Y tá bế trẻ ra khỏi phòng sinh, 3 kiểu người không nên là người đầu tiên bế bé
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, tốt nhất 3 kiểu người sau không nên trực tiếp bế em bé sơ sinh.
Trải qua ca vượt cạn đau đớn, người mẹ hầu như được giữ lại để chăm sóc và hoàn tất các thủ tục sinh nở, em bé được y tá bế ra ngoài trước cho người nhà nhìn mặt. Vì vậy, người bế em bé đầu tiên sau khi bé chào đời chắc chắn không phải là mẹ mà là một người thân trong gia đình.
Tuy nhiên lúc mới chào đời, sức khỏe bé sơ sinh còn rất non nớt, bé chưa kịp thích nghi với không gian ngoài bụng mẹ nên dễ bị ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bé, 3 kiểu người sau không nên là người đầu tiên bế bé.
1. Người hút thuốc lá
Đại đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được mối nguy hiểm của thuốc lá và khói thuốc lá. Bản thân những người hút thuốc lá chỉ hút 10% số chất độc hại còn lại 90% sẽ được thải ra không khí. Số lượng này sau đó sẽ gắn liền vào với quần áo, tóc và da của người hút thuốc và tác hại của những chất gây hại này đối với con người là rất lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh hấp thụ oxi qua nhau thai trong cơ thể mẹ và sau khi chào đời sẽ thở bằng phổi. Vì thế, bé có nhu cầu thở nhiều không khí hơn người lớn. Nếu người đầu tiên bế, tiếp xúc với trẻ sơ sinh trong một không gian hạn chế, bé sẽ dễ dàng hít phải các chất độc có hại này và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu người hút thuốc tiếp xúc gần với trẻ sơ sinh sẽ lại càng độc hại hơn nữa. Vì thế những người hút thuốc không nên là người đầu tiên bế trẻ sơ sinh. Những ngày về sau, nếu muốn tiếp xúc gần bé thì cần hạn chế hút thuốc, thay áo quần, tắm rửa sạch sẽ trước khi bế em bé.
2. Người ốm
Video đang HOT
Người ốm, đặc biệt là người mắc bệnh truyền nhiễm cũng không phải là đối tượng tốt để bế trẻ sơ sinh.
Người ốm thường mang nhiều vi trùng còn trẻ sơ sinh thì khả năng miễn dịch, sức đề kháng kém nên dễ bị các con virus, vi trùng, vi khuẩn xâm nhập và gây hại đến sức khỏe.
Vì vậy, người nào ốm, mắc các bệnh truyền nhiễm nên tự giác tránh xa các bé sơ sinh.
3. Những người già
Người già chân tay thường yếu, run rẩy và dễ làm rơi bé. Nếu muốn bế bé sơ sinh nên tìm cho mình một chỗ ngồi vững chãi, bế đúng cách để không làm tổn thương bé sơ sinh còn non nớt vừa chào đời.
Cách sơ cứu hiệu quả khi bị xước giác mạc
Các loại dị vật như bụi, hạt cát hoặc côn trùng nhỏ khi bay vào mắt sẽ bám, dính trên giác mạc. Nếu điều trị không kịp thời và đúng cách có thể khiến người bệnh bị tổn thương mắt vĩnh viễn. Hãy bỏ túi những cách sơ cứu hiệu quả khi không may bị xước giác mạc.
Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, nó đóng vai trò quan trọng như tấm chắn bảo vệ đồng thời kết hợp với thủy tinh thể, đồng tử tập trung ánh sáng nhìn từ hình ảnh được truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu.
Các vấn đề trầy xước ở giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào trong hoạt động thường ngày như vận động, đi đường, khi sửa chữa hoặc chỉ vô tình chạm mạnh vào giác mạc.
1. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị xước giác mạc
Thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xước giác mạc. Nhưng nguyên nhân chính khiến tình trạng xước giác mạc xảy ra do dị vật bay hoặc bám vào mắt.
Những dị vật có thể bám vào mắt và gây tổn thương đến giác mạc, xước giác mạc như: hạt bụi, hạt cám,... Thậm chí khói thuốc lá hay thói quen đeo kính sát tròng trong thời gian dài, việc chà xát mắt hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra tình trạng xước giác mạc.
