Ý đồ TQ thúc đẩy ngoại giao tích cực với láng giềng
Bắc Kinh đang nhắm mục tiêu thúc đẩy ngoại giao tích cực và mang tính chiến lược hướng tới các nước láng giềng.
Đó là nhận định của báo cáo thường niên Thẩm duyệt Chiến lược Đông Á 2015 của Nhật Bản công bố ngày 10/4 do Viện Nghiên cứu Phòng vệ, cơ quan nghiên cứu chính sách chủ chốt của Bộ Quốc phòng Nhật Bản soạn thảo.
Báo cáo khẳng định, Trung Quốc nhanh chóng gia tăng quân lực và ngày càng quyết đoán trên các vùng biển và vùng trời đã biến 2014 thành “năm của những rủi ro gia tăng đối với an ninh” ở khu vực Đông Á.
Báo cáo nhận định nguyên nhân là do những xung đột chiến lược ngày càng rõ ràng giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông và những chính sách đối ngoại đang thay đổi của mỗi nước trong khu vực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Với việc thúc đẩy ngoại giao tích cực và mang tính chiến lược với các nước láng giềng, báo cáo cho rằng mục đích của Trung Quốc tạo ra một trật tự khu vực Đông Á mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò trung tâm, đồng thời tìm cách thiết lập quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ.
Điều này từng được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề cập hồi đầu tháng 3 khi trả lời câu hỏi phóng viên về các vấn đề đối ngoại và chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Ông Vương Nghị cho rằng, năm 2015, từ then chốt của ngoại giao Trung Quốc đó là “một trọng điểm, hai tuyến chủ đạo”.
Video đang HOT
“Một trọng điểm” đó là thúc đẩy toàn diện “Một vành đai một con đường”, tăng cường hiểu biết chính sách với các nước, mở rộng điểm chung về lợi ích, tìm kiếm các con đường hiệu quả có lợi trong hợp tác.
Trong quá trình thúc đẩy “một vành đai, một con đường”, Trung Quốc luôn kiên trì nguyên tắc “cùng trao đổi, cùng xây dựng, cùng hưởng lợi”. Khái niệm “một vành đai, một con đường” là cùng phát triển, mục tiêu là hợp tác cùng thắng, đây không phải là sự “độc diễn” của Trung Quốc mà là bản giao hưởng của tất cả các nước tham gia.
“Hai tuyến chủ đạo” đó là thực hiện tốt 2 nhiệm vụ hoà bình và phát triển. Trung Quốc sẽ cùng các nước tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm thắng lợi chống phát xít, 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc, tích cực tham dự vào Hội nghị thượng đỉnh phát triển Liên Hợp Quốc và hợp tác biến đổi khí hậu.
Như vậy, có thể thấy hai phương tiện chính giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực trong năm 2015 là phát triển “Con đường Tơ lụa” về kinh tế cũng như hàng hải.
Đối với Mỹ, lâu nay giới quan sát vẫn cho rằng Trung Quốc luôn đặt quan hệ với Mỹ lên làm ưu tiên hàng đầu, và việc bắt tay với Washington là “chìa khóa” mở đường cho các chính sách đối ngoại khác của Bắc Kinh.
Trong một bài viết trên The Diplomat, Thạc sĩ nghiên cứu các vấn đề Đông Á, bà Shannon Tiezzi nhận định, không phải ngẫu nhiên mà Tập Cận Bình đã đích thân đến thăm Mỹ vào tháng 2/2012, trước khi nhậm chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại đây, ông Tập tuyên bố sẽ khởi xướng một “mô hình quan hệ cường quốc” mới giữa đôi bên.
Dù đang tập trung nguồn lực vào việc đẩy mạnh trao đổi quan hệ kinh tế, văn hóa và an ninh với các láng giềng châu Á, Trung Quốc vẫn có nhiều động thái phát triển quan hệ cường quốc với Washington.
Vào tháng 2/2015, hãng Reuters đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến công du đến Mỹ vào mùa thu năm nay.
Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, Trung-Mỹ có lợi ích giao thoa tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ cần hai bên xây dựng và tăng cường tin cậy chiến lược, tích cực tác động và ảnh hưởng tốt với nhau thì Trung-Mỹ nhất định sẽ cùng cống hiến cho hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực. Trong lĩnh vực an ninh mạng, hai nước có lợi ích chung. Trung Quốc mong rằng đây sẽ là lĩnh vực mới của hợp tác hai nước.
