Y án tử hình Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc
Cho rằng cấp sơ thẩm tuyên tử hình về tội tham ô và 18 năm tù về tội cố ý làm trái đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn phúc là hoàn toàn thỏa đáng, Tòa phúc thẩm đã tuyên y án tử hình hai bị cáo này
Đúng 14h chiều 7/5, HĐXX Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên án vụ Dương Chí Dũng và 8 đồng phạm.
Sau gần 10 ngày nghị án, chiều 7/5, HĐXX sẽ đưa ra bản án cuối cùng đối với Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines và các đồng phạm
Dương Chí Dũng trước vành móng ngựa phiên tòa phúc thẩm ngày 7/5
Cuối cùng của bản kết luận, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định:
Tử hình Dương Chí Dũng về tội tham ô, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái. Buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là Tử hình. Tử hình Mai Văn Phúc về tội tham ô, 18 năm về tội Cố ý làm trái. Buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là tử hình.
15h40: Về kháng cáo của bà Phương và chị T. về việc kê biên tài sản nhà đất, HĐXX xác định: Có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của hai người này. Việc chấp nhận kháng cáo của bà Phương về 1/2 giá trị căn nhà tại phố Nguyên Hồng và của chị T về 1/8 giá trị căn hộ tại chung cư Sky City 88 Láng Hạ là có căn cứ.
15h33: HĐXX cho rằng, cần phải giữ nguyên hình phạt mà cấp sơ thẩm đã tuyên dành cho hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mới đủ sức răn đe. Về hành vi của nhóm bị cáo hải quan, bản kết luận vụ án của cấp phúc thẩm nhận định: Hành vi của các bị cáo là cho thông quan ụ nổi 83M có trọng tải lớn, các bị cáo không có mục đích tư lợi trong vụ án. Ở phiên sơ thẩm, các bị cáo này không nhận tội nhưng tại phiên phúc thẩm, các bị cáo đã nhận tội. Điều đó thể hiện sự ăn năn, hối cải. Do đó, các bị cáo hải quan cần được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Về mức bồi thường dân sự của các bị cáo còn lại gồm Dũng, Phúc, Sơn, Khang và Dương HĐXX nhận định: Mức bồi thường mà cấp sơ thẩm đã tuyên là hoàn toàn có căn cứ.
15h30: Căn cứ vào lời khai của Trần Hải Sơn, HĐXX nhận thấy phù hợp với lời khai của Trần Hải Hà, Trần Hài Yến và một số nhân chứng khác. Ngoài ra, lời khai của Sơn phù hợp với quá trình điều tra. HĐXX cấp sơ thẩm quy kết hành vi tham ô của các bị cáo. Việc Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc nhận mỗi người khoản tiền 10 tỷ đồng mà cấp sơ thẩm đã quy kết là có cơ sở. HĐXX cấp phúc thẩm xác định, lời khai của các bị cáo tại phiên phúc thẩm là chưa thành khẩn, là đổ lỗi cho nhau để chối tội. Do đó, án mà cấp sơ thẩm đã tuyên dành cho các bị cáo là hoàn toàn có căn cứ.
15h25: Về tình tiết Dũng nhờ người quen ở sân bay ‘xách hộ’ chiếc vali mà Trần Hải Sơn đưa trước đó, HĐXX xác định, sau khi điều tra, hành vi này như Dũng khai là không có căn cứ. Bởi tất cả hành lý của khách trước khi lên máy bay đều được qua khâu kiểm tra an ninh. Nhân chứng mà Dũng khai là ‘nhờ xách hộ’ đã khẳng định điều này. Về hành vi nhận tham ô của các bị cáo, HĐXX xét thấy cấp sơ thẩm quy kết việc Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc nhận số tiền mỗi người 10 tỷ đồng là có căn cứ.
15h15: Bản án kết luận của TAND Tối cao cũng nêu rõ, mặc dù Trần Hải Sơn là người đứng ra thỏa thuận với ông Goh (GĐ công ty AP) về khoản tiền lại quả 1,666 triệu USD. Tuy nhiên, việc này phải có thỏa thuận ngầm trước đó giữa Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc với ông Goh. Chỉ có Dũng và Phúc mới có đủ thẩm quyền quyết định việc có mua ụ nổi hay không. Bên cạnh đó, bản kết luận cũng nêu rõ, một mình Trần Hải Sơn không thể chiếm đoạt hết số tiền lại quả này. Phải có sự đồng ý của Dương Chí Dũng hoặc Mai Văn Phúc thì Sơn mới đi thỏa thuận.
