Ý nghĩa của logo các thương hiệu xe nổi tiếng trên thế giới
Logo thương hiệu luôn là thứ gây ấn tượng với mọi người dù chỉ cần nhìn qua một chiếc ôtô. Tuy vậy, chưa chắc bạn có thể hiểu hết được ý nghĩa đằng sau chúng.
Acura
Dù logo của thương hiệu xe thuộc sở hữu của Honda này có thể dễ dàng nhận ra là một chữ A cách điệu; nhưng thực tế, biểu tượng của Acura ám chỉ một công cụ kẹp để đo độ dày – cho thấy mức độ kỹ thuật xuất sắc mà họ cố gắng tạo ra cho từng sản phẩm của mình. Khi nhìn kỹ, cũng có thể thấy nó gần giống một chữ H, ám chỉ sự liên kết với công ty mẹ – Honda.
Audi
Nhà sáng lập August Horch đã rời công ty với việc không được phép sử dụng thương hiệu “Horch” của mình. Nhưng con trai ông đã gợi ý tên “Audi” cho công ty mới. “Horch” trong tiếng Đức có nghĩa “lắng nghe” và “audi” là từ trong tiếng Latin có nghĩa tương tự.
Tuy nhiên, logo của Audi lại khá thú vị khi gồm 4 vòng tròn lồng vào nhau đại diện cho 4 hãng xe: Audi, DKW, Horch, và Wanderer hợp nhất tạo thành Liên minh Audi (Audi Union). Logo có màu bạc giống với màu của giải đua xe ở Đức.
Bentley
Chữ B trong logo khá dễ hiểu, đó là đại diện cho Bentley. Hãng xe bắt đầu nền tảng sản xuất của mình bằng việc chế tạo động cơ máy bay trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, vì vậy đôi cánh trong logo có thể đại diện cho điều này. Thực tế, số lượng lông vũ ở hai cánh không đồng đều, và trong lịch sử đã nhiều lần Bentley thay đổi con số đó.
BMW
BMW là tên viết tắt của Bayerische Motoren Werke trong tiếng Đức (hay Bavarian Motor Works trong tiếng Anh). Điều thú vị là hãng xe này hiện này đang sử dụng tên Đức để quảng cáo trên rất nhiều phương tiện truyền thông kể cả ở các nước không sử dụng tiếng Đức. Logo của BMW được giải thích: vòng trong đen bên ngoài đến từ công ty logo của công ty tiền nhiệm của BMW – Rapp, trong khi vòng tròn hình ca-rô màu xanh và trắng bên trong đại diện cho cờ của xứ Bavaria.
Chevrolet
Video đang HOT
Logo “bowtie” được giới thiệu 2 năm sau khi công ty được thành lập. Biểu tượng này được truyền cảm hứng từ một thiết kế mà Louis Chevrolet (đồng sáng lập hãng Chevrolet) đã nhìn thấy trên một quảng cáo ở tờ báo địa phương, gần giống với công ty Coalettes.
Ford
Biểu tượng hình bầu dục của Ford được sử dụng lần đầu vào năm 1927, trong đó bao gồm chữ ký của nhà sáng lập của công ty – Henry Ford – và vẫn là logo ít thay đổi nhất từ khi ra đời.
Hyundai
Dù logo của Hyundai nhìn gần giống chữ H cách điệu, nhưng nó mang ít nghĩa lớn hơn nhiều. Đó chính là một cái bắt tay giữa người tiêu dùng và đại diện công ty, và phần của công ty nghiêng về phía người tiêu dùng.
Mazda
Tên thương hiệu của hãng xe Nhật này tới từ chính cái tên của Ahura Mazda, người sáng lập và là chúa của Hỏa giáo, một tôn giáo nổi bật của các nền văn hóa châu Á thời kỳ đầu. “Mazda” có nghĩa “trí khôn”, và cũng là một cách viết gần giống tên của nhà sáng lập hãng xe – Jujiro Matsuda.