Dù chuyển hướng chiến lược ngoại giao, tuy nhiên rõ ràng hiệu quả của nó như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào cách mà Bắc Kinh xử lý các mâu thuẫn với láng giềng trong tương lai gần.
Theo_Báo Đất Việt
Sri Lanka khước từ tàu ngầm Trung Quốc, lo ngại khoản vay 5 tỷ USD
Chính phủ Sri Lanka ngày 28/2 tuyên bố sẽ không để tàu ngầm Trung Quốc lặp lại một chuyến thăm nước này như hồi năm ngoái, đồng thời bày tỏ quan ngại về khoản nợ 5 tỷ USD vay từ Bắc Kinh.
Tàu ngầm Trung Quốc từng có chuyến thăm cảng tại Colombo hồi năm ngoái (Ảnh: Internet)
Tuyên bố trên được tân Bộ trưởng ngoại giao Sri Lanka Mangala Samaraweera đưa ra trong một cuộc phỏng vấn sau chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài 2 ngày.
Hồi năm ngoái, một tàu ngầm của Trung Quốc đã có chuyến thăm bất ngờ tới Sri Lanka vào thời điểm Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tới thăm quốc gia Nam Á này. Động thái trên khiến nhiều nước trong đó có láng giềng Ấn Độ của Sri Lanka không hài lòng. Tuy nhiên, chính phủ mới được bầu tại Colombo đã có quan điểm khác.
"Tôi thực sự không biết bối cảnh dẫn tới việc ghé thăm của các tàu ngầm đó tại cảng Colombo, vào đúng ngày thủ tướng Nhật đang ở thăm Sri Lanka là gì. Nhưng chúng tôi sẽ đảm bảo rằng những vụ việc như vậy, cho dù trong bất kỳ bối cảnh nào, sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của chúng tôi", ông Samaraweera nói.
Ông Samaraweera đã có các quốc hội đàm với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và ngoại trưởng Vương Nghị. Trọng tâm của các cuộc tiếp xúc này là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Bắc Kinh của tân Tổng thống Maithripala Sirisena, vào ngày 26/3 tới. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Sirisena sau khi tới Ấn Độ hồi tháng 2.
Samaraweera khẳng định chính phủ mới sẽ đưa chính sách đối ngoại của Sri Lanka "trở lại trọng tâm" và khiến nó cân bằng hơn, nhưng từ chối xác nhận việc liệu điều đó có nghĩa là quan hệ với Trung Quốc sẽ bớt khăng khít như dưới thời chính quyền Tổng thống Rajapaksa.
"Trở lại trung tâm tôi không nghĩ nó có ý nghĩa gì đối với quan hệ Sri Lanka - Trung Quốc. Mối quan hệ đó vẫn sẽ như cũ, và chúng tôi cố gắng tăng cường quan hệ với Trung Quốc cũng như với toàn thế giới", người đứng đầu Bộ ngoại giao Sri Lanka tuyên bố.
Sri Lanka là một trong những điểm quan trọng trên cái gọi là Con đường tơ lụa trên biển mà Trung Quốc đang muốn phát triển. Và những năm dưới thời Tổng thống Rajapaksa nước này đã trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc, với số nợ hiện ở mức 5 tỷ USD.
Samaraweera thừa nhận có những quan ngại về việc trả lãi cho số tiền vay này, vốn đã trở thành một vấn đề trong cuộc bầu cử vừa qua.
"Chúng tôi đúng là có những quan ngại. Trên thực tế, Bộ trưởng tài chính và các quan chức cấp cao của bộ này đang nghiên cứu vấn đề, và tôi tin rằng sẽ có một phái đoàn cấp rất cao từ Bộ tài chính và cơ quan hoạch định chính sách tới Trung Quốc ngay sau chuyến thăm của Tổng thống để thảo luận về vấn đề này."
Chính phủ với của Sri Lanka cũng đang cho rà soát lại một dự án trị giá 1,5 tỷ USD tại Colombo do một công ty Trung Quốc thực hiện với lo ngại về môi trường.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ India Today
Tự vấn sâu sắc về chiến tranh Ngày 8/4, Nhật Bản công bố báo cáo về chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao năm 2015 (sách Xanh Ngoại giao), trong đó cho hay, Tokyo kiên trì theo đuổi chính sách quốc gia hòa bình trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây. Và đây là lần đầu tiên trong...