15h10: HĐXX cho rằng, hành vi kêu oan, xin giảm nhẹ tội của các bị cáo trong vụ án này là không có cơ sở. Về quan điểm của các luật sư bào chữa, cho rằng việc mua ụ nổi có sự tham gia của các thành viên HĐQT, nếu quy trách nhiệm cho Dương Chí Dũng, là Chủ tịch HĐQT thì những thành viên HĐQT khác cũng phái có liên quan. HĐXX cho rằng, các thành viên HĐQT chỉ biết đến ụ nổi khi nó đã được ghi là đủ điều kiện mua. Do đó các thành viên HĐQT mới ký vào biên bản phê duyệt mua ụ nổi cho dự án. Trên cơ sở đó, trách nhiệm cao nhất vẫn thuộc về Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc. Sau đó là Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương.
Về trách nhiệm của nhóm 3 bị cáo hải quan, HĐXX cho rằng, việc xác định hành vi của 3 bị cáo này đã giúp sức cho ụ nổi 83M được thông quan nhập khẩu vào Việt Nam là hoàn toàn có đủ căn cứ.
14h45: Bản kết luận vụ án đã thể hiện quan điểm của HĐXX về việc xác định ụ nổi có phải là tàu biển hay không? Theo đó, bản kết luận nêu rõ, dựa vào Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, ụ nổi không phải di động nhưng có cấu trúc tàu biển, do đó ụ nổi là tàu biển. Mặt khác, trong bản đăng ký của hải quan Nga, công ty Nakhodka đã đăng ký với Hải quan Nga ụ nổi là tàu biển. Luật Hàng hải Việt Nam đã quy định ụ nổi là một cấu trúc nổi di động phải quản lý theo quy phạm của tàu biển.
Khi về Việt Nam, ụ nổi 83M đã được Cục Hải quan chi nhánh TPHCM cho phép đăng ký tạm thời dưới hình thức là tàu biển. Bản kết luận cũng nêu rõ, Công ước quốc tế HS chỉ là văn bản áp dụng trong ngành hải quan để thực hiện việc áp thuế với thiết bị nhập khẩu. Trên thực tế, ụ nổi hoạt động như một tàu biển, phải đăng kiểm như tàu biển. Việc mua bán thiết bị theo đó phải thực hiện theo Nghị định 49/CP của Chính phủ.
14h30: HĐXX đề cập quan điểm của đại diện VKS bác kháng cáo của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc. Đồng thời, VKS đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm về cả 2 tội danh tham ô tài sản, cố ý làm trái, áp dụng các điều khoản khác để tăng trách nhiệm bồi thường dân sự với 2 bị cáo.
Video đang HOT
VKS đề nghị giữ nguyên quyết định kê biên các tài sản đảm bảo, có xem xét đến quyền lợi của bà Phạm Thị Mai Phương (vợ Dương Chí Dũng) đối với căn nhà 2 vợ chồng đang ở và khoản tiền chị P.T.T khai đã bỏ ra để cùng mua căn hộ Sky City.
14h15: Trước khi đi vào nội dung tóm tắt diễn biến vụ án, chủ tọa phiên tòa cho lực lượng cảnh sát bảo vệ ngồi xuống, các bị cáo tiếp tục đứng nghe tuyên án.
14h12: Thay mặt HĐXX cấp phúc thẩm, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn đọc bản kết luận, nêu lại toàn bộ nội dung vụ án thông qua cáo trạng như đã được công bố tại phiên tòa sơ thẩm vừa qua.
Dương Chí Dũng và đồng phạm đứng nghe tòa tuyên án
14h05: HĐXX bước vào phòng xét xử, phiên tòa bắt đầu. Thay mặt HĐXX, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn đọc kết luận bản án. 9 bị cáo trong vụ án đứng trước vành móng ngựa để nghe tòa tuyên án. Bị cáo Dương Chí Dũng luôn tỏ ra rất bình thản trước những phán quyết cuối cùng của HĐXX.
13h45: Các bị cáo bắt đầu được đưa vào phòng xử án. HĐXX chuẩn bị bắt đầu ngày làm việc thứ 7.
