Y tế châu Âu ‘gồng mình’ chống Covid-19
Nơi điều trị người nhiễm Covid-19 của Serbia nhìn giống như một tòa nhà đã bỏ hoang, dù trên thực tế không phải như vậy.
Những bức tường bong tróc, nhiều căn phòng chật chội, bệnh viện quân y chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm ở thủ đô Belgrade, Serbia từ lâu đã là biểu tượng cho hệ thống y tế nghèo nàn của quốc gia Nam Âu này. Và hiện đội ngũ y bác sĩ nơi đây đang phải đối phó với nguy cơ dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Dù Covid-19 vẫn chưa gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới những quốc gia thuộc vùng đông và trung Âu như tại các nước Italia, Pháp hay Tây Ban Nha, nhưng các quan chức y tế tại khu vực này đã cảnh báo về tình trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, giường bệnh cùng đội ngũ y tế để có thể đối phó với nguy cơ dịch corona bùng phát.
Lực lượng an ninh túc trực tại Bệnh viện quân y Belgrade, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Serbia. Ảnh: AP
Chính phủ các quốc gia Trung Âu cũng đã lệnh giới nghiêm, như chặn các tuyến đường giao thông cho tới đóng cửa nhiều trường học. Chẳng hạn Chính phủ Slovenia đã dừng các khóa đào tạo các bác sĩ và thực tập sinh, để lực lượng này có thể tham gia góp sức chống lại dịch bệnh.
Số liệu AP tính tới ngày 18/3 cho biết, Slovenia đang chịu thiệt hại nặng do Covid-19 gây ra, khi nước này có 273 ca nhiễm và một trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Hệ thống y tế các nước Serbia, Bulgaria, Albania, Bosnia, Macedonia và Romania trong nhiều năm qua đã xuống cấp trầm trọng do thiếu đội ngũ bác sĩ và y tá. Đã có rất nhiều người làm trong lĩnh vực y tế ở những nước này chuyển sang sinh sống ở các quốc gia giàu hơn để có mức lương cao, đồng thời cũng để tránh việc họ phải làm việc quá sức nhiều giờ, mức trả lương khiêm tốn và sự thiếu hụt về trang thiết bị y tế cơ bản để cứu chữa các bệnh nhân.
Nhiều quốc gia Trung và Nam Âu đã phải đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích lực lượng y tế chống dịch. Tại Bulgaria, chính phủ đã công bố khoảng hỗ trợ tài chính cho bất kỳ y bác sĩ nào tham gia việc chữa trị cho bệnh nhân Covid-19. Cụ thể, sẽ có thêm 500 Euro tiền thưởng ngoài lương hàng tháng.
Trong khi đó ở Albania, Thủ tướng Edi Rama cho biết mức lương trả cho cán bộ y tế nước này sẽ tăng từ 450 Euro lên mức 1.000 Euro/ tháng.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tuần trước tuyên bố, bất kỳ y bác sĩ tham gia việc chạy chữa cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ được tăng thêm 10% lương. Đồng thời hủy thỏa thuận cho Đức thuê đội ngũ y bác sĩ.
Ngoài ra, sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại Serbia cũng được đưa ra, trong đó có việc cấm người dân ra ngoài vào ban đêm hay buộc những người già trên 65 tuổi phải ở trong nhà.
Nhà dịch tễ học Predrag Kon thuộc đội phòng chống Covid-19 của chính phủ Serbia nhận định rằng, việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp là nhằm mục đích tránh tình trạng các phòng khám bị quá tải và tạo áp lực đè nặng lên hệ thống y tế nước này.
Trong khi đó người đứng đầu bệnh viện trung ương tại Sarajevo thuộc Bosnia, ông Zlatko Kravic lại lo ngại về khả năng đối phó với dịch bệnh Covid-19 của nước này, bởi đội ngũ y tế Bosnia luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. “Chúng tôi sẽ cần thêm nhiều bác sĩ, đội ngũ y tế của chúng tôi cần được tăng ít nhất thêm 1/3″, ông Kravic nhận định.
Tuấn Trần
Pháp : Còn quá sớm để EU mở các cuộc đàm phán kết nạp các nước Balkan
Paris giữ quan điểm cứng rắn, phản đối các cuộc đàm phán kết nạp Bắc Macedonia và Albania vào EU, cảnh báo rằng Pháp sẽ không phê chuẩn các cuộc đàm phán cho đến khi EU cải cách chính sách.
Một quan chức Phủ Tổng thống Pháp ngày 15/10 cho biết còn quá sớm để mở đàm phán với các nước Balkan về việc gia nhập Liên minh châu Âu ( EU).
Tuy nhiên, quan chức trên cho biết thêm rằng Pháp muốn gửi đi một dấu hiệu "tích cực" tới các nước Balkan về triển vọng gia nhập EU về lâu dài của họ.
Paris giữ quan điểm cứng rắn, phản đối các cuộc đàm phán kết nạp Bắc Macedonia và Albania vào EU, cảnh báo rằng Pháp sẽ không phê chuẩn các cuộc đàm phán cho đến khi EU cải cách chính sách chấp nhận thành viên mới.
Bên cạnh Pháp, Hà Lan cũng chưa "sẵn sàng mở cửa" đón các thành viên mới trong bối cảnh liên minh còn tồn tại nhiều vấn đề chưa giải quyết như nạn tham nhũng hay bất đồng về quy định luật pháp giữa các nước Đông Âu như Romania, Hungary với sự đoàn kết của cả khối.
Theo giới chức EU, hai nước Bắc Macedonia và Albania đã đáp ứng các yêu cầu của EU liên quan tới các vấn đề cải cách để chuẩn bị cho kế hoạch gia nhập "ngôi nhà chung."
Việc Bắc Macedonia, một nước Cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư cũ, đồng ý đổi tên từ Macedonia trong năm nay, chấm dứt hơn hai thập niên tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi, đã dỡ bỏ được một rào cản đối với việc trở thành thành viên của EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuy nhiên, giới chức EU cảnh báo cho dù các cuộc đàm phán được khởi động, không có gì đảm bảo tiến trình này sẽ thành công và tiến trình cải cách tại Bắc Macedonia và Albania vẫn phải được tiếp tục thực hiện./.
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam )
Serbia, Albania và Bắc Macedonia nhất trí thành lập thị trường chung Thị trường chung này được xây dựng dựa vào các nguyên tắc tương tự như thị trường chung EU gồm: tự do hàng hóa, tự do dịch vụ, tự do dòng vốn và tự do di chuyển của con người. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, Thủ tướng Albania Edi Rama và Thủ tướng Bắc Macedonia Zoran Zaev. (Nguồn: EPA-EFE) Ngày 10/10, lãnh đạo...