Ý kiến trái chiều về tù nhân cứu hỏa trong cháy rừng tại Mỹ
Khi cú sốc từ vụ cháy rừng Los Angeles (Mỹ) và tác động của chúng đối với rất nhiều cộng đồng, doanh nghiệp và gia đình vẫn đang được giải quyết, rất nhiều chú ý đổ dồn về lực lượng ở tuyến đầu chống giặc lửa.
Nhiều trong số đó là các tù nhân.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Altadena, California, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN
Gần 1.000 nam nữ tù nhân đã tham gia tuyến đầu chống các vụ cháy rừng đang bùng phát khắp miền Nam California. Con số được triển khai hiện là 939 người. Họ thuộc chương trình tình nguyện do Sở Cải huấn và Phục hồi California (CDCR) quản lý. Có tổng cộng 1.870 tù nhân tham gia chương trình. Tù nhân bị kết án về những tội được phân loại là “nghiêm trọng” hoặc “bạo lực” không đủ điều kiện tham gia chương trình.
Số tù nhân tham gia cứu hỏa đã tăng đều đặn kể từ ngày 7/1, khi các đám cháy chế.t người bắt đầu lan rộng không kiểm soát khắp Los Angeles.
Trên thực địa, họ vẫn mặc quần áo tù nhân màu cam và phối hợp dập lửa cùng cùng với các thành viên của Sở Lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy California (Cal Fire). CDCR cho biết, các tù nhân cứu hỏa đã làm việc “suốt ngày đêm để kiểm soát sự lây lan của ngọn lửa và loại bỏ nhiên liệu trong các công trình để ngăn đám cháy lan rộng”.
Video đang HOT
Chương trình để tù nhân tham gia chữa cháy được triển khai từ năm 1946, nhưng đã gây ra ý kiến trái chiều. Một số người coi đó là hành vi bóc lột tù nhân bởi họ chỉ được thù lao ít ỏi, trong khi những người ủng hộ cho rằng đó là một phần của việc cải tạo.
California trả cho tù nhân mức lương hàng ngày từ 5,8 USD đến 10,24 USD (147.000 đồng – 260.000 đồng) và thêm 1 USD/ngày khi được giao nhiệm vụ khẩn cấp. Mức lương đó chỉ bằng một phần nhỏ mà lính cứu hỏa California nhận được, những người có thể kiếm được hơn 100.000 USD/năm.
Ông Royal Ramey, cựu tù nhân cứu hỏa chia sẻ, nhiều người như ông sau khi mãn hạn tù, đã xin gia nhập lực lượng cứu hỏa nhưng bị từ chối. Ông Ramey nói rằng vẫn tồn tại kỳ thị.
Do đó, ông thành lập tổ chức phi lợi nhuận Forestry and Fire Recruitment Program (FFRP) để giúp những cựu tù nhân cứu hỏa vượt qua những rào cản và góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lính cứu hỏa mà California đã phải đối mặt trong nhiều năm.
Do thiếu hụt nguồn lực, California đã huy động hơn 7.500 nhân viên cứu hộ và lực lượng ứng cứu đầu tiên, bao gồm cả Vệ binh Quốc gia và lực lượng cứu hỏa Canada. Họ đang chạy đua với thời gian trong cuộc chiến kéo dài nhiều ngày chống lại các vụ cháy rừng chế.t người ở Los Angeles, với những cơn gió giật mạnh vào đầu tuần tới dự kiến sẽ đ.e dọ.a tiến độ dập tắt đám cháy.
Năm đám cháy càn quét khu vực rộng 157,8 km vuông ở California đã khiến 11 người t.ử von.g và thiêu rụi hơn 12.000 công trình. Lệnh sơ tán đối với đám cháy lớn nhất mang tên Palisades Fire, đã mở rộng khi nó lan về phía Đông và đ.e dọ.a Brentwood cùng Encino. Palisades Fire đã được khống chế 11%.
Theo ước tính của nhà dự báo tư nhân AccuWeather, thiệt hại và tổn thất kinh tế do thảm kịch này dao động từ 135 tỷ USD – 150 tỷ USD. Điều này đặt ra nhiều khó khăn cho công tác khắc phục sau thảm họa và chi phí bảo hiểm nhà ở tăng vọt.
Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden cam kết trong vòng 180 ngày tới, chính phủ liên bang sẽ chi 100% kinh phí cho công tác dọn dẹp mảnh vỡ và vật liệu nguy hiểm, nơi lánh nạn tạm thời và tiề.n lương của các lực lượng tham gia ứng cứu đầu tiên.
Đến nay khoảng 153.000 người thuộc diện phải sơ tán, khoảng 166.800 người được cảnh báo sẽ phải sơ tán. Lệnh giới nghiêm được áp đặt ở tất cả các khu vực sơ tán để ngăn chặn tình trạng hôi của, gây mất trật tự công cộng.
Thiệt hại lớn do cháy rừng lan rộng tại Bồ Đào Nha
Nhà chức trách Bồ Đào Nha cho biết có 3 lính cứu hỏa đã thiệ.t mạn.g ngày 17/9 khi đang cố gắng ngăn chặn một trong hàng chục đám cháy rừng lan rộng tại nhiều khu vực miền Trung và miền Bắc nước này.
Như vậy, tổng số người thiệ.t mạn.g do cháy rừng tại nước này từ ngày 14/9 đến nay là 7 người.
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng ở Castelo Branco, Bồ Đào Nha. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hiện đang có hơn 50 vụ cháy rừng tại Bồ Đào Nha. Khoảng 5.300 lính cứu hỏa nước này đang gồng mình khống chế "giặc lửa" với sự hỗ trợ của các máy bay chữa cháy từ Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp. Giới chức sở tại không chỉ đóng cửa một số đường cao tốc, trong đó có đoạn nối hai thành phố Lisbon và Porto, mà còn đình chỉ hoạt động tàu hỏa trên hai tuyến đường sắt ở miền Bắc Bồ Đào Nha.
Trước đó, Phó chỉ huy ANEPC Mario Silvestre cho biết tình hình hỏa hoạn nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn phức tạp và đáng lo ngại. Nhiều ngôi làng và khu dân cư bị ảnh hưởng, hàng chục ngôi nhà bị thiêu rụi. Các đội cứu hỏa phải rải lực lượng ra tất cả các vùng hỏa hoạn.
Bồ Đào Nha và nước láng giềng Tây Ban Nha ghi nhận ít đám cháy rừng hơn bình thường sau những tháng đầu năm có mưa thường xuyên. Tuy nhiên, cả hai quốc gia châu Âu này vẫn dễ bị tổn thương do điều kiện ngày càng khô nóng vì biến đổi khí hậu.
Cuối tuần qua, nhiệt độ tại Bồ Đào Nha đã vượt ngưỡng 30 độ C khi các đám cháy bùng phát và lan nhanh do gió. Chuyên gia Jorge Ponte của Cơ quan khí tượng IPMA nhận định ngày 16/9 là "một trong những ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay" khi nhiệt độ cao kết hợp gió giật tới 70 km/h và độ ẩm rất thấp gây cháy rừng và nhiều nguy cơ khác. Ông dự báo tình hình có thể cải thiện vào chiều 18/9. Khả năng mưa rào một ngày sau đó cũng sẽ khiến cháy rừng giảm bớt, song các lực lượng chức năng vẫn cần đề phòng mọi nguy cơ.
Ngày 16/9, Chính phủ Bồ Đào Nha đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) hỗ trợ theo cơ chế bảo vệ dân sự của EU. Do đó, Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp đã cử các máy bay chữa cháy tới hỗ trợ.
Cháy lớn tại thủ đô Rome của Italy Một đám cháy lớn đã bùng phát trên đồi Monte Mario, bờ phải sông Tiber ở thủ đô Rome của Italy trưa 31/7 theo giờ địa phương, khiến lực lượng cứu hỏa phải sơ tán trung tâm phát sóng của đài truyền hình quốc gia RAI cùng một đài quan sát thiên văn trên đỉnh đồi và 6 tòa nhà dân cư. Chưa...