Rất đông những người có mặt bên ngoài phiên xử để theo dõi phán quyết cuối cùng của tòa án dành cho Dương Chí Dũng
Vợ Dương Chí Dũng và vợ Mai Văn Phúc cùng bước vào tòa
Các bị cáo lần lượt được dẫn giải vào phòng xét xử, 14h chiều nay tòa sẽ tuyên án vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm
Trước đó, sau 6 ngày xét xử (từ 22 – 29/4), đến chiều 29/4 tòa bắt đầu nghỉ nghị án. Phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Vinalines có tới 2 lần các bị cáo được nói lời nói sau cùng. 14h ngày 7/5, TAND Tối cao tại Hà Nội sẽ ra phán quyết về đơn kêu oan, xin giảm hình phạt của ông Dương Chí Dũng (cựu cục trưởng Hàng hải, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines), Mai Văn Phúc (cựu tổng giám đốc Vinalines) cùng 7 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản.
Với bị cáo Dương Chí Dũng, về hành vi Tham ô, bị cáo Dũng đã phủ nhận hoàn toàn việc nhận 10 tỷ đồng “chia chác” từ số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD (tương đương 28 tỷ đồng) sau khi thương vụ mua bán ụ nổi 83M hoàn tất. Về tội cố ý làm trái, Dương Chí Dũng cho rằng, với cương vị là Bí thư, Chủ tịch HĐQT, để xảy ra sai phạm tại Vinalines (gây thiệt hại cho nhà nước gần 367 tỷ đồng-PV), bị cáo nhận tội, không chối cãi. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng khẳng định mình không cố ý, chỉ là nôn nóng muốn làm điều gì đó cho ngành nhưng không thành công mà thành tội, “đó cũng là điều đau đớn với bị cáo”. Dũng hứa sẽ vận động gia đình bán hết tài sản, kể cả những tài sản không bị kê biên, để bồi thường, khắc phục hậu quả.
Bị cáo Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, án 22 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường; Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines, 19 năm) xin giảm hình phạt, miễn trách nhiệm tội tham ô tài sản; Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam, 7 năm tù) kêu oan và xem xét tiền bồi thường dân sự. Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong, 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines, 7 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt; Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường. Riêng bị cáo Bùi Thị Bích Loan, nguyên kế toán trưởng Vinalines không kháng cáo, chấp nhận án phạt 4 năm.Bên cạnh đó, bị cáo Mai Văn Phúc cũng phủ nhận hoàn toàn cáo buộc nhận 10 tỷ đồng từ Trần Hải Sơn (nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Phúc khai mình chỉ duy nhất nhận chai rượu và phong bì hai triệu đồng Sơn biếu nhân dịp tết. Cựu TGĐ cho rằng, nếu có tội thì Phúc phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, chứ không phải là “cố ý làm trái”. Tại tòa, khi nói lời sau cùng, Phúc cho rằng mình bị oan và là “nạn nhân của vụ án này”.
10 bị cáo bị TAND Hà Nội tuyên phạt ở cấp sơ thẩm:
1. Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.Tổng án phạt là tử hình.
2. Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là tử hình.
3. Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sữa chữa tàu biển Vinalines) 14 năm tù về tội Tham ô, 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 22 năm tù.
4. Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines): 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 19 năm tù.
5. Mai Văn Khang (nguyên Phó tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
6. Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) 4 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
7. Lê Văn Dương (Đăng kiểm viên – Cục đăng kiểm Việt Nam) 7 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
8. Huỳnh Hữu Đức (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) 8 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
9. Lê Ngọc Triện (Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
10. Lê Văn Lừng (Cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Ngoài ra, HĐXX buộc các bị cáo trả lại số tiền 28 tỷ đồng tham ô, liên đới bồi thường số tiền hơn 366 tỷ đồng do hành vi làm trái quy định nhà nước. Trong đó, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng.
Theo Công lý
Vụ chìm tàu: Tài công không rành đường
"Em ơi, em ơi, Sơn, Biên, Cường, Hoàng, Hiệu...nó chết hết rồi. Chắc nó lạnh lắm em ơi". Vừa thấy đồng nghiệp đến thăm mình tại bệnh viện An Sinh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chị Nguyễn Thị Bình (30 tuổi) một trong 21 nạn nhân sống sót trong vụ chìm ca nô khóc kể.
Sáng ngày 4/8 PV có mặt tại bệnh viện An Sinh, nơi 14 nạn nhân trong vụ chìm tàu tại huyện Cần Giờ được chuyển lên đây để điều trị.
