể chủ động ăn uống, hoạt động sinh hoạt hằng ngày và bắt đầu luyện tập các động tác vận động nhẹ nhàng trong nhà... vì thế sức khỏe đã cải thiện hơn nhiều kể từ ngày xuất viện. Hiện tại, chị H. cũng tham các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, uống thuốc đều đặn và chú trọng kiểm tra sức khỏe theo lịch của bác sĩ.
HOÀNG MINH
Theo Nhân dân
Viện Tim TP.HCM hỗ trợ chữa không cần phẫu thuật cho 9 bệnh nhân bệnh tim Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa được các chuyên gia Viện Tim TP.HCM hỗ trợ để tiến hành can thiệp cho 9 bệnh nhân bệnh mạch vành tắc mạn tính và sốc tim/tổn thương hẹp nặng thân chung động mạch vành trái phức tạp. Đây là một kỹ thuật khó thực hiện nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh....