Ý nghĩa của nghi thức Tắm Phật trong lễ Phật Đản
Lễ Tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ Phật Đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Đây là hành động tỏ lòng tôn kính, hân hoan của Phật tử chúng sinh đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ.
Nghi thức tắm Phật được thực hiện tại chùa Tam Chúc (Ảnh minh họa: Người đưa tin)
Ý nghĩa của nghi thức Tắm Phật trong lễ Phật Đản
Lễ Tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ Phật Đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo khắp nơi. Đây là một nghi thức trang nghiêm không thể thiếu trong mỗi mùa Phật Đản nhằm thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của Phật tử và chúng sinh với Chư Phật.
Nguồn gốc nghi thức Tắm Phật
Nguồn gốc của lễ Tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Mặc dù có nhiều biến thể khác nhau nhưng hầu hết các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng, khi Hoàng Hậu Ma-da đản sanh Thái Tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho Hoàng Hậu và Thái Tử.
Có lẽ chính truyền thuyết này cùng với sự cung kính của chư thiên với sự kiện Đản sanh của Thái Tử đã tạo cảm hứng để cứ mỗi mùa Phật Đản, người Phật Tử thường tôn kính đặt tượng Đản sanh trong bồn hoặc thau sạch, quí, đặt trong điện thờ Phật hoặc nơi trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để thực hiện lễ Tắm Phật.
Tuy chưa thể xác định được thời điểm cụ thể khi lễ Tắm Phật bắt đầu xuất hiện ở Ấn Độ nhưng quốc gia này là nơi khởi nguồn lễ Tắm Phật, sau đó lan truyền tới các quốc gia Phật giáo khác. Ở Việt Nam, đây cũng là một trong những nghi thức thiêng liêng được thực hiện hàng năm trong lễ Phật Đản. Khi làm lễ Tắm Phật, Tăng ni Phật tử thường đọc bài chú như sau:
Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu
Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân
Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh
Sa La thọ gian vị tằng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết
Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát
Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt
Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai
Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát
Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: Phật giáo Việt Nam)
Ý nghĩa lễ Tắm Phật
Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối với Đức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự mang lại cho họ một niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài.
Mỗi khi dâng một nén hương, một đóa hoa, một phẩm vật lên Đức Phật, hay khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để mỗi người quay về với chính mình, hầu tự sách tấn, tự trang nghiêm cho bản thân bằng hương đức hạnh, bằng hoa trí tuệ, và bằng nước nhẫn nhục, từ ái, tùy thuận thích ứng với mọi nhân duyên, ngay cả chướng duyên để hướng đến một nếp sống hướng thượng, tỉnh giác.
Những người tham dự lễ Tắm Phật đang phát tâm Bồ đề hướng về Phật để tâm họ thanh tịnh, bình yên, xa rời những mưu cầu tầm thường của cuộc sống. Thân tâm có thanh tịnh thì công đức mới tích tụ. Thân tâm ô uế thì không thể nào tu tạo được công đức.
Sau lễ Tắm Phật, nhiều Phật tử chia nhau nước Tắm Phật để uống hoặc vẩy nước lên người người khác để bày tỏ mong muốn gột sạch được những phiền não của cuộc đời, cho thân tâm được vui vẻ, trong sạch.
Theo Đời sống & Pháp lý
Sống hơn nửa đời người, cuộc sống dạy tôi: Mỗi người đều có tiết tấu riêng, nhanh cũng được, chậm cũng chẳng sao, quan trọng là "tinh thần thép"
Sự bình tĩnh, thong thả là sự kiên cường của một người, đồng thời cũng là một khả năng của mỗi người.
Con người ta khi bước vào tuổi trung niên, trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, mặc dù càng hiểu hơn thế nào là "sống đẹp", nhưng trách nhiệm cũng ngày một nặng hơn: công việc, tình cảm, áp lực lớn, khó tránh được phiền não.
Việc cần giải quyết nhiều, việc dễ có, việc khó cũng không ít, nhưng phàm là việc gì, càng gấp gáp thì càng to chuyện.
Học cách xử lý khôn ngoan hơn thì làm việc sẽ càng thuận lợi hơn.
1. Càng là việc khó càng nên khoan dung
Thế nào là việc khó? Đó là việc khiến mọi người lo lắng, việc rối rắm và khó quyết định.
Càng gặp khó khăn, bạn càng phải học cách thư giãn, bình tĩnh lại.
Câu chuyện Nhan Hồi (học trò cưng của Khổng Tử) cãi nhau với người mua mũ ở chợ là một bài học quý báu.
Người mua vải khăng khăng đòi: "3*8=23 đồng. Nếu tôi sai, tôi sẽ chặt đầu cho anh xem".
