Ý nhờ Trung Quốc giải vây tài chính
Đến lượt Ý buộc phải tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại châu Âu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ.
Ngày 13.9, AFP dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Tài chính Ý thừa nhận Bộ trưởng Giulio Tremonti đã gặp gỡ một phái đoàn Trung Quốc hồi tuần trước nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn tài chính đang đè nặng. Rome đang đề nghị Bắc Kinh mua một lượng lớn trái phiếu nhà nước đồng thời cho phép doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh chiến lược của Ý, theo báo Financial Times.
Hiện trạng tài chính Ý buộc Bộ trưởng Tremonti thay đổi thái độ với Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trong phái đoàn Trung Quốc đến Rome gặp ông Tremonti hồi tuần trước có Chủ tịch Lâu Kế Vĩ của Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC). Đây là một trong những quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, quản lý một phần kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc. Ước tính CIC có đến 400 tỉ USD giá trị tài sản. Cũng theo Financial Times, vài tuần trước, các quan chức Ý đã có mặt tại Bắc Kinh để gặp gỡ đối tác CIC và Cơ quan Quản lý ngoại hối của Trung Quốc (Safe). Giới hữu trách cho hay những cuộc thương thảo sẽ tiếp tục diễn ra nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Ý là nền kinh tế lớn thứ ba trong nhóm các nước sử dụng đồng euro, chỉ sau Đức và Pháp. Tuy nhiên, nước này đang bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng nợ vốn đã quật ngã nhiều nước châu Âu như Hy Lạp, Iceland… Nợ công của Ý đã gấp 120% GDP (chỉ thua Hy Lạp) và chiếm đến 23% trong tổng số nợ công của EU. Vì thế, Rome buộc phải nhờ cậy Bắc Kinh, vốn tuyên bố luôn sẵn sàng hỗ trợ các nước EU gặp khó khăn.
Video đang HOT
Những diễn biến mới đánh dấu sự chuyển hướng về quan điểm của Chính phủ Ý. Bản thân Bộ trưởng Tài chính Tremonti từng nhiều lần cảnh báo về việc Trung Quốc đang “thực dân hóa ngược” châu Âu. Tuy nhiên, viễn cảnh kinh tế tài chính mờ mịt buộc ông Tremonti phải suy nghĩ lại.
Ý cũng không phải là thành viên EU duy nhất nhờ cậy Trung Quốc. Trước đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã liên tục công du châu Âu và đề nghị trợ giúp tài chính và tăng cường đầu tư đối với những nước đang gặp khó khăn như Hy Lạp, Hungary, Bồ Đào Nha, Iceland…
Nhiều chuyên gia đã bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh tận dụng cơ hội tăng cường hiện diện và ảnh hưởng ở châu Âu. Ở Hy Lạp đã xuất hiện ý kiến phản đối khi Công ty tàu thuyền Trung Quốc Cosco kiểm soát phần lớn cảng chiến lược Piraeus thông qua hợp đồng thuê trị giá hơn 4 tỉ USD trong vòng 35 năm, theo Reuters. Dư luận Iceland cũng xôn xao trước tin triệu phú Hoàng Nộ Ba, từng làm việc cho Ban Tuyên giáo trung ương Trung Quốc, muốn mua 300 km2 đất ở vùng đông bắc nước này. Một số chuyên gia nhận định nếu ông Hoàng mua được khu đất, Trung Quốc sẽ có cơ hội nắm được một vị thế chiến lược ở khu vực bắc Đại Tây Dương.
Theo Thanh Niên
Khủng hoảng nợ của Hy Lạp đang rất nguy hiểm
Khủng hoảng nợ của Hy Lạp đang gây nguy hiểm cho nền kinh tế của ít nhất 5 nước Liên minh châu Âu (EU) khác - người đứng đầu nhóm bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone cảnh báo, khi nhóm này chưa thỏa thuận được gói cứu trợ thứ 2 cho Hy Lạp.
Biêu tinh đa xay ra ơ Hy Lạp đê phan đôi chiến dịch thắt lưng buộc bụng của Thủ tướng George Papandreou.
Thủ tướng Luxembourg, ông Jean-Claude Juncker, cho biết Đức đang "đùa với lửa" với kế hoạch liên quan đến các chủ nợ tư trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng, sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng các nhà đầu tư tư nhân cần được khuyến khích chia sẻ một số gánh nặng nợ Hy Lạp bằng cách cho phép nước này có thêm thời gian trả nợ.
Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker cho biết, trừ phi được quản lý đúng cách, cuộc khủng hoảng "có thể lây truyền sang Bồ Đào Nha và Ireland, và sau đó là Bỉ và Italia vì gánh nặng nợ nần cao ở các nước đó, thậm chí vi phạm trước cả Tây Ban Nha".
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders cảnh báo Hy Lạp phải được cứu trợ tài chính một lần nữa, nếu không, châu Âu có nguy cơ sẽ đối mặt với các rắc rối lớn hơn từ một hiệu ứng đôminô.
Hiện các chính trị gia trong lẫn ngoài Hy Lạp đang vội vã tiếp cứu quốc gia nhiều công nợ này, hy vọng vấn đề của Athens sẽ không lôi kéo cả châu Âu vào một cuộc khủng hoảng to lớn hơn.
Các bộ trưởng tài chính khối sử dụng đồng euro dự kiến sẽ ra các khoản cho vay 12 tỷ euro vào cuối ngày 19/6. Nhưng hôm qua, sau hai ngày họp tại Luxembourg, bộ trưởng tài chính các nước khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức liên quan đến gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp và tiếp tục gây sức ép yêu cầu Athens áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ.
Các khoản vay 12 tỷ euro là đợt mới nhất trong gói cứu trợ của EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), được đồng ý hồi tháng 5/2010, với tổng trị giá là 110 tỷ euro. Hy Lạp cần từ IMF 12 tỷ euro và khoản vay từ EU nhằm tránh bị vỡ nợ đối với các khoản đến hạn phải trả trong vài tháng tới. Nhưng tiền được cung cấp với điều kiện chính phủ phải thực hiện một loạt cải cách đau đớn trong nước, vốn đã gây ra cuộc đình công toàn quốc, cùng các cuộc biểu tình bạo lực và bạo loạn trên đường phố thủ đô.
Nhưng nhiều người nghi ngờ về việc liệu con số đó có đủ để cứu nền kinh tế của đất nước hay không. Hàng nghìn người biểu tình đã tuần hành trước tòa nhà quốc hội Hy Lạp để bày tỏ sự tiếp tục tức giận trước chiến dịch thắt lưng buộc bụng của Thủ tướng George Papandreou, vốn sẽ dẫn tới những cắt giảm đáng kể các dịch vụ công cộng và việc phải bán đi các doanh nghiệp nhà nước.
Trong cuộc cải tổ nhân sự ngày 17/6, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã chỉ định đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Evangelos Venizelos làm Bộ trưởng Tài chính mới, trong nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng.
Theo Dân Trí