Ý định của EU khi ông Putin và ông Tập vắng mặt ở Thượng đỉnh G20
EU muốn nắm bắt cơ hội này để chứng tỏ rằng họ nghiêm túc trong việc xác định lại quan hệ đối tác với “ lục địa đen”.
Liên minh châu Âu (EU) định tranh thủ sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tuần này để tăng cường tiếp cận các quốc gia thuộc Nam Bán cầu, thông qua một cuộc gặp cấp cao với các nhà lãnh đạo châu Phi bên lề sự kiện thường niên của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 5/9.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở New Delhi vào ngày 9-10/9 tới sẽ quy tụ Nguyên thủ Quốc gia và người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên G20 hiện bao gồm: G20 bao gồm các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Canada, Italy), các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU.
Theo Bloomberg, với việc cả Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga đều tuyên bố không tới dự sự kiện của các nhà lãnh đạo G20 năm nay, EU muốn nắm bắt cơ hội này để chứng tỏ rằng họ nghiêm túc trong việc xác định lại quan hệ đối tác với “lục địa đen”, nơi cả Bắc kinh và Moscow đều đang tích cực thúc đẩy quan hệ ngoại giao và kinh tế.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg, Nga, ngày 27/7/2023. Ảnh: ABC News
Video đang HOT
Ấn Độ – nước chủ nhà G20 năm nay – đã mời Liên minh châu Phi (AU) gia nhập khối với tầm nhìn dài hạn. Tới dự hội nghị lần này có các nhà lãnh đạo từ Nam Phi, thành viên châu Phi duy nhất trong G20 hiện nay, cũng như các lãnh đạo từ Ai Cập, Nigeria và Comoros – nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của AU.
Về phía EU có Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Trong số các mục tiêu của “Hội nghị Thượng đỉnh mini” tại Ấn Độ vào ngày 9/9, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn tán thành nỗ lực của AU để trở thành thành viên thường trực của G20.
Tư cách thành viên thường trực, thay vì tư cách thành viên của một “tổ chức quốc tế được mời”, sẽ mang lại cho AU địa vị tương tự như EU tại G20. Đó là một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm giúp các nước châu Phi có tiếng nói mạnh mẽ hơn khi các tổ chức quốc tế quyết định các biện pháp ảnh hưởng đến họ, bao gồm cả nỗ lực giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu – chủ yếu do phát thải từ các quốc gia G20 gây ra.
Ngoài ra, chương trình nghị sự của “Hội nghị Thượng đỉnh mini” cũng bao gồm các cuộc thảo luận về hậu quả của xung đột Nga-Ukraine đối với an ninh lương thực toàn cầu, nỗ lực cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu, cải thiện điều kiện cho đầu tư tư nhân và các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi, cũng như tình hình ở khu vực Sahel.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự kiến sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 9-10/9/2023, thay cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Kyodo News
Tuy nhiên, sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng khiến các lãnh đạo EU tiếc nuối, tờ South China Morning Post cho biết. Cả bà von der Leyen và ông Michel đều mong muốn một cuộc hội đàm trực tiếp với ông Tập Cận Bình, nhưng giờ sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, người thay ông Tập dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng đã lên kế hoạch gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc, và thậm chí đã cử Ngoại trưởng Anh James Cleverly tới Bắc Kinh “tiền trạm” tuần trước.
Thực tế là ngay cả khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang xem xét các chính sách được thiết kế để “giảm thiểu rủi ro” trong mối quan hệ của họ với Trung Quốc, họ vẫn muốn tiếp tục đàm phán với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngân hàng của BRICS nhắm đến hỗ trợ các quốc gia châu Phi
Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) thành lập có thể hỗ trợ tài chính cho các dự án tại châu Phi để xử lý những thách thức cấp bách nhất của "Lục địa Đen".
Trụ sở của Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Chủ tịch ngân hàng NDB Dilma Rousseff đã nhấn mạnh thông báo trên vào hôm 24/8. Cựu Tổng thống Brazil Rousseff trong bài phát biểu tại Johannesburg (Nam Phi) còn khẳng định rằng các thành viên BRICS là "đối tác tốt" của châu Phi.
Bà Rousseff đồng thời cho biết thêm NDB sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số ở châu Phi cũng như các dự án giáo dục. Bà nói: "NDB có tiềm năng trở thành đơn vị dẫn đầu các dự án giải quyết những thách thức cấp bách nhất của các quốc gia châu Phi".
Cựu Tổng thống Brazil này cũng nhấn mạnhg tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của châu Phi đã tăng lên 8,8% FDI toàn cầu vào năm 2021 từ mức chỉ 4,9% vào năm 2010 nhưng nó "có thể và phải tăng hơn nữa".
Ngoài ra, theo bà Rousseff, một trong những thách thức cần vượt qua là "mở rộng các cơ chế thanh toán, đặc biệt là nội tệ và các công cụ tài chính khác có thể được tạo ra, để xây dựng một hệ thống tài chính mới, đa phương và toàn diện hơn".
Bà Rousseff cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của các dự án cơ sở hạ tầng chung giữa một số quốc gia, đồng thời lưu ý rằng châu Phi có tiềm năng thủy điện chưa được khai thác lớn nhất thế giới.
Được thành lập vào năm 2015 với tư cách là dự án tài chính hàng đầu của BRICS, tham vọng của NDB phục vụ các nền kinh tế mới nổi và tài chính phi đô la hóa đã bị hạn chế bởi thực tế kinh tế và xung đột Nga-Ukraine. Năm 2022, ngân hàng NDB giải ngân khoản vay khoảng 1 tỷ USD.
NDB được thành lập với 10 tỷ USD vốn góp từ mỗi quốc gia BRICS. Bangladesh, UAE và Ai Cập đã tham gia từ năm 2021, nâng số thành viên của NDB lên 8 quốc gia. Uruguay đang trong quá trình gia nhập, trong khi Algeria, Honduras, Zimbabwe và Saudi Arabia đã bày tỏ quan tâm.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã quyết định mời 6 quốc gia gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) gia nhập khối này. Quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra trong 3 ngày 22-24/8 ở thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Nam Phi công bố kết quả điều tra cáo buộc lén chuyển vũ khí cho Nga Liên quan đến cáo buộc một tàu của Nga hồi năm ngoái thu thập vũ khí từ một cảng của Nam Phi để chuyển đến Nga, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 3/9 cho biết, kết quả một cuộc điều tra độc lập không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy điều này. Ảnh minh họa AP. Trong bài phát biểu ngày...