Ngoài ra, khả năng bị trầy xước giác mạc hoặc các dị vật bay vào mắt sẽ tăng cao nếu đeo kính áp tròng, khi làm việc trong các môi trường chứa nhiều khói bụi như xưởng gỗ, xưởng dệt may,... mà không sử dụng kính bảo hộ. Khi sống trong môi trường ô nhiễm.
Dị vật bám vào mắt gây trầy xước giác mạc - Ảnh Internet
Thậm chí, nhiều trường hợp vẫn có thể bị xước giác mạc ngay trong các hoạt động hàng ngày như: chơi các môn thể thao bóng rổ, bóng đá, đi đường, vô tình chạm tay lên giác mạc. Giác mạc còn bị tổn thương bởi hóa chất, chất tẩy rửa trong gia đình khi vô tình bị bắn vào mắt.
2. Hướng dẫn sơ cứu người bệnh bị trầy xước giác mạc đúng cách
Khi bệnh nhân bị trầy xước giác mạc, cần lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kịp thời được bác sĩ thăm khám.
Các bước nên thực hiện ngay sau khi bị xước giác mạc:
- Nhanh chóng lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ đầy cốc hoặc một chiếc li sạch, nhỏ và đặt tì cốc vào xương nền hốc mắt sau đó chớp mắt nhiều lần để dị vật bay vào mắt bị trôi ra theo làn nước.
- Trường hợp bị trầy xước ở mắt nơi không có nước muối bạn có thể cho vòi nước ấm chảy qua mắt hoặc để bắn vào mắt rồi rửa mặt làm trôi dị vật.
- Thực hiện sơ cứu xong, mắt có cảm giác đỡ cộm, đỡ đau thì nên tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt và băng bó mắt kín lại. Việc sử dụng kháng sinh mỡ giúp làm liền vết xước giác mạc.
Lưu ý khi thực hiện sơ cứu mắt:
- Sau khi tra thuốc mỡ mà mắt vẫn chưa đỡ, tình trạng mắt khó mở, đau xót và chảy nước mắt giàn giụa vẫn diễn ra hay đau chói thì bạn cần lập tức đến bệnh viện để kiểm tra mắt của mình. Trong trường hợp nặng tổn thương mắt không đơn giản là trầy xước giác mạc mà có thể xảy ra những trường hợp nặng hơn.
Sử dụng nước muối để rửa sạch mắt làm trôi dị vật ra ngoài - Ảnh Internet
- Tuyệt đối tránh dụi mắt nếu trong mắt có dị vật vì có thể tổn thương mắt và dị vật làm trầy xước giác mạc của mắt. Tránh đụng, chạm hoặc ấn vào mắt vì dị vật có thể gây xước giác mạc nặng hơn.
- Không đụng vào nhãn cầu bằng bông, gạc, nhíp hay bất cứ dụng cụ nào vì hành vi này có thể làm vết trầy xước giác mạc trở nên trầm trọng hơn.
Đối với những trường hợp bị xước giác mạc nhẹ thường có thể tự khỏi trong vòng 24h đến 48h.
3. Cách điều trị xước giác mạc
Để điều trị xước giác mạc, bác sĩ sẽ khám mắt và đưa ra đánh giá về tổn thương của mắt xem mắt có vật lạ nằm dưới mi mắt hay không.
Bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc nhuộm màu vàng cam phết lên mắt giúp bác sĩ nhìn rõ hơn vết trầy xước. Sau khi kiểm tra kỹ tình trạng tổn thương giác mạc bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt.
Đa số các vết thương về trầy xước giác mạc đều có thể tự lành từ 1 đến 3 ngày.
Lưu ý đối với người sử dụng kính áp tròng cần thận trọng vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao và cao hơn những người khác. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra lời khuyên rằng bạn nên ngưng đeo kính áp tròng vài ngày đặc biệt khi đang điều trị vết xước với thuốc nhỏ mắt.
Khói thuốc lá hay nicotin chính là yếu tố gây nên bệnh ung thư? Mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc mới và khoảng 114.000 người tử vong vì ung thư; trong đó ước tính có khoảng 1/3 các trường hợp là do có liên quan đến sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá. Người dân hút thuốc lá điện tử tại Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế...