Y án tử hình với kẻ thảm sát gia đình vợ bằng búa
Nghi vợ ngoại tình, Tấn dùng búa đánh chết vợ mình sau đó tiếp tục giết hại mẹ vợ và anh vợ.
Bị cáo Huỳnh Văn Tấn tại phiên tòa
Ngày 10.8, Tòa án Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, tuyên y án tử hình đối với Huỳnh Văn Tấn (40 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) về tội giết người.
Tại tòa, Tấn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Hội đồng xét xử nhận định, hành vi phạm tội của bị cáo gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, những bị hại đều là người thân của bị cáo. Các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo đã được tòa cấp sơ thẩm xem xét, vì vậy tòa tuyên y án tử hình đối với Tấn.
Theo bản án sơ thẩm, Tấn và chị Huỳnh Thị Thu Hà (43 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) kết hôn năm 2012 và có một con chung, sống ở nhà mẹ vợ. Do mâu thuẫn nên bà Trần Thị Dung (mẹ vợ) đuổi Tấn về gia đình cha mẹ ruột ở Bến Tre ở.
Tối 30.7.2014, sau khi uống rượu, Tấn về nhà mẹ vợ, tại đây 2 vợ chồng cãi nhau. Bực tức về việc bị vợ đuổi về và nghi ngờ vợ ngoại tình nên Tấn lấy cây búa đập bể một số vật dụng trong nhà.
Video đang HOT
Lúc này, chị Hà nhìn thấy nên đuổi Tấn về liền bị Tấn dùng búa đánh mạnh vào đầu chị Hà khiến chị chết tại chỗ.
Cùng lúc, bà Dung chạy vào can ngăn cũng bị Tấn dùng búa đánh nhiều nhát vào người khiến bà bị chấn thương sọ não, vỡ tim ,bất tỉnh và chết tại bệnh viện.
Anh Huỳnh Văn Tài (anh chị Hà) khi thấy Tấn đập phá tài sản nên chạy đi báo công an. Vừa đi trình báo về thì bị Tấn cầm búa đánh mạnh một cái vào đầu anh Tài, gây tử vong.
Tấn bị công an bắt quả tang và thu giữ cây búa Tấn đang cầm trên tay.
Tin, ảnh: Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh là hoàn toàn đúng đắn
Hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dã man, nhất thiết phải loại trừ người phạm tội khỏi đời sống. Điều này thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước ta". Đó là quan điểm của Tiến sỹ Đỗ Đức Hồng Hà Phó Giám đốc phụ trách Học viện Tư pháp về việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi.
Cũng theo TS. Đỗ Đức Hồng Hà, tử hình là hình phạt đặc biệt, có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất nhằm tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Nhà nước đã loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của cả xã hội.
Tử hình không đặt ra mục đích cải tạo và giáo dục người bị kết án song vẫn có mục đích phòng ngừa riêng, loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án. Đối với xã hội nói chung, án tử hình có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa tội phạm.
Từ thực tiễn xét xử cho thấy, tử hình chỉ được áp dụng trong trường hợp người phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội..., có ảnh hưởng rất xấu và bị dư luận xã hội kịch liệt lên án.
Trên thế giới đã có gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các loại tội phạm. Những năm gần đây, ở nước ta đã có sự phân hóa thành 2 luồng quan điểm - quan điểm ủng hộ và phản đối việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình.
Những quan điểm ủng hộ cho rằng, việc giữ lại hình phạt tử hình còn cần thiết do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước.
Hình phạt tử hình vẫn cần áp dụng cho những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dã man, tàn bạo (Trong ảnh: Tòa tuyên án tử hình bị cáo Huỳnh Văn Tấn (Bến Tre) - kẻ nhẫn tâm giết vợ, mẹ vợ, anh vợ tháng 3-2015)
Trái với quan điểm này, không ít người lại cho rằng, tử hình là hình phạt trái với nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong BLHS, quyền được sống của con người là một quyền tự nhiên có tính phổ biến, không ai có quyền tước bỏ, việc bãi bỏ hình phạt này là phù hợp với nguyên tắc nhân đạo nói chung.
Hiện nay, trong BLHS, hình phạt tử hình chỉ còn được quy định đối với một số nhóm tội. Ngoài việc quy định cụ thể các tội phạm mà Toà án có thể áp dụng hình phạt tử hình, BLHS còn hạn chế tối đa khả năng áp dụng hình phạt đó: Tử hình chỉ được áp dụng trong phạm vi những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Thậm chí, ngay cả khi có đủ điều kiện này thì tử hình cũng không phải là hình phạt duy nhất, mà là khả năng cuối cùng, khi Toà án xét xử thấy không thể áp dụng loại hình phạt khác. Pháp luật cũng nghiêm cấm áp dụng hình phạt này đối với những người phạm tội khi chưa thành niên hoặc phụ nữ có thai.
Từ những phân tích nêu trên, TS. Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, Dự thảo BLHS (sửa đổi) bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh là hoàn toàn đúng đắn. Hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dã man, tàn bạo, nhất thiết phải loại trừ người phạm tội khỏi đời sống.
Do vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hình phạt tử hình cần được tiến hành theo các hướng: Tiếp tục thu hẹp, hạn chế việc quy định hình phạt tử hình trong phần các tội phạm. Việc hạn chế, thu hẹp hình phạt tử hình thông qua quá trình phi hình sự hóa được thực hiện bằng nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, thi hành hình phạt tử hình một cách chặt chẽ, nghiêm khắc, đồng thời bổ sung quy định điều kiện hoãn thi hành hình phạt tử hình và việc chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù có thời hạn...
Theo_An ninh thủ đô
GĐ CA tỉnh Nghệ An đến hiện trường chỉ đạo điều tra vụ thảm sát Sáng ngày 16/7, đoàn công tác do Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An dẫn đầu đã tiếp cận hiện trường vụ thảm sát khiến 4 người trong gia đình tử vong tại huyện Tương Dương (Nghệ An). Tin mới nhận cho hay, ngay từ sáng sớm ngày 16/7, đoàn công tác hơn 50 người gồm các lực...