Y tá Mỹ ám ảnh bệnh nhân Covid-19 chết vì không tiêm vắc xin
Quá ám ảnh vì chứng kiến nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong, chủ yếu là người chưa tiêm vắc xin, Nichole Atherton, nữ y tá ở Mỹ phải xin nghỉ việc.
Mỹ đang phải đối phó với làn sóng Covid-19 mới do biến chủng Delta gây ra (Ảnh minh họa: Reuters).
Năm ngoái, Nichole Atherton, nữ y tá của khoa hồi sức, cấp cứu tại một bệnh viện ở Mississippi (Mỹ), cảm thấy bất lực khi nhìn hàng loạt bệnh nhân Covid-19 qua đời trong sự đau đớn và cô đơn. Đến tháng 7 năm nay, cô lại một lần nữa chứng kiến làn sóng bệnh nhân Covid-19 tử vong, mặc dù hầu hết họ đã có thể tự cứu được mình bằng cách tiêm chủng vắc xin.
“Mọi người muốn tranh luận về khẩu trang, về vắc xin và về sự tự do. Nhưng tôi chỉ không muốn thấy ai phải chết nữa. Tôi đã thấy gương mặt của họ trong mỗi cơn ác mộng. Tôi cảm thấy như ác mộng không bao giờ kết thúc”, Atherton, nữ y tá 39 tuổi, chia sẻ trên Facebook cách đây vài ngày.
Mỹ đang phải đối phó với làn sóng Covid-19 mới, số ca nhiễm, số ca nhập viện và ca tử vong có xu hướng tăng do sự xuất hiện của biến chủng Delta. Nhiều nhân viên y tế cảm thấy kiệt sức đã tìm đến mạng xã hội để miêu tả lại thực tế đau lòng mà họ đang phải chứng kiến. Một số người coi đây là cách giúp họ giải tỏa phần nào áp lực, sự buồn lo trong cuộc chiến đối phó Covid-19. Trong khi đó, một số người muốn chia sẻ về sự tàn khốc của Covid-19 nhằm thuyết phục những người Mỹ hoài nghi nhìn nhận đại dịch một cách nghiêm túc.
“Tôi chỉ muốn mọi người biết rằng, đó là sự thật, nó rất đáng sợ và là một cuộc chiến đầy thách thức với chúng ta. Làn sóng đầu tiên đã rất đau lòng bởi nhiều người không thể làm gì khi phải rời xa người mà mình yêu thương. Còn bây giờ, chúng ta đã có thêm lựa chọn”, Atherton chia sẻ với Reuters qua điện thoại.
Số ca Covid-19 mới trong ngày ở Mỹ trong tuần này đã lên mức cao nhất 6 tháng. Khoảng một tuần trở lại đây, số ca nhiễm mới trong ngày trung bình khoảng 95.000 ca. Con số này cao gấp 5 lần so với cách đây chưa đầy một tháng.
Video đang HOT
Giới chức y tế Mỹ nói rằng, chủ yếu những ca mắc mới là người chưa tiêm chủng. Mỹ là một trong những quốc gia triển khai tiêm chủng sớm và nhanh nhất thế giới và hiện khoảng 50% dân số Mỹ đã được tiêm chủng đủ hai liều vắc xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, độ phủ vắc xin ở các bang không giống nhau, tỷ lệ tiêm chủng ở một số bang còn thấp.
Đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện tại 6 bang của Mỹ cho biết, nhân lực của họ đang cạn kiệt và mất tinh thần bởi quá tải với bệnh nhân Covid-19 chủ yếu là người chưa tiêm chủng.
Giới chức y tế đã tham gia vào các diễn đàn với nỗ lực ngăn chặn thông tin sai lệch, những hoài nghi về vắc xin. “Có quá nhiều thông tin sai lệch ngoài đó. Có thể nếu tôi nói với mọi người, họ sẽ hiểu những gì chúng tôi đối phó hàng ngày… nhưng họ lại không muốn nghe”, Tiya Curtis-Morris, nữ y tá cấp cứu và chăm sóc đặc biệt ở bang Louisiana, nói.
Trên Facebook, Curtis-Morris hối thúc mọi người nên đeo khẩu trang không nên chần chừ tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Theo nghiên cứu, các vắc xin hiện tại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì Covid-19.
Nghỉ việc vì quá sức chịu đựng
Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ cho 50% dân số, nhưng nhiều người ở Mỹ vẫn hoài nghi vắc xin Covid-19 (Ảnh minh họa: Getty).
Đầu tuần này, Kathryn Ivey, 28 tuổi, một nữ y tá khoa điều trị tích cực của một bệnh viện ở bang Tennessee, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc trên Twitter. “Lần này còn tệ hơn nhiều. Chúng ta vẫn đang gánh chịu nỗi đau và gánh nặng của năm vừa qua và cố gắng tìm một nơi nào đó để trút bỏ tất cả sự tức giận này. Thế nhưng, bệnh nhân vẫn không ngừng chuyển đến. Việc này lẽ ra đã có thể tránh được”, Ivey viết.