Nhan Hồi lại cho rằng: "3*8=24 đồng. Nếu tôi sai, tôi sẽ cho không anh một chiếc mũ."
Cả hai người đều không ai phục ai, liền tìm người đánh giá.
Hai người họ tìm tới Khổng Tử, Khổng Tử sau khi hiểu tình huống đã nói: "3*8 chính xác bằng 23, Nhan Hồi, con thua rồi, mau đưa mũ cho anh ta."
Nhan Hồi vừa tức giận vừa bất lực, mặt khó hiểu nhìn Khổng tử.
Khổng tử Nhìn người mua mũ đi khuất rồi mới nói: "Con thua thì chỉ thua một chiếc mũ, nhưng anh ta thua là thua cả một mạng người."
Nhan Hồi bỗng nhiên ngộ ra.
Khi gặp phải chuyện rối rắm, con người ta dễ đặt lợi ích của bản thân mình lên đầu từ đó không nhìn được toàn diện sự việc.
"Nhất diệp tế mục, bất kiến Thái sơn", chỉ vì một chi tiết nhỏ mà không nhận ra toàn cục, rất dễ khiến ta đi vào bế tắc, vào ngõ cụt.
Bạn bè khiến bạn tức giận, bạn có nên tha thứ cho họ không? Nếu tha thứ, họ có được nước lấn tới, nhưng nếu không thì có khi nào làm ảnh hưởng đến tình cảm hai bên?
Sở dĩ nó rối rắm như vậy chẳng phải là vì bạn quá tính toán đến sự được mất của bản thân ư?
Nếu có thể khoan dung hơn, mở mắt nhìn xa hơn một chút, nghĩ đến toàn cục, nhìn xa trông rộng, bạn có thể nhận được nhiều năng lượng tích cực hơn, tính tình cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Tâm, nếu cứ tính toán thì làm gì cũng khó.
Tâm nếu khoan dung, thì đâu đâu cũng là đường lớn.
Những người hiểu đại cục đều là những người khoan dung đại lượng, không tính toán.
Cũng giống như nhà viết kịch nổi tiếng Victor Hugo viết: "Trên thế giới này, thứ bao la nhất là đại dương, rộng lớn hơn đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người."
Nếu tâm đủ khoan dung thì trên đời sẽ chẳng còn chuyện gì khó.
2. Càng là việc gấp càng cần thong thả
Cuộc sống giống như đại dương, không thể lúc nào cũng sóng yên biển lặng, càng khó tránh khỏi những ngọn sóng lớn ập đến bất ngờ, khiến ta không kịp trở tay.
Rất nhiều người khi gặp phải một vấn đề cấp bách nào đó liền hoảng loạn, một khi hoảng loạn, đầu óc sẽ trống rỗng, đầu óc đã trống rỗng thì xử lý việc lại càng rối hơn, cuối cùng, vấn đề không những không được giải quyết mà thậm chí còn đi theo hướng tồi tệ hơn.
Đột nhiên nhận được tin có việc gấp cần đi giải quyết ngay. Những thứ đáng lẽ cần mang đều đã chuẩn bị rồi nhưng trong lúc vội vã lại vô thức để cái chứng minh thư lên bàn, đợi đến lúc đi ra ngoài rồi mới nhớ ra thì đã không kịp.
Thấy đứa nhỏ đang đứng trên ghế với lấy đồ ăn, tay lại sắp chạm vào bình nước nóng bên cạnh, thấy vậy vội vàng hét lên, kết quả là đứa nhỏ sợ quá giật mình và ngã xuống đất.
Việc nhiều, việc này làm không kịp, việc kia cũng chưa xong, nhưng trong đầu lúc nào cũng muốn thật nhanh làm cho xong hết, càng nghĩ càng vội càng, càng không tập trung được tinh thần, càng dễ đánh mất đi sự nhẫn nại, kết quả là việc này chưa xong, việc kia cũng chưa hoàn thành.
Có một lần Đức Phật đi bộ từ một ngôi làng sang ngôi làng khác cùng với vài đệ tử của mình. Trên đường đi, họ bắt gặp một giếng nước, Đức Phật và các đệ tử đã dừng lại nghỉ chân ở đó. Bỗng nhiên, Ngài nói với một trong các đệ tử: "Ta khát nước quá, con hãy đi lấy một ít nước cho ta uống".
Người đệ tử nghe xong liền chạy tới chỗ hồ nước. Tuy nhiên, khi đến đó anh ta nhìn thấy có rất nhiều người đang giặt quần áo dưới hồ, thậm chí còn có một chiếc xe bò đi qua hồ, nước trong hồ trở nên đục ngầu, nhìn rất bẩn.
