Y bác sĩ tuyến đầu chống dịch: ‘Bao khó khăn không bằng con hỏi khi nào mẹ về’
‘Khó khăn nhất là khi nói chuyện với con, con hỏi sao mẹ đi lâu thế, bao giờ mẹ về’, ‘Chưa bao giờ được ngủ một giấc quá 3-4 tiếng, cho dù trong giờ nghỉ, họ vẫn cứ quanh quẩn bên chỗ khu bệnh nhân’…
Y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong cuộc chiến chống COVID-19 – Video: T.Đ.
Đó là trải lòng của các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Trong mùa dịch này, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã đón xấp xỉ 135 bệnh nhân COVID-19, trong đó khoa Nội Tổng hợp là một trong những khoa có nhiều bệnh nhân nhất, hiện còn khoảng 40 người.
Gần một tháng rưỡi nay hoàn toàn ở bệnh viện, bác sĩ Trần Thị Hải Ninh – Trưởng khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết các đồng nghiệp của chị có người còn ở đây lâu hơn và hoàn toàn không được về nhà. Họ luôn là các “F1″ – người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và phải “cấm trại” để bảo đảm an toàn cho người thân, hàng xóm…
Trong cuộc chia sẻ hiếm hoi, chị đã rơi nước mắt kể về thời khắc khó khăn nhất của mình và đồng nghiệp ở bệnh viện: khi gọi điện về nhà cho con, con hỏi sao mẹ đi lâu thế, bao giờ mẹ về. Câu hỏi họ không thể trả lời vì chính họ cũng không biết khi nào mình được về, để ôm con vào lòng cho thỏa nỗi nhớ thương.
Điều dưỡng Doãn Thị Nguyệt – Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện, thì không giấu được xót xa khi kể về những đồng nghiệp trẻ phải xa con nhỏ, bị chủ nhà trọ kỳ thị: ‘Chủ nhà trọ lấy vôi bột rắc quanh nhà dù anh chồng đã nói vợ tôi trực ở bệnh viện không về’…
Còn BS Đồng Phú Khiêm – phó trưởng khoa điều trị tích cực, người đã cùng gần 20 đồng nghiệp đã rất vất vả điều trị cho 5 bệnh nhân nặng nhất, trong đó có bệnh nhân 3 lần ngừng tuần hoàn, tâm sự: “Chưa bao giờ chúng tôi được ngủ một giấc quá 3, 4 tiếng, có người bị ám ảnh bởi tiếng máy thở, tiếng báo động… Thế nhưng có chút thời gian nghỉ ngơi thì lại lên mạng tìm tài liệu, hoặc quanh quẩn ở khu bệnh nhân”.
“Mong muốn lớn nhất là dịch hết để dân được bình yên, sau đó mình được về nhà. Vợ chồng tôi cũng nói với nhau: từ lúc yêu nhau, rồi cưới nhau 10 năm, chưa bao giờ mình xa nhau lâu thế này”, ông chia sẻ.
Trong số gần 135 bệnh nhân của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, đến nay đã có trên 70 người đã khỏi, trong đó có những bệnh nhân rất nặng, có bệnh nhân 3 lần ngừng tuần hoàn trong đêm đã được cấp cứu kịp thời và vượt qua giai đoạn nguy hiểm.
LAN ANH
Chiếc máy thở đầu tiên do Vingroup sản xuất đã được chuyển đến Bộ Y tế
Tập đoàn Vingroup đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng 13/4.
Báo cáo về các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra vào chiều 13/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Tập đoàn Vingroup báo cáo đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng nay. Bộ Y tế đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. (ảnh: KT)
Trước đó, tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 3/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, dự kiến nửa cuối tháng 4 sẽ có sản phẩm cung ứng cho thị trường Việt Nam. Tập đoàn này đang chuẩn bị tích cực, phối hợp với công ty của Mỹ để triển khai thực hiện.
Theo Vingroup, các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng.
Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.
Báo cáo về vấn đề hậu cần chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã ký hợp đồng mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế; 268.500 khẩu trang N95 (đã cấp cho các đơn vị 25.800 cái), 174.300 bộ trang phục phòng chống dịch cấp độ 1-2, 90.000 bộ trang phục chống dịch cấp độ 3-4 (đã cấp cho các đơn vị 2.200 bộ).
Ban chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Đối với khẩu trang y tế, giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi đảm bảo mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế làm rõ việc găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu.
"Bộ Y tế đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị quyết 20/NQ-CP cho phép xuất khẩu khẩu trang cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch, xuất khẩu cho các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo nhu cầu trong nước trước khi xuất khẩu" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm./.
Kim Anh
Người trẻ nơi tuyến đầu Cả bốn y bác sĩ, điều dưỡng tham gia với lực lượng quân đội trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà con trở về lần này đều chưa có ai quá 30 tuổi. Bác sĩ Đào Thị Túy Duyên kiểm tra sức khỏe cho người cách ly tập trung - Ảnh: TR.TR. "Hồi mới lên, em stress luôn vì lúc ấy các...