Ý định đằng sau việc mở rộng lực lượng đổ bộ của Trung Quốc
Trung Quốc vừa hạ thuỷ các tàu đổ bộ tấn công mới và tăng cường sức mạnh hải quân. Mục tiêu là thể hiện sức mạnh xa bờ, thách thức Mỹ ở ngoài biên giới châu Á.
Lính thuỷ đánh bộ Trung Quốc tập huấn tại Tân Cương. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang thách thức sức mạnh Mỹ xa hơn nữa. Các xưởng đóng tàu đã hạ thuỷ hai tàu đổ bộ tấn công mới Type 075, tạo nên mũi nhọn cho một lực lượng viễn chinh, tương tự như quân đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ.
Lực lượng mới này của Trung Quốc sẽ tự chủ – có khả năng triển khai đơn độc với các vũ khí hỗ trợ khi tham chiến ở nơi xa hoặc thể hiện sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tàu Type 075, với độ choán nước 40.000 tấn, là một dạng tàu sân bay cỡ nhỏ, có khả năng chứa tới 900 binh sĩ và đủ không gian cho các thiết bị hạng nặng cùng tàu đổ bộ, theo nhận định của các chuyên gia từng nghiên cứu ảnh vệ tinh và ảnh chụp các tàu này.
Video đang HOT
Ban đầu, mẫu tàu mới chứa được 30 trực thăng, sau đó có thể chở nhiều chiến đấu cơ, nếu Trung Quốc chế tạo được các máy bay cất cánh thẳng đứng và có đường băng ngắn như chiến đấu cơ F-35B của Mỹ.
Chiếc Type 075 đầu tiên được hạ thuỷ vào tháng 9/2019 và chiếc thứ hai vào tháng 4/2020, truyền thông quân sự chính thức của Trung Quốc đưa tin. Tàu Type 075 thứ ba đang được đóng. Hải quân Trung Quốc có thể có 7 con tàu kiểu này hoặc hơn.
Các nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho hay, các xưởng đóng tàu trong nước đang đóng và hạ thuỷ tàu đổ bộ nhanh tới mức giống như “thả bánh hấp xuống nước”, trong bối cảnh cạnh tranh quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc là phi pháp. Đáp lại, Trung Quốc nói, lập trường của Mỹ làm tăng căng thẳng và xói mòn ổn định ở khu vực.
Lực lượng đổ bộ của Trung Quốc hiện vẫn tụt sau Mỹ, song tốc độ lớn mạnh của quân đội Trung Quốc đã dần làm dịch chuyển sự cân bằng quyền lực ở châu Á. Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã khiển khai nhiều tên lửa và các hạm đội ngầm lẫn trên bề mặt nước.
Trung Quốc cũng đang mở rộng lực lượng lính thuỷ đánh bộ. Trung Quốc hiện có 25.000 tới 35.000 lính thuỷ đánh bộ đã được huấn luyện và trang bị đầy đủ để có thể đổ bộ và chiến đấu xa bờ, theo ước tính của Mỹ và Nhật. Quân số đã tăng mạnh, từ mức 10.000 năm 2017.
Theo các nhà phân tích Trung Quốc lẫn phương Tây, các tàu đổ bộ mới và lực lượng lính thuỷ đánh bộ được huấn luyện đặc biệt là một phần của chiến lược hiện đại hoá nhanh chóng của PLA, giúp thúc đẩy hoả lực cũng như ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh ra xa biên giới.
Mỹ biên chế thêm tàu đổ bộ 46.000 tấn
Hải quân Mỹ biên chế USS Tripoli, tàu đổ bộ thứ hai thuộc lớp America, nhưng không tổ chức lễ tiếp nhận do Covid-19.
Quá trình biên chế tàu đổ bộ USS Tripoli chỉ được thực hiện trên giấy tờ hôm 15/7 do dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và quy định hạn chế tập trung đông người. Sau quyết định biên chế, chiến hạm này sẽ chuyển sang hoạt động bình thường, Văn phòng Bộ trưởng Hải quân Mỹ hôm qua ra thông cáo cho biết.
Đây là tàu chiến cỡ lớn đầu tiên được Mỹ biên chế kể từ sau tàu sân bay hạt nhân USS Gerald R. Ford năm 2017. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ chưa dập tắt được đám cháy trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Giới chuyên gia cho rằng tàu USS Bonhomme Richard có thể bị loại biên do hỏng quá nặng sau đám cháy, tạo lỗ hổng lớn trong lực lượng tiền phương và chiến lược kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ.
USS Tripoli chạy thử trên biển năm 2019. Ảnh: US Navy.
USS Tripoli là chiếc thứ hai thuộc lớp tàu đổ bộ tấn công America, được đóng từ năm 2014 và chuyển cho hải quân Mỹ hồi tháng 2 năm nay để chạy thử trên biển. Chiến hạm sẽ chuyển đến quân cảng San Diego, bang California, vào cuối năm nay. Kế hoạch bàn giao bị chậm một năm do vấn đề kỹ thuật, nhưng nhà máy đóng tàu và hải quân Mỹ không cho biết chi tiết.
Con tàu dài 257 m, rộng 32 m, có lượng giãn nước gần 46.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.100 người và có thể mang theo gần 1.700 lính thủy đánh bộ với đầy đủ vũ khí trang bị.
Tương tự USS America, tàu đổ bộ USS Tripoli tập trung vào năng lực đổ bộ và tác chiến đường không, không có khoang hở phía sau để hỗ trợ khí tài đổ bộ đường biển. Tàu đổ bộ lớp America có khoang chứa máy bay rộng hơn lớp Wasp trước đó, cùng kho chứa vũ khí và nhiên liệu cỡ lớn để phục vụ cho lực lượng tiêm kích.
USS Tripoli có thể mang theo đơn vị không quân tiêu chuẩn của thủy quân lục chiến Mỹ gồm 12 trực thăng MV-22B, 6 tiêm kích tàng hình F-35B, 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53K, 7 trực thăng tấn công hoặc đa năng AH-1Z và UH-1Y, cùng hai trực thăng MH-60S phục vụ cứu hộ cứu nạn.
Lầu Năm Góc cũng đang thử nghiệm ý tưởng "tàu sân bay hạng nhẹ", giúp tàu đổ bộ như USS Tripoli có thể vận hành tối đa 20-24 chiếc F-35B cùng hai chiếc MH-60 nếu không mang theo phi đội trực thăng.
Trung Quốc hé lộ binh lực Mỹ ở châu Á Trung Quốc cho rằng Mỹ triển khai khoảng 375.000 quân ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để duy trì "cạnh tranh siêu cường" với nước này. Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc ngày 23/6 sẽ công bố báo cáo về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, nêu chi tiết...