Mazda đã từng có một số lần thay đổi logo trong lịch sử phát triển, và logo hiện tại được sử dụn bứt đầu từ năm 1996. Hình dáng của nó là chữ M nằm trong hình bầu dục, hình bầu dục ở bên ngoại đại diện cho mặt trời và chữ M là chữ bắt đầu của hãng xe – Mazda. Nó cũng có ý nghĩa như một đôi cánh dang rộng, tượng trưng cho sự tự do.
Mercedes-Benz
Tên của thương hiệu này được chia làm 2 phần, phần tên Mercedes đến từ con gái của Emil Jellinek – đối tác của Daimler. Phần tên Benz tới từ Karl Benz, nhà sản xuất xe hơi thật sự đầu tiên. Khi 2 công ty sát nhập vào năm 1926, Mercedes-Benz đã ra đời.
Logo của thương hiệu này có nguồn gốc từ một tấm bưu thiếp của Gottlieb Daimler (nhà sáng lập Daimler) gửi cho vợ ông vào năm 1870, trong đó ông đã đánh dấu nơi mình sống bởi 1 ngôi sao 3 cánh và viết: “Một ngày, ngôi sao này sẽ tỏa sáng trên các nhà máy vui mừng của chúng ta.” Logo được sử dụng chính thức đầu tiên trên 1 chiếc ôtô vào năm 1910 và nó đã trở thành một ngôi sao 3 cánh với mỗi cánh đại diện cho đất, biển và không khí.
Mitsubishi
Thương hiệu của Nhật này khác biệt ở chỗ, tên Mitsubishi chính là để mô tả logo. “Mitsu” có nghĩa “3″, còn “hishi” có nghĩa “chông sắt” hoặc một vật có hình thoi. Trong tiếng Nhật, chữ “h” thường được phát âm gần giống với “b” khi xuất hiện ở giữa một từ.
Logo có 3 hình thoi này được chọn bởi nhà sáng lập Yataro Iwasaki. Nó vừa có nghĩa dấu ấn ba lá riêng của Tosa Clan – chủ đầu tiên của ông, và cũng là dấu ấn của gia tộc Iwasaki.
Rolls-Royce
Ban đầu, logo của Rolls-Royce chỉ là 2 chữ R chồng lên nhau. Tuy nhiên, nhiều chủ sở hữu xe yêu cầu cần có một thứ gì đó nổi bật hơn và nhà điêu khắc Charles Robinson Sykes đã được ủy thác thiết kế nên một logo mới. Và sau đó, biểu tượng “Spirit of Ecstasy” đã ra đời, với hình ảnh bàn đầu là một cô gái đặt tay lên môi và áo choàng của cô bay phía sau, và dần dần biến đổi thành biểu tượng như hiện nay.
Trong hình logo này, các hình bầu dục bên trong tượng trưng cho trái tim của khách hàng và trái tim của công ty, được xếp chồng lên nhau để thể hiện mối quan hệ và sự tin cậy lẫn nhau, cũng như hình thành cơ bản nên chữ T của Toyota. Hình bầu dục bao quanh bên ngoài thể hiện cả thế giới ôm lấy Toyota.
Mỗi hình bầu dục được vẽ với độ dày nét vẽ khác nhau, hướng đến nghệ thuật và. Khoảng không gian bên trong logo thể hiện các giá trị mà Toyota đại diện: chất lượng, giá trị, niềm vui lái xe, sự đổi mới, an toàn trọn vẹn, môi trường và trách nhiệm xã hội.
Theo Autocar
Grab đề xuất được gắn đèn LED trong xe thay vì sơn logo, gắn hộp đèn taxi
Grab đề xuất có quy định cụ thể để quản lý taxi công nghệ. Theo đó, không cần có sơn logo và hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe, không đồng hồ tính tiền và không niêm yết bảng giá.
Tuy nhiên, có thể yêu cầu lắp đặt bảng đèn LED gắn trong xe, ngay phía sau kính chắn gió để nhận diện loại hình dịch vụ này.
Ảnh minh họa
Đó là một trong những nội dung đáng quan tâm tại đề xuất cách tiếp cận chính sách đối với dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trực tuyến của Grab gửi Thủ tướng mới đây.
