Ý đồ của Trung Quốc khi ưu tiên vaccine Covid-19 cho các nước đang phát triển
Các chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc giành ưu tiên hàng đầu trong tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 cho các nước đang phát triển là nhằm tìm cách gia tăng ảnh hưởng và quyền lực mềm.
Trong bối cảnh cuộc đua giành những liều vaccine ngừa Covid-19 đang nóng lên trên toàn cầu, Trung Quốc đã cam kết giành ưu tiên hàng đầu cho các nước châu Á, châu Phi tiếp cận các loại vaccine do nước này sản xuất – một động thái khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về ý đồ của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm cơ sở khoa học nghiên cứu vaccine tại Bắc Kinh ngày 2/3/2020. Ảnh: Tân hoa xã/Getty
Các công ty Trung Quốc cũng đã ký thỏa thuận với một số nước đang phát triển để tiến hành thử nghiệm và sản xuất vaccine ngừa Covid-19.
Theo các chuyên gia, động thái này có thể đặt sức ép lên những những nước được quyền ưu tiên tiếp cận vaccine của Trung Quốc, khiến họ có thể phải đổi lại bằng các lợi ích chính trị và thương mại cho Bắc Kinh.
“Tôi nghĩ họ đang tìm kiếm lợi ích trong đó. Trung Quốc muốn mở rộng lợi ích thương mại và chiến lược ở những nước đó”, nhà phân tích Imogen Page-Jarrett thuộc Tổ chức tình báo kinh tế (có trụ sở tại Anh) nói.
Các nhà phân tích cho rằng vaccine có thể trở thành “công cụ giúp mở rộng ảnh hưởng và quyền lực mềm của Trung Quốc”, cũng như giúp xóa bỏ những nghi ngờ và chỉ trích cho rằng Trung Quốc là nước phải chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu hiện nay.
Ông Jacob Mardell, thuộc của Viện Mercator nghiên cứu Trung Quốc (của Đức) cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc từng nói vaccine là một “hàng hóa công cộng toàn cầu” – nhưng họ cũng nói như vậy về tình bằng hữu và sự lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. Cả 2 đều có liên kết chặt chẽ với nhau.
“Tôi nghĩ vaccine sẽ là một đòn bẩy thiết yếu”, ông Mardell nói
Về phần mình, Trung Quốc vẫn thường nói “sẽ không biến vaccine ngừa Covid-19 thành bất cứ công cụ ngoại giao hay vũ khí địa chính trị nào và Bắc Kinh phản đối việc chính trị hóa việc phát triển vaccine”.
Ý đồ của Bắc Kinh
Video đang HOT
Chong Ja Ian, Giáo sư về Khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng Trung Quốc có thể đề nghị hợp tác trên mọi vấn đề. Những khía cạnh đó có thể bao gồm thảo luận thực tiễn như Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông, cũng như việc chấp nhận sử dụng của các sản phẩm công nghệ Trung Quốc.
Theo ông, có rất nhiều lợi ích song trùng giữa Trung Quốc với các nước mà Bắc Kinh đang “để mắt” tới. Cũng có nhiều lĩnh vực Trung Quốc muốn giành được ưu thế, nhất là trước Mỹ.
Tuy nhiên, giáo sư Chong cho rằng, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc muốn đem vaccine ra để “đổi chác” lấy một số lợi ích. Động cơ kiểu tư lợi như vậy không phải là đặc trưng chỉ với Trung Quốc. Bên cạnh đó chính các công ty dược phẩm đều muốn hưởng lợi từ việc bán vaccine.
“Dù anh có thể yêu cầu quá đáng hoặc đang tìm kiếm siêu lợi nhuận, câu hỏi đặt ra là anh có thể đi được bao xa”, giáo sư Chong nói.
Dựa trên những gì đã từng thấy trước đây, giáo sư Chong Ja Ian cho rằng Trung Quốc có thể sẽ đưa ra những đòi hỏi “bất cân xứng”.
Ngoại giao vaccine có thành công?
Việc Trung Quốc có thể giành được lợi thế chính trị từ vaccine hay không còn tùy thuộc vào độ an toàn và khả năng chi trả của các nước khác, theo các chuyên gia.
“Nếu vaccine Trung Quốc ít hiệu quả, ít an toàn hơn, thì nhu cầu đối với vaccine của nước này cũng sẽ giảm. Tất cả những điều này còn phụ thuộc vào dữ liệu được công bố”, ông Chong nói.
Các công ty dược phẩm ở Mỹ và châu Âu đã sẵn sàng công bố kết quả thử nghiệm, trong khi các dữ liệu từ Trung Quốc dường như vẫn chưa được công khai.
Trung Quốc hiện có 5 vaccine đang tiến thử nghiệm giai đoạn cuối và ít nhất 1 loại vaccine đang xin giấy phép phê duyệt.
Tuy nhiên, bà Page-Jarrett của cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng vẫn có lý do để tin tưởng vào vaccine của Trung Quốc.
“Nếu như Trung Quốc cần chủng ngừa cho người dân trong nước trước khi giành vaccine cho các nước khác, thì họ sẽ không tiến hành kế hoạch này với bất cứ loại vaccine nào thiếu độ an toàn và hiệu quả. Nếu vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc phát triển phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng với ngay chính người dân của họ, thì điều đó sẽ đem lại tai tiếng xấu cho Bắc Kinh”, bà nói.
