Ý nghĩa của 5 loại bánh truyền thống ngày Tết
Trời đất giao hòa, sắp sang năm mới. Bên cạnh những mâm cỗ dành cả tình cảm và sự trân trọng để tưởng nhớ tổ tiên thì các loại bánh ngày Tết cũng được dành nhiều sự kỳ công và tâm huyết.
Ẩm thực ngày Tết – những điều sâu sắc và thiêng liêng
Cả nước ăn Tết cùng một mùa nhưng mỗi vùng miền lại có những đặc trưng. Ẩm thực ngày Tết cũng vậy, từ miền Bắc vào đến miền Nam, đâu đâu cũng gặp những đặc sản vừa mang dáng dấp quê hương, vừa mang tinh thần dân tộc sâu sắc.
Đối với mỗi người dân đất Việt, hẳn không ai không biết bánh chưng với sự tích Lang Liêu đã đi vào tâm thức. Bánh chưng tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời, sự gắn bó của gia đình và tinh thần đoàn kết của dân tộc.
Thấy bánh chưng là thấy Tết
Mùa xuân của nhiều người con miền Bắc bắt đầu bằng một buổi tối giá lạnh, cả nhà ngồi quây quần gói bánh chưng rồi cả đêm thức trông nồi bánh bên bếp củi. Nguyên liệu làm bánh phải là những nguyên liệu tươi ngon nhất, gạo nếp dẻo, đỗ xanh đãi sạch vỏ, thịt ba chỉ ướp tiêu, thêm ít thảo quả cho dậy mùi. Bánh luộc chín, ép cho kỹ rồi mang lên cúng gia tiên. Miếng bánh mềm, xanh và thơm phức khiến người ta hay nói: “thấy bánh chưng, là thấy Tết”.
Bánh tét có nguyên liệu và cách chế biến rất giống với bánh chưng. Chỉ có điều bánh chưng hình vuông còn bánh tét hình trụ. Bánh tét là Tết của người phương Nam trong khi bánh chưng là đặc sản của miền Bắc.
Video đang HOT
Bánh Tết – loại bánh ngày Tết của người miền Nam
Người miền Trung và người miền Nam đi lễ tết hay biếu nhau “mấy đòn bánh tét”. Bánh tét tượng trưng cho sự che chở của tình mẫu tử, là thức quà không thể thiếu trong mỗi gia đình những ngày đầu năm mới.
Bánh in được làm từ đậu xanh, bột nếp, bột năng, thêm chút đường cho ngọt ngào có in chữ phúc, lộc, thọ như một lời gửi gắm thân tình và trân quý. Ngày trước, bánh in được dành cho Vua chúa ở kinh thành xưa. Còn ngày nay, bánh in trở thành món bánh cổ truyền của cố đô Huế.
Bánh in – đặc sản đất cố đô
Người Huế nhẹ nhàng, đến ngay cả món bánh truyền thống cũng thấy nhẹ nhõm. Huế trầm lặng, bánh in cũng lặng lẽ mỗi độ Tết đến xuân về. Nhưng với những người con Huế, không có bánh in thì ngày xuân có lẽ vẫn chưa về.
Bánh tổ
Từ Huế, qua đèo Hải Vân để vượt qua cánh tay vạm vỡ của dãy Trường Sơn vươn ra biển sẽ vào đến vùng Đà Nẵng – Quảng Nam. Xứ Quảng thật nhiều những điều đơn sơ mà không kém phần thú vị. Và bánh tổ là một trong những điều như vậy.
Bánh tổ – món bánh truyền thống của xứ Quảng
Đây là loại bánh truyền thống của người dân xứ Quảng mỗi dịp Tết. Bánh tổ được làm từ gừng, gạo nếp và đường đen đem lại may mắn cho cả một năm dài cho vùng đất còn nhiều khó khăn này.
Nhờ bánh đậu xanh, Hải Dương trở nên nổi tiếng cả nước. Bánh đậu xanh bây giờ được bán quanh năm, nhưng đây vẫn là món bánh được sử dụng rất nhiều trong những ngày Tết. Bánh đậu xanh ngọt ngào, mịn màng dùng kèm với trà nóng trở thành một món ăn chơi rất thú vị trong những ngày Tết thảnh thơi.
Bánh đậu xanh – mừng năm mới ngọt ngào và sung túc
Bánh đậu xanh còn được trình bày cầu kỳ, bày trí đẹp mắt trong những hộp hình rồng phượng hoặc đồng tiền biểu trưng cho sự thịnh vượng và ấm no cho gia chủ cả một năm dài. Và đến bây giờ, đây vẫn là món bánh được nhiều người làm quà biếu nhau chúc một năm mới sung túc.
Theo Thoidai
Ngọt ngào bánh quy gai xứ Quảng
Bánh quy gai là niềm mong đợi của nhiều thế hệ tuổi thơ cùng làng.
