Y bác sĩ BV Chợ Rẫy: ‘Chúng tôi luôn sẵn sàng lên đường’
“Chỉ khi nào kiểm soát được dịch COVID-19 ở Đà Nẵng thì TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung mới có thể kiểm soát được dịch.
Chúng tôi sẵn sàng lên đường, góp phần nhỏ nhoi vào công tác chống dịch và hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh” – một “chiến sĩ áo trắng” của Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TPHCM tâm sự trước giờ lên đường vào “điểm nóng” Đà Nẵng.
Đội Phản ứng nhanh số 6 của BV Chợ Rẫy trước giờ lên đường
Chiều ngày 7/8, BV Chợ Rẫy tiếp tục cử Đội phản ứng nhanh số 6 lên đường hỗ trợ Đà Nẵng trong công cuộc phòng chống COVID-19.
Nhóm hỗ trợ lần này thuộc chuyên khoa Thận nhân tạo của BV Chợ Rẫy gồm BS CK2 Lê Kinh Luân và Điều dưỡng Nguyễn Xuân Hưng. Các nhân viên y tế sẽ tham gia thường trực tại BV Đa khoa Hòa Vang để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong giai đoạn hiện nay.
Theo BS Luân, trước khi đi chỉ kịp chuẩn bị một số phương tiện cá nhân, gọi điện thoại thông báo với gia đình và lên đường ngay.
Video đang HOT
Các “chiến sĩ áo trắng” luôn trong tinh thần sẵn sàng vào tâm dịch
“Bà xã cũng làm trong ngành nên rất thông cảm tôi. Chuyến công tác lần này đặc biệt hơn những lần khác, đây là nhiệm vụ vừa đi hỗ trợ tỉnh bạn về chuyên môn, vừa trong tâm thế chống dịch. Nếu mình kiểm soát được dịch ở Đà Nẵng thì cả nước nói chung và TPHCM nói riêng mới có thể kiểm soát được dịch.
Tôi không căng thẳng lắm khi đi Đà Nẵng. Là một bác sĩ, mình có phải có trách nhiệm hỗ trợ công tác phòng dịch. Tôi học ngành y là để chăm sóc sức khỏe gia đình bản thân và những người thân, nên chuyến công tác này cũng không ngoài mục đích đó. Tôi muốn góp phần nhỏ nhoi vào việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người, cũng là sức khỏe của người thân” – BS Luân chia sẻ.
Theo BS Luân, khi đến Đà Nẵng, nhóm sẽ hỗ trợ chuyên ngành về lọc máu, hỗ trợ bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và bệnh lý nền.
Sáng ngày 7/8, BS CK2 Nguyễn Tri Thức – Giám đốc BV Chợ Rẫy cũng đã đến thăm hỏi, động viên hậu phương của các y bác sĩ đội phản ứng nhanh của BV đã lên đường tham gia hỗ trợ người dân Đà Nẵng, Quảng Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Chủ tịch Hà Nội: 'Test nhanh âm tính, vẫn có nguy cơ'
Ông Nguyễn Đức Chung nói việc xét nghiệm nhanh chỉ có tác dụng sàng lọc với tỷ lệ chính xác từ 60% đến 75%.
Chiều 5/8, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 thành phố, lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cho hay các quận, huyện, thị xã thống kê được trên 95.000 người từ Đà Nẵng về Hà Nội thời gian gần đây.
Đến nay đã xét nghiệm nhanh hơn 72.000 người, chỉ ghi nhận 12 ca dương tính, nhưng xét nghiệm lại bằng kỹ thuật PCR thì các trường hợp này đều âm tính.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Võ Hải
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng trong số 72.000 người được test nhanh và âm tính, "vẫn còn xác suất tồn tại người nhiễm bệnh chưa được phát hiện". Ông dẫn chứng, hiện trên địa bàn ghi nhận một ca nghi nhiễm ở quận Bắc Từ Liêm, từng đi du lịch ở Đà Nẵng, "ca này khi đi test nhanh ở trạm y tế phường thì âm tính, song sau đó đến khám ở Viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 nhận kết quả xét nghiệm dương tính lần một".
Ngoài ra, theo ông Chung, con số thống kê trên 95.000 người về từ Đà Nẵng chưa phải đã hết, vì còn những người về từ Đà Nẵng nhưng đi đường bộ, đường sắt và cả những người ở các tỉnh về từ Đà Nẵng sau đó đến Hà Nội chưa thể thống kế.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát toàn bộ số người về từ Đà Nẵng, Quảng Nam... để cách ly y tế tại nhà.
"Tất cả các trường hợp về từ Đà Nẵng từ 15/7 đến nay, dù đã test nhanh cũng phải làm xét nghiệm PCR để khẳng định", Chủ tịch Hà Nội yêu cầu và cho rằng chỉ xét nghiệm PCR mới chính xác và "dù thành phố phải xét nghiệm cho hàng trăm nghìn người cũng phải làm".
Một người về từ Đà Nẵng về được test nhanh tại trung tâm y tế phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy ngày 30/7. Ảnh: Tất Định.
Bộ Y tế chiều 5/8 ghi nhận 41 ca nhiễm nCoV, trong đó 34 ca ở Đà Nẵng, bốn người Lạng Sơn, hai Bắc Giang đều liên quan Đà Nẵng và một ca nhập cảnh cách ly ngay. Như vậy, hôm nay ghi nhận tổng cộng 43 ca nhiễm mới.
Tổng số ca nhiễm cả nước lên 713, trong đó 381 người đã khỏi, 8 người tử vong, 324 bệnh nhân đang điều trị. 11 bệnh nhân nguy kịch nguy cơ tử vong rất cao.
Hai bệnh nhân Quảng Nam vừa công bố mắc COVID-19 di chuyển liên tục, tiếp xúc nhiều người Hai bệnh nhân ở Quảng Nam vừa công bố mắc COVID-19 có lịch trình di chuyển dày đặc, tiếp xúc nhiều người Lực lượng y tế Quảng Nam lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Cách ly một khu phố liên quan ca nghi nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Lạng Sơn Sáng 5/8, Quảng Nam ghi nhận thêm 2 ca dương tính với...