Ý kiến “gây bão” “thà làm công việc lương thấp mà mình thích, miễn là sáng dậy vui vẻ đi làm” khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt
Cư dân mạng chia ra các ý kiến khác nhau quanh quan điểm này,
Khi đi làm ai cũng cần lương cao và môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào 2 yếu tố này cũng song hành và làm hài lòng nhân viên. Do đó, có những khi chấp nhận một mức lương thấp hơn để có môi trường làm việc vui vẻ là lựa chọn của nhiều người. Nhưng cũng có người sẵn sàng đối mặt với những drama trong công ty để có một mức lương tốt, thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi người có một cách nhìn nhận, lựa chọn, góc nhìn riêng.
Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ câu nói của một nữ sinh trong một chương trình truyền hình. Câu nói của nữ sinh này có nội dung “Thà làm công việc lương thấp mà mình thích, miễn là sáng dậy vui vẻ đi làm”. Đây chỉ là một quan điểm cá nhân nhưng khiến cư dân mạng “dậy sóng”. Bài đăng đã nhận được hơn 35.000 lượt like và hàng ngàn bình luận.
Có 2 luồng ý kiến khác nhau về quan điểm này. Một bộ phận cho rằng ý kiến đó là chính xác. Bởi, nếu mỗi sáng thức dậy và đi làm với một sự mệt mỏi, chán nản và vô cảm thì hiệu quả không không cao, khó đam mê và không đảm bảo chất lượng công việc. Từ những ức chế này mà lâu dần bản thân mất hết ý chí cố gắng, sự cống hiến và chỉ hoàn thành theo kiểu cho có đủ báo cáo.
Một cô gái bày tỏ: “Em không biết mọi người nghĩ sao nhưng em sẽ chọn công việc mà mình yêu thích. Khi được làm công việc mình yêu thích thì mới có thể phát triển bản thân lẫn công việc, từ đó mới đi lên, mới có nhiều tiền. Còn làm việc mình không thích, mỗi ngày chán nản đi làm, dù lương cao thế nào thì bản thân vẫn dậm chân tại chỗ, cuộc sống nhạt nhẽo chả có gì hay, sau này già lại hối tiếc”.
“ Thấp hay cao tùy thuộc nhu cầu chi tiêu mỗi người, có những người chi tiêu nhiều mỗi tháng thu nhập 100 triệu không đủ chi trả kinh phí, có những người tháng 5 triệu vẫn để dành được 2 triệu mỗi tháng. Quan trọng là công việc đó phát huy được con người và tạo môi trường tốt để sống và tận hưởng niềm vui”, một người khác bình luận.
Còn ở một luồng ý kiến khác cho rằng, nếu lương thấp thì không thể đủ chi phí sinh hoạt, mua sắm các thứ cho cuộc sống… điều này chỉ phù hợp với những người “sinh ra đã ở vạch đích”, gia đình có điều kiện và đi làm chỉ vì đam mê.
Video đang HOT
“Khi những người sinh ra đã ở vạch đích thì đi làm lương ít hay nhiều chỉ là đam mê thôi”, một người bày tỏ.
Tuy nhiên, một số ý kiến lại chỉ trích và cho rằng nguyên nhân do chưa trải đời nên mới có suy nghĩ như vậy. Một số người phản biện lại cho rằng, mỗi người có một quan điểm khác nhau và ai cũng có thể đưa ra ý kiến, không nên chỉ trích quá mức.
Shark Linh san sẻ bí kíp công sở để chị em nhìn lại tình cảnh công việc hiện tại của mình
Tuy nhiên, trước khi chính thức dứt áo ra đi, dân công sở đừng quên thực hiện một bước quan trọng khác.
Là dân công sở, dường như chúng ta có rất nhiều vấn đề và lý do thúc đẩy bản thân tìm kiếm công việc mới. Ấy thế, bên cạnh những lý do khá "sớm nắng chiều mưa" như "chán thì nghỉ", "thích thì nhảy", "môi trường làm việc không vui",... dân công sở cần xét đến các yếu tố quan trọng hơn bởi chúng có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp sau này.
Đơn cử như mới đây, trên trang fanpage có hơn 1 triệu lượt theo dõi của mình, Shark Linh đã thẳng thắn vạch ra 3 câu hỏi với đại ý nhắn nhủ: Chỉ cần trả lời "có" cho bất kỳ câu nào, dân công sở nên mau chóng nhảy việc. Tất nhiên, cũng như bao lần san sẻ bí kíp công sở khác, 3 câu hỏi của Shark Linh đủ sâu sắc để dân công sở phải soi xét và nhìn nhận lại tình cảnh công việc hiện tại của mình.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhảy việc là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều người, nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 và việc đánh giá rõ nét bản thân để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho 3 câu hỏi của Shark Linh thậm chí còn khó khăn hơn. Đánh giá người khác thì dễ nhưng nhìn nhận rõ chính mình, mấy ai làm được?
Cho nên, nếu không may phải đưa ra đáp án "có" cho 1 trong 3 câu hỏi, Shark Linh khuyên dân công sở phải làm thêm một bước quan trọng khác nữa để hỗ trợ tâm lý trong việc lựa chọn "đi" hay "ở". Vậy đó là 3 câu hỏi gì và bước quan trọng kia ra sao, xin mời tất cả cùng đọc trọn vẹn bài viết của sau đây của Shark Linh:
- Bạn có khi nào cảm thấy những kỹ năng của mình đã phát triển hơn so với những yêu cầu của công ty?
- Bạn có cảm thấy nhàm chán trong công việc?
-Bạn có cảm thấy như bạn đã sẵn sàng được lên chức nhưng không ai nhìn thấy khả năng của bạn?
Nếu câu trả lời của bạn là CÓ ở bất kỳ câu hỏi nào phía trên, thì có lẽ bạn cần tìm một công việc mới. NHƯNG KHOAN. Trước khi bạn quyết định ra đi, hãy nhìn lại để đảm bảo rằng bạn đã thực sự xứng đáng hơn vị trí công việc hiện tại.
Trước tiên, hãy bắt đầu với định nghĩa của từ "học hiểu". Khi nói đến việc học hiểu tại nơi làm việc, bạn cần học và sau đó dành thời gian để trở nên chuyên nghiệp trước khi có thể nói rằng bạn đã "học" được rồi. Sự thật là hầu hết chúng ta đều đánh giá quá cao về trình độ và giá trị của bản thân khi tự đánh giá các kỹ năng của mình.
Đây là vài cách bạn nên làm trước khi quyết định ra đi. Các cách này sẽ giúp bạn phân tích các kỹ năng của mình để xác định xem mình có thực sự đã "học" được mọi thứ cho vị trí của mình chưa. Một món khác cũng rất quan trọng mà bạn nên biết là những yêu cầu của thị trường bạn đã đáp ứng được chưa, nhờ đó bạn sẽ dễ thành công hơn trong việc tìm công việc mới.
1. Nghiên cứu
Tìm kiếm trên bất kỳ trang web tìm việc nào cho vị trí công việc hiện tại của bạn. Xem qua một số danh sách và tự tạo một danh sách trách nhiệm và kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
2. Danh sách
Đi qua từng mô tả công việc và viết ra tất cả những kinh nghiệm bạn có trong mỗi mục. Và nhớ là càng chi tiết càng tốt.
3. Đánh giá
Bước này là để xác định trình độ của bạn đã "học" được tới đâu. Hãy tự hỏi: trong danh sách công việc đó, bạn đã làm được bao nhiêu món? Bạn đã làm bao nhiêu lần? Bạn có thể làm những công việc đó mà không cần sự giúp đỡ không? Có bao nhiêu mục mà bạn tin chắc rằng mình là chuyên gia về nó?
4. Nhận thức về bản thân
Trong bước này, bạn đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy nhận thức về kỹ năng của bạn là chính xác. Hỏi đồng nghiệp và bạn bè có cùng vị trí công việc - cố gắng tìm khoảng 10 người để khảo sát. Hỏi thử xem họ đã mất bao lâu để hoàn thành mỗi nhiệm vụ này? Khi họ đang làm việc cho các dự án, họ đã lãnh đạo hay hỗ trợ dự án? Và sau đó là thử so sánh với bản thân.
Sau khi so sánh khảo sát, các câu trả lời của bạn nên tốt hơn họ ít nhất 90% về năng suất, kỹ năng và hiệu quả. Nếu bạn chưa đạt được, thì bạn chưa thực sự "học" được những kỹ năng này và cần phải cải thiện nhiều hơn. Hãy tiếp tục thực hành và tìm cách để làm mọi thứ nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn!
Nói lương thưởng ở nước ngoài trả đúng hạn và rõ ràng hơn Việt Nam, chàng công sở hứng trọn gạch đá vì lý do này Phiến diện một chiều là thứ mà nhiều người trẻ công sở hay mắc phải và điều này làm ảnh hưởng không ít đến thái độ của họ đối với công việc. Đầu năm đối với dân công sở là thời điểm vô cùng thích hợp để nhảy việc. Bởi như ông bà ta nói, năm mới luôn mang đến những điều mới...