Bánh quy gai vừa ra lò
Trong cái rét mướt một ngày tháng chạp, con đường bê tông dẫn về làng dường như dài hun hút. Mới đến đầu làng, đã nghe trong gió hương trứng gà hòa quyện với bột mì chín thơm lừng. Trong phút chốc tôi nhận ra đấy chính là mùi thơm quen thuộc của món bánh quy gai.
Nhớ mùa tết xưa, từ trung tuần tháng chạp cả xóm bắt đầu rủ nhau làm bánh thuẫn, bánh in, bánh tổ... và thấp thỏm chờ lò bánh quy gai đỏ lửa. Má tôi cũng vậy, dù khó khăn đến mấy cũng phải làm bằng được một ít bánh quy. Chị em tôi mỗi khi thấy má xách bột đi làm bánh liền lẽo đẽo theo sau. Cảm giác mong chờ, khao khát, thèm thuồng vỡ òa cùng niềm sung sướng trẻ thơ khi mẻ bánh ra lò, má cho chị em tôi mỗi đứa một cái.
Có lẽ không riêng gì chị em tôi, bánh quy gai là niềm mong đợi của nhiều thế hệ tuổi thơ cùng làng.
Rồi thời gian trôi qua, cuộc sống khá hơn, tết đến xuân về, chợ búa trưng bày bánh mứt nhiều hơn. Có tiền, chỉ cần một vòng quanh chợ là đã ê hề món lạ, đồ ngon. Vì vậy một thời gian dài, bánh quy gai không được chuộng nhiều nữa, quầy làm bánh quy cũng đóng cửa, để lại trong chị em tôi nỗi tiếc nuối khôn nguôi.
Bao năm xa quê, tưởng chừng bánh quy gai chỉ còn trong nỗi nhớ, vậy mà chuyến về quê lần này, ngay bên nhà tôi lại xuất hiện lò bánh quy gai. Không thể nấn ná được lâu, đặt ba lô trên tấm phản trước nhà, tôi chạy ngay qua lò bánh như sợ mất đi cơ hội "xin một vé" về tuổi thơ.
Chao ôi, vẫn hương vị ấy, vẫn mùi thơm ấy, cả hình ảnh những người đứng xung quanh máy làm bánh đợi đến lượt mình... Lò bánh quy vẫn đông khách như ngày nào. Có lẽ, trong sự xô bồ của nền kinh tế thị trường, người dân không thể nào quay lưng với "bánh quê", trong đó có bánh quy gai, vừa rẻ, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, lại ngon.
Nguyên liệu làm nên bánh quy gai không khác gì cách đây mấy chục năm trước, gồm bột mì, trứng gà kết hợp với đường. Trứng gà, bột, đường được đổ vào một thau to trộn đều cùng lượng nước phù hợp. Cái giỏi của người thợ làm bánh là nắm được kỹ thuật trộn bột theo tỷ lệ sao cho bột không nhão nát hay khô cứng. Bột trộn xong liền đánh lên cho thật nhuyễn. Đánh mạnh từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, đánh sao bột nở đạt yêu cầu.
Tiếp tục quết bột lại thành khối lớn trước khi cho vào máy để nén bột xuống. Bắt đầu làm bánh, một người quay cần máy ép cho những chiếc bánh quy gai thuôn dài được đẩy ra, một người bắt bánh theo khay một cách nhịp nhàng. Bánh vừa ép xong được chấn thành từng đoạn nhỏ đều đặn dài chừng 8 cm. Bánh nhanh chóng được chuyển vào lò nướng. Công đoạn này đòi hỏi người làm bánh phải chú ý sao cho bánh chín đều thơm lừng và tuyệt đối không được để khay bánh cháy xém. Nướng xong thì nhanh tay cắt bánh, khi bánh còn nóng hổi. Mọi công đoạn làm bánh mất nhiều thời gian và tỉ mỉ, kỳ công, có lẽ chính vì vậy mà món bánh quy gai truyền thống ngon miệng hơn.
Mẻ bánh mới ra lò, như hiểu lòng tôi, bà chủ vui vẻ mời dùng thử. Vậy là không thể chờ thêm được nữa, tôi vội cắn một miếng, bánh giòn tan, vị bánh mịn, ngọt ngào tan dần nơi đầu lưỡi, nghe cả một khoảng trời hoa mộng ùa về.
Theo Thanhnien
Món ăn bằng sáp y như thật xuất hiện ở Cần Thơ Nhiều người dân, du khách bất ngờ khi thấy mâm cỗ chứa đầy thức ăn lại được làm bằng sáp trưng bày tại Hội chợ du lịch đang diễn ra ở Cần Thơ. Một mâm cỗ với nhiều món ăn như cá kho, chuột đồng chiên, bánh tét, thịt gà luộc, gà chiên... được làm bằng sáp trong khuôn khổ Hội chợ Du...