Ý chí thép của người “không lưng”
Chị Y Lợi, 28 tuổi, người Sơ Đrá (một nhánh của người Xê Đăng) ở thôn 2, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum được xem là người “không lưng” nhưng có nghị lực phi thường. Y Lợi hiện đang công tác tại văn phòng Đảng ủy xã Ngọc Wang.
Khi vừa sinh ra, chị đã bị dị tật bẩm sinh (gù lưng, vẹo cột sống); vừa tròn 1 tuổi, bố chị mất khiến cả nhà gặp nhiều khó khăn. Mặc dù bị dị tật nhưng khi tới tuổi đến trường Y Lợi vẫn một mực xin mẹ được đi học.
Cuộc sống khó khăn, bản thân dị tật, đi học lại bị mọi người trêu chọc khiến Y Lợi mặc cảm, nhiều lần khóc thầm. “Mình phải cho họ thấy, người khuyết tật cũng học tốt, không phải bỏ đi. Mình phải có ý chí, phấn đấu vượt lên tất cả”, Y Lợi tâm sự.
Những người khuyết tật tham gia lao động sản xuất, vượt lên số phận.
Ban đầu, việc học khó tiếp thu nhưng Y Lợi vẫn miệt mài học. Các bạn cùng trang lứa bỏ công sức một, Y Lợi phải gắng gấp đôi, gấp ba. Khi học, lúc mọi người ra chơi vui vẻ, Y Lợi vẫn lầm lũi ngồi trong lớp tiếp tục học bài. Về nhà, Y Lợi cùng mẹ và các anh chị em tham gia sản xuất. Học đến lớp 9, Y Lợi xin phép gia đình theo học lớp văn thư lưu trữ tại thành phố Kon Tum (cách nhà 40 km). Mặc dù mọi người trong gia đình đã can ngăn, lo chị sẽ không thể trụ nổi ở môi trường xa lạ nhưng Y Lợi vẫn một mực xin đi. Trước quyết tâm lớn của Y Lợi cùng những gì mà chị đã làm được trong suốt 9 năm theo học ở trường, cả nhà đành để chị theo đuổi ước mơ của mình. “Mình bị dị tật, gia đình lại có 9 anh chị em, không có nương rẫy nhiều, bản thân mình cũng không thể làm được việc nặng nhọc nên học là cách để giúp mình thoát khổ. Mình nghĩ làm văn thư lưu trữ là phù hợp với mình nhất”, chị Y Lợi chia sẻ.
Video đang HOT
Ở môi trường mới, một lần nữa Y Lợi phải phấn đấu nhiều để theo kịp các bạn trong lớp. Chị cho biết: “Khi mọi người học xong, cả lớp chỉ mình em ở lại rèn thêm kỹ năng tin học. Thấy mình bị dị tật, lại có quyết tâm nên được thầy cô, bạn bè ủng hộ giúp đỡ. Nhờ vậy, mình mới tốt nghiệp ra trường được”. Sau khi ra trường, chị xin vào làm văn thư ở xã. Trong thời gian này, chị vừa làm vừa đi học bổ túc văn hóa ở Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Đăk Hà. Năm 2011, chị Y Lợi đã lập gia đình với anh Mai Văn Tước ở tỉnh Đăk Lắk. Chồng chị cũng là một người bị dị tật bẩm sinh (teo cơ). Hiện anh chị đã sinh được một bé gái xinh đẹp, hoàn toàn khỏe mạnh.
Đánh giá về sự nỗ lực của Y Lợi, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Wang Phan Hồng Sơn nhận xét: Mặc dù bị dị tật nhưng ngay từ nhỏ chị Y Lợi luôn biết phấn đấu nỗ lực, vượt qua mặc cảm tự ti để vươn lên trong học tập và cuộc sống. Trong công việc, chị Y Lợi luôn có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, chị còn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn, Hội và xã. Hiện chị là Đảng viên và là đại biểu Hội đồng nhân dân xã Ngọc Wang.
Cùng quan điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Wang, anh Phùng Anh Trường – cán bộ Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội huyện Đăk Hà cho biết: Nhiều năm qua, chị Y Lợi luôn là tấm gương người khuyết tật tiêu biểu nhất của huyện Đăk Hà để các bạn trẻ bị dị tật bẩm sinh trong xã, huyện học tập và noi theo.
Cao Nguyên
Theo TTXVN
Trung Quốc bãi miễn tư cách "ông nghị" của cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam
Cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Cừu Hòa đã trở thành quan chức tiếp theo ở Trung Quốc bị "ngã ngựa" với cáo buộc tình nghi "vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng", cụm từ thường được dùng để ám chỉ tới tội tham nhũng.
Cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Cừu Hòa trước khi bị "sờ gáy" (Ảnh: Xinhua)
Theo thông tin do hãng Xinhua công bố ngày 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Cừu Hòa đã bị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
Xinhua đưa tin Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tỉnh Vân Nam đã bỏ phiếu thông qua quyết định bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh của ông Cừu Hòa.
Trước đó, ông này cũng đã bị cách chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam.
Thông báo trước đó của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết ông Cừu Hòa đang bị điều tra vì tình nghi "vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng".
Ông Cừu Hòa là quan chức mới nhất ở Trung Quốc bị "ngã ngựa" trong chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" do Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền của ông Tập Cận Bình tiến hành.
Cách đây 3 ngày, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Huy cũng đã ra quyết định bắt giữ Ư Hoa Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy Viện Thiết kế đo đạc thủy điện, thủy lợi của tỉnh An Huy do tham ô. Kết quả điều tra cho thấy, Ư Hoa Bình đã lợi dụng chức vụ biển thủ công quỹ với số lượng lớn.
Ngoài U Hòa Bình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Huy cũng ra quyết định bắt Hồ Vĩnh Đạt, nguyên Chánh văn phòng Chính quyền thành phố Hoài Bắc và Triệu Hồng Mai, nguyên Phó Giám đốc Đài phát thanh truyền hình tỉnh An Huy do bị tình nghi lợi dụng chức vụ nhận nhiều tiền hối lộ.
Theo thống kê, trong năm ngoái, Trung Quốc đã trừng phạt 151 quan chức chính quyền trung ương; tiếp nhận, xử lý hơn 3.000 đơn thư tố giác các quan chức vi phạm quy định và kỷ luật đảng, tiến hành xử lý 208 vụ việc. Ủy ban Công tác Cơ quan Nhà nước của Trung Quốc (SOWC) cũng đã tiến hành kiểm tra tác phong, lề lối làm việc của 20 bộ và cơ quan.
Vũ Anh
Theo Dantri/ Xinhua
Giáng chức Trưởng phòng Tài chính vì hàng loạt vi phạm Ông Lê Xuân Thành, Huyện ủy viên, nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch UBND huyện, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa bị điều chuyển công tác vì có nhiều sai phạm. Trong năm 2014, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra, xác minh dấu hiệu đảng viên vi...