Cụ thể, Grab đề xuất phân loại phương tiện ô tô sử dụng dịch vụ kết nối vận tải là taxi. Tuy nhiên, cần phải có sự phân biệt trong quy định giữa phương tiện taxi được kết nối qua ứng dụng trực tuyến (taxi công nghệ) và phương tiện taxi sử dụng đồng hồ tính tiền taxi metrer (taxi truyền thống).
Trong đó, về quy định cụ thể với taxi công nghệ, Grab cho rằng không cần có đồng hồ tính tiền (taxi meter) và niêm yết bảng giá cước; Không cần có sơn logo và hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe mà có thể yêu cầu lắp đặt bảng đèn LED gắn trong xe, ngay phía sau kính chắn gió. Các bảng đèn LED này phải được bật khih xe đang kinh doanh và có thể tắt khi xe không phục vụ.
Ngoài ra, Grab cũng kiến nghị không cho phép taxi công nghệ được đón khách vãng lai trên đường mà không thông qua dịch vụ kết nối vận tải.
Theo đại diện Grab, trong khuôn khổ Đề án thí diếm xe hợp đồng điện tử của Bộ GTVT, các phương tiện được kết nối qua dịch GrabCar là các xe hợp đồng dưới 9 chỗ. Theo đó, cả phương tiện vả lái xe phải tuân thủ tất cả các quy định phân loại hiện hảnh đối với phương tiện kinh doanh vận tải và người lái.
Trong quá trình thí điểm, hoạt động của loại hình xe áp dụng hợp đồng điện tử có những điểm tương đông với loại hình xe truyền thống, ví dụ như cả 2 loại hình cùng cung cấp dịch v ụ vận tải theo yêu cầu riêng của hành khách, sử dụng xe ô tô dưới 9 chỗ, cước tính theo quãng đưởng di chuyển và thời gian chờ. Vì vậy, cũng có thể coi phương tiện xe GrabCar là một loại hình taxi.
Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận rằng hai loại hình này có một số điểm khác biệt quan trọng về cách thức vận hành, công cụ tính cước và nhận diện xe. Do xe taxi có thể đón khách vẫy trên đường, nên cần phải có những tính năng dễ nhận biết như hộp đèn và màu sơn xe logo đặc trưng.
Trong khi đó, "loại hình GrabCar là xe đã được giao kết hợp đồng trước khi hành khách lên xe và hành khách cũng đã được thông báo qua ứng dụng các thông tin về xe, lái xe và cước vận tải. Và do đó, không càn thiết phải có hộp đèn và sơn logo", đại diện Grab đề xuất.
Đối với xe GrabCar, yêu cầu đồng hồ tính tiền (taxi meter) và niêm yết bảng giá cước cũng không cần thiết, vì thông tin về giá đã hiển thị đầy đủ trên ứng dụng và tổng giá cước đã được hai bên thống nhất trước chuyến đi.
Được biết, cuối tháng trước, bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia chủ trì sự kiện Đối thoại Kinh tế Việt Nam với chủ đề "Thúc đẩy sự năng động và sáng tạo trong cách mạng 4.0", với sự tham gia của 30 tập đoàn toàn cầu.
Trả lời câu hỏi của Nhà sáng lập Grab - Anthony Ping Yeow Tan mong muốn được biết quan điểm của Chính phủ đối với mô hình kinh doanh mới mẻ như Grab, Thủ tướng cho rằng "quan điểm không quản lý được thì đóng cửa" là lạc hậu. Ông khẳng định, Việt Nam sẵn sàng ủng hộ những ý tưởng, mô hình kinh doanh có tính đột phá, giúp đem lại lợi ích và tiện ích, tiện nghi cho người dân. Đó là khía cạnh bền vững của nền kinh tế và là một yếu tố của nền kinh tế số.
Theo VietTimes
Australia cho dùng biểu tượng mặt cười trên biển số xe Chính quyền bang Queensland (Australia) đã cho phép người dân sử dụng biển số xe chèn những biểu tượng cảm xúc như mặt cười, trái tim đầy vui nhộn. Hiện nay, những văn bản hay bài đăng trên các phương tiện truyền thông đa phần đính kèm biểu tượng cảm xúc nhằm tăng sự thú vị cho người đọc. Theo đó, vào tháng...