Ivey cho biết, cô chia sẻ cảm nghĩ của mình trong những bài viết trên mạng xã hội với hy vọng có thể giải tỏa cho chính mình. Cô cho biết, mỗi ngày, có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 trẻ nhập viện nơi cô làm, và hầu như là người chưa tiêm chủng.
Cô không hy vọng nhiều những dòng tâm sự của cô có thể tạo ra một sự thay đổi lớn. Cô nói, những người còn hoài nghi về vắc xin chỉ thay đổi suy nghĩ khi họ thực sự chứng kiến người thân của họ vật lộn với Covid-19.
“Điều khiến tôi đau lòng là nhiều người cần phải nếm trải sự tổn thương mới chịu hiểu điều này. Tôi nghĩ nếu họ thực sự hiểu về Covid-19, họ sẽ không mạo hiểm”, Ivey nói.
Trên Facebook, trong tuần này, y tá Atherton đã miêu tả chi tiết việc một người phụ nữ chưa tiêm chủng vắc xin phải vật lộn để giữ lấy hơi thở và cảm thấy lo sợ để lại 2 con nhỏ.
Có thời điểm, nữ bệnh nhân tuyệt vọng muốn uống một ngụm nước và Atherton đồng ý gỡ máy thở trong vài giây để bệnh nhân có thể uống nước. Ngay sau đó, nữ bệnh nhân được đặt nội khí quản và gặp gia đình lần cuối qua một cuộc gọi video.
“Tôi day dứt rằng nếu như tôi không đồng ý để cô ấy nhấp một ngụm, thì có thể cô ấy vẫn còn sống. Lý trí cho tôi bệnh tình của bệnh nhân đã quá nặng, khó qua khỏi, nhưng lương tâm tôi vẫn không khỏi day dứt”, Atherton viết.
Sau những chia sẻ của Atherton, một số người đã nhắn tin nói với cô rằng họ sẽ tiêm chủng. Với Atherton, việc chứng kiến quá nhiều người chết vì Covid-19 đã khiến cô rất áp lực và quyết định nghỉ việc. Cô dự định sẽ làm y tá ở một cơ sở y tế nào khác, chỉ đơn giản là vì cô không thể chịu đựng thêm được nữa việc chứng kiến những người ở quê nhà của cô qua đời vì Covid-19.
Bị sa thải vì chưa tiêm vaccine vẫn đi làm
Hãng tin CNN sa thải ba nhân viên chưa tiêm vaccine Covid-19 song vẫn tới văn phòng làm việc bất chấp quy định.
"Trong tuần qua, chúng tôi đã nhận thông tin về ba nhân viên vẫn đến văn phòng dù họ chưa tiêm vaccine Covid-19. Cả ba đều đã bị chấm dứt hợp đồng. Hãy để tôi nói rõ, chúng tôi không có chính sách khoan nhượng cho vấn đề này", chủ tịch hãng tin CNN Jeff Zucker gửi thông báo tới nhân viên hôm 5/8.
Zucker cho biết thêm CNN sẽ thay đổi ngày đi làm trở lại, từ 7/9 như dự định sang giữa tháng 10, trong bối cảnh các ca nhiễm ở Mỹ đang tiếp tục gia tăng do biến chủng Delta hoành hành.
Sinh viên Đại học Memphis tại bang Tennessee, Mỹ, được tiêm vaccine Covid-19 hôm 22/7. Ảnh: Reuters .
Hành động sa thải nhân viên của CNN cho thấy nhiều công sở đang quyết liệt vấn đề tiêm vaccine Covid-19 với người lao động khi họ chuẩn bị quay lại làm việc. Một số ngành nghề, đặc biệt là bệnh viện và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đều bắt buộc nhân viên phải tiêm chủng.
Các công ty lớn như Google, Disney cũng đề nghị nhân viên phải tiêm vaccine Covid-19 trước khi quay lại làm việc. Tổng thống Joe Biden trong khi đó đề nghị các nhân viên liên bang hoặc tiêm chủng hoặc tuân thủ nghiêm ngặt quy định xét nghiệm nCoV hàng tuần.
Bất chấp nhiều lời phàn nàn, chỉ trích về yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine, các chuyên gia y tế tin rằng nhiều doanh nghiệp sẽ bắt đầu thực hiện yêu cầu này để đảm bảo không để dịch bùng phát tại nơi làm việc.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 36,3 triệu ca nhiễm và hơn 630.000 ca tử vong do nCoV. Nước này đã tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng hơn 57,6% dân số, trong đó hơn 49% được tiêm đầy đủ.
Mỹ vứt bỏ hàng triệu liều vaccine Covid-19 Thống kê từ 10 bang cho thấy Mỹ đã lãng phí hơn một triệu liều vaccine Covid-19 kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng 12/2020. Tại bang Georgia, hơn 110.000 liều vaccine Covid-19 đã bị tiêu hủy, trong khi giới chức Ohio thông báo hơn 370.000 liều vaccine của họ được các nhà cung cấp thông báo không thể...