Y tá Mỹ dương tính với corona sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Sau trường hợp một nam y tá có kết quả xét nghiệm dương tính dù đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19, Đài ABC của Mỹ nhắc nhở vắc xin không phải thần dược, và mọi người cần tiếp tục các biện pháp chống dịch.
Vắc xin ngừa COVID-19 phát triển chung bởi hãng Pfizer/ BioNTech được đưa tới hệ thống chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi New Jewish Home ở New York, Mỹ hôm 21-12 – Ảnh: REUTERS
Đài ABC (Mỹ) ngày 30-12 chia sẻ câu chuyện một y tá ở Mỹ có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính ngay sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Theo ABC, điều này nhắc nhở rằng các biện pháp rửa tay, giữ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong năm mới 2021.
Ông Matthew W. – một y tá 45 tuổi ở thành phố San Diego của Mỹ – được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) hôm 18-12. Ông cho biết tác dụng phụ duy nhất mà ông thấy là đau cánh tay.
6 ngày sau, sau khi làm việc tại một đơn vị điều trị COVID-19, ông Matthew ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi. Xét nghiệm của bệnh viện xác nhận ông đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19.
Video đang HOT
Bác sĩ Christian Ramers, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Các trung tâm y tế gia đình của San Diego (FHCSD), đánh giá đây là một kịch bản không ngờ.
Bệnh nhân không có khả năng chống COVID-19 ngay lập tức sau khi tiêm vắc xin. Bác sĩ Christian Ramers cho biết theo các cuộc thử nghiệm lâm sàng sẽ mất từ 10-14 ngày để người được tiêm vắc xin bắt đầu phát triển khả năng bảo vệ chống lại virus.
Thậm chí sau 10-14 ngày này, bệnh nhân vẫn cần tiêm liều vắc xin thứ 2 để đạt hiệu quả đầy đủ. “Chúng tôi nghĩ liều vắc xin đầu tiên cho khoảng 50% khả năng bảo vệ, và cần liều vắc xin thứ 2 để đạt mức 95%” – bác sĩ Ramers nói thêm.
Theo Đài ABC, một kịch bản khác là: Thời gian ủ bệnh của người nhiễm SARS-CoV-2 có thể tới 14 ngày, và nam y tá Matthew W. đã bị mắc COVID-19 trước khi được tiêm vắc xin vào ngày 18-12.
“Cả hai kịch bản này là thứ nhắc nhở rằng vắc xin không phải thuốc tiên. Thay vào đó, các chuyên gia nói rằng việc đẩy lùi COVID-19 sẽ tốn thời gian và cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp y tế cơ bản như giữ giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay” – Đài ABC viết.
Indonesia hoàn tất các thỏa thuận mua vaccine ngừa COVID-19
Ngày 29/12, tân Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đang hoàn tất các thỏa thuận mua vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và AstraZeneca (Anh), mỗi loại 50 triệu liều.
Hình ảnh minh họa vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Bộ trưởng Sadikin nêu rõ thỏa thuận với AstraZeneca sẽ được hoàn thành trước cuối năm nay, trong khi thỏa thuận với Pfizer sẽ được ký vào tuần đầu tiên của tháng 1/2021. Trong chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Indonesia ưu tiên 1,3 triệu nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. Theo ông Sadikin, đây là lực lượng quan trọng nhất trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này.
Dự kiến, vaccine của AstraZeneca sẽ được chuyển đến Indonesia vào quý II/2021 và vaccine của Pfizer có mặt vào quý III.
Trước đó, ngày 16/12, Tổng thống Joko Widodo thông báo Indonesia sẽ cung cấp miễn phí vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Giữa những lo ngại về tính an toàn của vaccine, Tổng thống Widodo cho biết ông sẽ là người được tiêm đầu tiên để công chúng có thể an tâm và tin tưởng về vaccine phòng căn bệnh hô hấp nguy hiểm này.
Mười tháng sau khi chính thức ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên, Indonesia đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Đông Nam Á với hơn 719.000 ca mắc và 21.400 ca tử vong. Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 75 triệu người trong vòng 8-9 tháng tới.
* Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) của Philippines cho biết nước này đã cho phép thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 của Janssen, công ty con của hãng Johnson&Johnson (Mỹ).
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/12, Giám đốc FDA Rolando Enrique Domingo cho hay các cuộc thử nghiệm có thể bắt đầu trong vài tuần tới. Hiện FDA vẫn đang xem xét đề nghị thử nghiệm giai đoạn cuối đối với vaccine ngừa COVID-19 của các công ty Sinovac và Clover của Trung Quốc.
Mặc dù đã tham vấn với nhiều nhà sản xuất vaccine, cho đến nay, Philippines mới chỉ ký một thỏa thuận cung ứng để có được 2,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do hãng dược AstraZeneca phát triển. Nước này có kế hoạch mua 25 triệu liều vaccine của công ty Sinovac với đơn hàng dự kiến bàn giao vào tháng 3/2021, cũng như đang đặt mục tiêu mua từ 4 triệu đến 25 triệu liều vaccine của hai công ty Moderna và Arcturus Therapeutics (đều của Mỹ).
Với 471.000 ca mắc COVID-19 và 9.000 ca tử vong, Philippines đã ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia.
* Cùng ngày 29/12, lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) bắt đầu tiêm những mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho các nhân viên y tế, đội phản ứng nhanh và các chỉ huy cấp cao, trong đó có Tướng Robert Abrams - người đứng đầu USFK.
Trong thông báo, quân đội Mỹ cho biết USFK triển khai tiêm chủng với vaccine của hãng dược Moderna (Mỹ) tại 3 cơ sở điều trị y tế của lực lượng này. Lầu Năm Góc đã chọn trụ sở USFK là một trong số 4 địa điểm ở ngoài lục địa Mỹ sẽ nhận được lô vaccine đầu tiên.
Theo USFK, sau đợt tiêm chủng này, sẽ có thêm nhiều chuyến vaccine đến Hàn Quốc để tiêm ngừa COVID-19 cho những người đủ điều kiện và mong muốn tiêm chủng.
Trước đó, ngày 25/12, Hàn Quốc đã cho nhập cảnh lô vaccine đầu tiên, là lô vaccine do Moderna sản xuất và dành cho USFK. Máy bay của công ty chuyển phát nhanh FedEx (Mỹ) chở theo lô vaccine được cho là gồm 1.000 liều đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Incheon, phía Tây thủ đô Seoul. Lô hàng này được bảo quản lạnh tại căn cứ Carroll ở phía Đông Nam quận Chilgok trước khi được phân phối tới 3 cơ sở điều trị của USFK.
EU bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Covid-19 Các bác sĩ, y tá và người cao tuổi trên khắp Liên minh châu Âu hôm nay được nhận những mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên. Dù vài nước như Đức, Hungary và Slovakia, đã bắt đầu tiêm vaccine sớm một ngày, việc 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) phối hợp cùng khởi động chiến dịch tiêm chủng Covid-19 nhằm...