Trong khi đó, nhà phân tích Mardell từ Viện Mercator về nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, các loại vaccine hiệu quả cao được phát triển ở phương Tây đã bị các nước giàu “thâu tóm”. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ còn cơ hội cho vaccine Trung Quốc, đặc biệt là ở những nước đang phát triển không có đủ tiền cho các lựa chọn vaccine do Pfizer-BioNTech hay Moderna sản xuất.
Theo bà Page-Jarrett hầu hết các nước cũng đều đã ký thỏa thuận với các nhà cung cấp vaccine khác nhau vì “không ai muốn đặt tất cả trứng vào một giỏ”.
Trong khi đó, bên cạnh các yếu tố an toàn và hiệu quả trong lựa chọn vaccine, các nước Đông Nam Á cũng sẽ muốn duy trì sự trung lập và độc lập” chứ không muốn để mình bị gây sức ép bởi các thế lực bên ngoài./.
Cựu giám đốc tình báo Đức: TQ sắp thống trị thế giới, cần loại Huawei khỏi châu Âu
Trung Quốc sắp "thống trị thế giới", Đức và cả châu Âu phải cảnh giác với "mối nguy hiểm từ Bắc Kinh", cựu giám đốc tình báo Đức nhận xét.
Cựu giám đốc tình báo Đức lo ngại về "mối nguy hiểm" từ Trung Quốc (ảnh: Xinhua)
Gerhard Schindler - cựu Giám đốc cơ quan tình báo Đức - cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc đã "rất khéo léo" mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á và châu Phi.
Theo ông Schindler, công nghệ gián điệp của Trung Quốc ngày càng hiện đại và Đức có thể "không phát hiện những âm mưu thâm độc".
"Phải loại Huawei khỏi mạng di động 5G của Đức và châu Âu để chúng ta bớt phụ thuộc và Trung Quốc. Những lo ngại của Mỹ về Huawei là hoàn toàn có cơ sở", ông Schindler nói.
Trước sự kêu gọi của Mỹ, một số nước châu Âu như Anh đã hạn chế sự xuất hiện của Huawei trong mạng lưới viễn thông, công nghệ. Tuy nhiên, Đức chưa làm điều tương tự dù ngày càng tỏ ra khắt khe hơn với Bắc Kinh.
"Huawei có thể tạo ra lỗ hổng an ninh và chúng ta không thể biết họ có thể làm gì, đang xây dựng cái gì. Cứ tưởng tượng mà xem, nếu cho Huawei phát triển 5G cho Đức, một ngày nào đó Trung Quốc sẽ nói với chúng ta rằng: 'Bạn có muốn tôi tắt mạng di động trên cả nước không hả?'", ông Schindler nói.
Tập đoàn Huawei luôn bác bỏ mọi cáo buộc gián điệp từ Mỹ và một số nước đồng minh.
Châu Âu là một trong những khu vực có sự hiện diện đáng kể của Huawei. Deutsche Telekom - nhà cung cấp viễn thông lớn nhất châu Âu - đang sử dụng linh kiện của Huawei cho các hệ thống mạng mà hãng này đặt tại Áo, Croatia, Czech, Đức, Hà Lan và Ba Lan.
Theo ông Schindler, trong mối quan hệ quốc tế hiện nay, việc Đức có phụ thuộc kinh tế ở mức nào đó với Trung Quốc là "không thể tránh khỏi". Ngành công nghiệp ô tô Đức mỗi năm bán hơn 250.000 xe cho Trung Quốc.
Ông Schindler cho rằng Trung Quốc có "âm mưu bá quyền" (ảnh: Daily Mail)
Năm ngoái, thương mại Đức - Trung đạt hơn 200 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức.
Tuy nhiên, ông Schindler cho rằng, Đức nên sớm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và đừng nên chỉ nhìn mọi thứ qua "lăng kính kinh tế".
Đức hiện có 3 nhà mạng sử dụng công nghệ của Huawei và cho rằng, nếu phải tháo bỏ các thiết bị của Huawei, chi phí sẽ cực kỳ tốn kém.
Theo ông Schindler, những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là dấu hiệu cho thấy "mưu đồ bá quyền" của nước này. Ông Schindler cũng bày tỏ thất vọng khi Thủ tướng Merkel của Đức không cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề thương mại và Hong Kong.
Trong bài phát biểu mới nhất nhân kỷ niệm sự tham gia của quân tình nguyện Trung Quốc vào chiến tranh Triều Tiên, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bành trướng.
"Mọi hành động bá quyền và bắt nạt sẽ không mang lại hiệu quả dù ở bất cứ đâu. Chúng chỉ dẫn đến ngõ cụt", ông Tập nói.
Trung Quốc đang cố 'soán ngôi' số một của Mỹ? Một học giả cho rằng Trung Quốc không muốn thay thế vị trí số một của Mỹ, trong khi chuyên gia khác đánh giá tham vọng số một của Trung Quốc là vô cùng lớn. Hôm 20-10, những chuyên gia về Trung Quốc đã có một cuộc thảo luận về câu hỏi liệu Trung Quốc có đang nỗ lực thay thế vị trí...