Tài công không rành đường
Tại bệnh viện An Sinh, anh Nguyễn Trung Hiếu (23 tuổi, quê Vĩnh Phúc) vẻ mặt vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về chuyến đi đệnh mệnh. Theo anh Hiếu, đoàn của Công ty Cổ phần sản xuất ống thép Dầu Khí Việt Nam gồm 65 người đi trên 3 ca nô để đi xuống Vũng Tàu dự đám cưới của một đồng nghiệp. Dự định tối ngày 2/8, khi tới Vũng Tàu mọi người sẽ đi tham quan thành phố biển rồi sang ngày thứ 7 sẽ đi đám cưới.
Trong 65 người đi Vũng Tàu được chia lên 3 tàu. Trong đó, tàu mang biển hiệu H29 - BP do tài công Phạm Duy Phúc điều khiển cùng phụ máy là Nguyễn Văn Dương chở số lượng người đông nhất. Tài công Phúc nói nhiều người lên tàu ngồi để tàu "đềm" dễ chạy nên trên tàu có tới 30 người. Chúng tôi bắt đầu hành trình xuống Vũng Tàu trước hai tàu còn lại hơn 30 phút. Vừa đi được 20 phút thì tài công Phúc gọi điện cho một người nào đó để hỏi đường đi. Cứ tưởng là lái tàu đi đường tắt nào ngờ lái tàu không rành đường đi. Cứ sau khoảng 10 phút lái tàu lại gọi điện hỏi đường. Rồi lại cho tàu dừng lại để hỏi các tàu khác đang chạy trên sông. Tôi rất lo lắng"- anh Hiếu nói.
Chị Nguyễn Thị Bình khóc kể với đồng nghiệp đến thăm rằng các anh, chị Sơn, Biên, Cường, Hoàng, Hiệu đã chết.
"Tôi có đi tàu được vài lần, những lần đó sóng cũng khá lớn tôi không thấy mệt nhưng lần này đi tôi bị "sốc" vì tài công lúc cho giảm tốc độ đột ngột, lúc lại nhanh và thắng gấp. Nhiều người trên tàu phản ứng, chạy kiểu gì mà sao "sốc" quá vậy thì lái tàu bảo là do sóng" -một nạn nhân cho biết.
Trước thời điểm xảy ra lật tàu chìm, nhiều hành khách đã một phen kinh hoàng khi vừa qua khỏi cửa sông Soài Rạp, tàu bị sóng đánh nghiêng sang một bên. Các hành khách phải dồn qua bên còn lại để lấy cân bằng. Sau đó, tàu tiếp tục hành trình về Vũng Tàu.
Khi tàu đi đến vùng biển Cồn Ngựa, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, cách biển Cần Giờ khoảng 4 hải lý, cách cửa biển Sao Mai Vũng Tàu (khoảng 6 hải lý), lái tài chạy ngang con sóng nên tàu bị nghiêng và lật úp.
"Khi mọi người đu bám vào phần mũi tàu nổi trên mặt nước thì anh Nguyễn Văn Cương bơi vào với chiếc điện thoại giữ trên tay. Lúc này, chúng tôi yêu cầu lái tàu lấy điện thoại của anh Cương lên đứng trên mũi tàu để gọi về cho công ty nơi xuất tàu và lực lượng cứu hộ tại Vũng Tàu nhưng người này không đồng ý và nói là không biết số cứu hộ. Vì vậy, anh Cương leo lên phần tàu nổi đứng gọi điện cho người thân, bạn bè và cảnh sát 113. Lúc đó, anh Cương gọi đại chứ không biết số cứu hộ. Bản thân người lái tàu phải biết số cứu hộ, đằng này...". Anh Hiếu bức xúc.
Theo Thượng tá Nguyễn Long Bào, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Long Hòa (Cần Giờ), cho biết: "Tàu chở 30 người gặp nạn mang số hiệu H29-BP là chiếc đóng cho lực lượng biên phòng nhưng đồn đã trả lại cơ sở đóng tàu để sửa chữa do bị lỗi. Tuy nhiên, trong thời gian này, đơn vị sản xuất đã cho khách thuê để chở khách đi chơi. Có khả năng, lái tàu đã cho tàu đi vào vùng nước xoáy và đi sai hải đồ nên gặn nạn".
Cứu bạn quên mình
Khi tàu bị lật úp, mọi người nhanh chóng thoát ra ngoài đu bám phần mũi tàu còn nổi trên mặt nước, riêng chị Chị Nông Thị Thiên bị kẹt lại trong khoan. Nhìn qua lớp kính mờ tôi thấy chị Thiên giơ tay cầu cứu trong tuyệt vọng. Anh Hoàng Anh Tuấn nghẹn ngào cho biết.
29 con người còn lại tìm cách bám xung quanh mạn tàu và các dây neo. Nhưng vừa đu vào bám thì bị sóng đánh dạt ra xa. Khoảng 5 giây một con sóng lại ập tới, mọi người lại bị kéo ra, cứ như vậy cả trăm lần. Các đồng nghiệp nữ đã yếu đi nhiều không còn sức đu bám vào phần tàu nổi- anh Tuấn nói.
Các đồng nghiệp khóc kể về anh Hiệp người nhường áo phao và anh Sơn người làm trụ cho các đồng nghiệp bị yếu sức bám vào.
"Anh Trần Hữu Hiệp mặc áo phao trên người thấy đồng nghiệp là chị Phạm Thị Thu (22 tuổi) bị đuối nước, không còn sức nên anh liền cởi áo phao đang mặc nhường cho chị Thu. Anh Hiệp chủ động đứng trước chị Thu và các đồng nghiệp nữ để cản lại cơn sóng nhưng chỉ được một lát anh Hiệp đã bị sóng cuốn trôi. Chúng tôi với theo giữ được anh Hiệp nhưng lúc đó anh đã chết. Một con sóng nữa lại ập tới kéo xác anh Hiệp ra xa chúng tôi"- nhiều đồng nghiệp của anh Hiệp nói trong nước mắt.
Lúc đó, anh Hà Tiến Sơn là người to cao và có sức khỏe nhất trong nhóm, anh làm trụ cho mọi người bám vào. Một tay anh vừa bám vào mũi tàu, tay còn lại cầm tay em Nguyễn Thị Kiêm Hoàng để không bị sóng đánh trôi. Cầm cự được 2h thì tất cả mọi người không còn sức. Một con sóng ập vào đánh văng mọi người và anh Sơn. Khi tôi ngoi lên mặt nước thì không tìm thấy anh đâu. Em Hoàng bị sóng kéo ra xa rồi đánh dập đầu vào tàu rồi lại kéo ra. Tôi và nhiều người nghe tiếng kêu yếu ớt của Hoàng: "Cứu em với, cứu em với các anh ơi... không còn chút sức nào nhưng tôi cố gắng lao ra níu được tay Hoàng. Do không còn sức em đã ngất xỉu và được chúng tôi đưa lên phần mũi của tàu cố giữ chặt nhưng không được. Một con sóng ập tới cuốn Hoàng ra xa và mất tích"- anh Nguyễn Văn Dũng đôi mắt đỏ hoe kể lại.
Nhiều người không còn sức, chúng tôi mong đợi lực lượng cứu hộ sớm có mặt để cứu. Lúc đó, 9 người đã bị nước cuốn trôi. Chúng tôi một tay bám vào thành tàu một tay cầm chặt những người khác để sóng không bị đánh, người nào yếu cho vào đứng ở giữa. Đến hơn 1h ngày 3/8 ,sau hơn 6h vật lộn với biển dữ lực lượng cứu hộ có mặt và cứu sống 21 người.
Nằm trên giường bệnh anh Đặng Hồng Phương nói về hành động của anh Hiệp và anh Sơn: "Hiệp lúc đó rất yếu nhưng không mặc áo phao, quyết nhường lại cho đồng nghiệp nữ. Còn Sơn làm trụ để mọi người không còn sức bám vào người và chân. Trong công việc, anh Hiệp và Sơn luôn giúp đỡ anh em, và sống rất hòa đồng đoàn kết với mọi người".
Theo Thanh Phương (Khampha.vn)
Vụ chìm tàu: Tìm được nạn nhân thứ 7 mất tích Theo thông tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3, đến chiều 4/8, nạn nhân thứ bảy bị mất tích được tìm thấy là Trần Hữu Hiệp (SN 1985). Đến chiều 4/8, nạn nhân thứ bảy bị mất tích được tìm thấy là Trần Hữu Hiệp (SN 1985). Trước đó, 15 giờ 30, nạn nhân Hoàng...