Đồ đệ của Đức Phật nghĩ: "Nước bẩn như thế này làm sao ta có thể đem cho Đức Phật uống được?" Nghĩ vậy, anh ta quay trở lại nơi cả đoàn đang nghỉ ngơi và nói với Đức Phật: "Thưa Ngài, nước trong hồ rất bẩn và đục. Con nghĩ nó không uống được đâu".
Đức Phật từ tốn trả lời: Vậy thì chúng ta hãy nghỉ ngơi ở đây một lát. Sau khoảng nửa tiếng đồng hồ, Đức Phật lại yêu cầu người đệ tử ban nãy quay lại hồ và lấy nước về uống.
Người đệ tử tuân lệnh và lập tức chạy lại chỗ hồ nước. Lần này anh ta rất ngạc nhiên khi nước trong hồ đã sạch sẽ và trong veo. Bùn bẩn đã lắng xuống đáy hồ và nước lúc này đã hoàn toàn có thể uống được. Anh ta múc nước vào bình rồi mang đến chỗ Đức Phật.
Lúc bấy giờ Đức Phật mới nhìn vào nước trong bình, sau đó nhìn vào người đệ tử và nói: "Các con hãy nhìn xem, nếu cứ để nước ở đó thì bùn sẽ tự lắng xuống. Con sẽ có nước sạch để uống mà không cần đến bất cứ nỗ lực hay khó khăn nào cả".
Sự bình tĩnh, thong thả là sự kiên cường của một người, đồng thời cũng là một khả năng của mỗi người.
3. Càng là chuyện quan trọng càng phải bình tĩnh
Mọi việc trên thế giới này, dù có lớn đến đâu chăng nữa, thì về mặt đạo lý cũng đều có chỗ đúng chỗ sai, chỉ cần ghi nhớ điều này đi xử lý là sẽ ổn thỏa.
Việc dù có phức tạp đến đây cũng đều hàm chứa một bản chất đơn giản bên trong. Vì vậy, nếu bạn gặp việc lớn, đừng để sự hoang mang và sợ hãi ảnh hưởng đến phán đoán của bạn.
Không biết bạn đã từng trải qua những điều như này chưa?
Rõ ràng là sở trường của mình nhưng khi gặp chuyện, vì lo lắng, áp lực mà không phát huy được như ngày thường.
Đi thi lấy bằng lái xe, vừa lên xe liền lo lắng, tim đập liên hồi, đến cái cửa dễ nhất cũng trở nên khó khăn.
Bình thường thì nói năng không ai bằng nhưng cứ đứng trước nhiều người nói là đầu óc lại trống rỗng, ấp a ấp úng.
Gặp phải chuyện quan trọng liền lo lắng thường là bởi kì vọng của bạn đối với chính mình quá cao, thậm chí không cho phép mình xảy ra sai xót, hoặc bởi sỹ diện, hiếu thắng, sợ mọi người có cái nhìn khác về mình
Sự lo lắng thích hợp có thể khiến ta xử lý việc có hiệu quả hơn, nhưng lo lắng quá mức lại càng dễ ảnh hưởng đến sự phát huy của bản thân.
Có một bài trắc nghiệm như sau:
Ba người thi nhau chạy qua một hẻm núi, cây cầu bắc qua hẻm núi là một cây cầu được làm bằng dây thừng.
Che mắt của một người, bịt tai của một người, người còn lại được đi bình thường.
Kết quả là, người bịt mắt vì không thấy được độ cao, người bịt tai vì không thể nghe thấy tiếng sóng ầm ầm bên dưới, nên đều đi được qua cầu một cách thuận lợi.
Còn người còn lại lại run rẩy vì sợ hãi, đi chậm đã không nói làm gì, anh ta còn suýt nữa bị rơi xuống dưới.
Có thể thấy rằng có một tâm thái bình thản, vững vàng quan trọng đến nhường nào.
Hãy nhớ rằng, đời người là một đường chạy bền dài, không cần gấp cũng đừng hoang mang.
Theo guu.vn
Ảnh, clip : Lễ tắm Phật, thả bóng bay cầu nguyện hòa bình thế giới Nghi lễ tắm Phật đã được BTC Đại lễ Phật đản Vesak 2019 tổ chức sáng nay (12.5) tại lễ đài điện Tam Thế, điện Thích Ca, điện Quan Âm, Chùa Tam Chúc (Hà Nam). Tiếp đó là nghi thức phóng sinh chim bồ câu và thả bóng bay cầu nguyện hòa bình. Ảnh, clip: Lễ tắm Phật, thả bong bóng cầu nguyện...