Y án 13 năm tù đối với ông Đinh La Thăng
HĐXX đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù, y án sơ thẩm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Mức án cụ thể dành cho các bị cáo:
Bị cáo Đinh La Thăng
Trước đó, quá trình xét xử phúc thẩm, đại diện Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị bác kháng cáo của ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) PVN.
Theo VKS, bị cáo Đinh La Thăng là người phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với các sai phạm khi thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (Dự án Thái Bình 2). Bị cáo Thăng là người đã lựa chọn PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 khi PVC chưa đủ điều kiện, không đáp ứng yêu cầu tại Nghị định 85. Cùng với đó, bị cáo Thăng biết Hợp đồng EPC số 33 chưa đáp ứng được các yêu cầu nhưng vẫn chỉ đạo tạm ứng cho PVC.
Đại diện VKS cho rằng có đủ cơ sở kết luận, bị cáo Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương, chỉ định thầu đối với PVC trái quy định, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng trái pháp luật, chỉ đạo tạm ứng hơn 6,6 triệu USD cùng hơn 1.115 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT PVC) và cấp dưới sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại số tiền gần 120 tỷ đồng.
Đối với cựu Tổng Giám đốc PVN Phùng Đình Thực, theo VKS, có đủ cơ sở kết luận bị cáo Thực trong quá trình thực hiện Dự án Thái Bình 2 đã cùng với Đinh La Thăng có hành vi chỉ đạo PVPower ký hợp đồng số 33 với PVC trái quy định. Bị cáo Thực biết rõ Hợp đồng EPC số 33 chưa đủ điều kiện để ký kết, hồ sơ chưa đầy đủ nhưng vẫn ký quyết định ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (Phó TGĐ PVN) ký hợp đồng chuyển đổi chủ thể và tạm ứng cho PVC trái quy định. Từ đó, Trịnh Xuân Thanh cùng cấp dưới sử dụng sai mục đích số tiền hơn 1.115 tỷ đồng, gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng cho Nhà nước.
Video đang HOT
HĐXX đang tuyên án ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm
Về hành vi tham ô tài sản, cấp sơ thẩm quy kết, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đề ra chủ trương cùng Vũ Đức Thuận (cựu TGĐ PVC) chỉ đạo Nguyễn Anh Minh (cựu Phó TGĐ PVC) và Lương Văn Hòa (cựu Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Theo VKS, việc quy kết các bị cáo phạm tội “Tham ô tài sản” của cấp sơ thẩm là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Đánh giá về hành vi của từng bị cáo, VKS cho rằng, tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng không thừa nhận trách nhiệm như bản án sơ thẩm đã quy kết. Tại tòa, bị cáo Thăng không có tình tiết giảm nhẹ mới, VKS đề nghị giữ nguyên hình phạt như cấp sơ thẩm đã tuyên.
VKS đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho cựu TGĐ Phùng Đình Thực, cựu Phó TGĐ Nguyễn Quốc Khánh, cựu Phó TGĐ Nguyễn Anh Minh, cựu Chánh Văn phòng PVC Bùi Mạnh Hiển, cựu Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN Lê Đình Mậu, cựu Phó TGĐ PVC Nguyễn Mạnh Tiến.
Riêng cựu TGĐ PVC Vũ Đức Thuận được đề nghị giảm nhẹ một phần hình phạt đối với tội “Cố ý làm trái…” và giữ nguyên hình phạt đối với tội “Tham ô tài sản”.
Ngoài bị cáo Đinh La Thăng, VKS đề nghị không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo: Nguyễn Ngọc Quý (cựu Phó chủ tịch HĐQT PVC), Vũ Hồng Chương (cựu Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2), Lương Văn Hòa (cựu Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC), Ninh Văn Quỳnh (cựu kế toán trưởng PVN), Trương Quốc Dũng (cựu phó TGĐ PVC) và Trần Văn Nguyên (cựu Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2.
Sau bản án sơ thẩm, có 15 bị cáo kháng cáo. Đến trước khi xử phúc thẩm thì Trịnh Xuân Thanh rút kháng cáo.
Trong lời nói sau cùng trước tòa, Trương Quốc Dũng – nguyên Phó TGĐ PVC – bất ngờ rút kháng cáo về trách nhiệm dân sự. Trước đó, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Dũng 17 tháng tù, buộc bồi thường hơn 2 tỷ đồng.
Tiếp tục cập nhật…
Tiến Nguyên
Cựu Tổng Giám đốc PVN "đau xót khi các lãnh đạo tập đoàn vướng lao lý"
Trong phần tự bào chữa, cựu Tổng Giám đốc PVN Phùng Đình Thực cho biết, bản thân vô cùng đau xót khi chứng kiến nhiều lãnh đạo tập đoàn đứng trước toà. Bị cáo Thực gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên ngành dầu khí đã đồng hành cùng ông, đóng góp cho ngành.
Cảm ơn cán bộ, công nhân viên ngành dầu khí
Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm sáng 14/1 tiếp tục với phần tự bào chữa của các bị cáo. Đứng lên tự bào chữa đầu tiên là bị cáo Phùng Đình Thực, cựu Tổng Giám đốc PVN.
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Thực đã cùng ông Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng tiền cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng không đúng mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng.
Bị cáo Phùng Đình Thực tự bào chữa sáng 14/1.
Nhận định hành vi của bị cáo Thực phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", đại diện VKS, trong phần luận tội của mình, đã đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Phùng Đình Thực từ 12-13 năm tù.
Tự bào chữa trước toà, ông Thực nói rằng, bản thân luôn làm việc công tâm, không tư lợi, không lợi ích nhóm không ưu ái ai, kể cả PVC. Bị cáo cũng không bàn bạc riêng tư với cấp trên hay chỉ đạo riêng tư với cấp dưới.
"Khi biết hợp đồng sai phạm, bị cáo đã cương quyết chỉ đạo kiểm tra và ngay trong ngày ký quyết định thanh lý, chấm dứt hợp đồng 33. Với số tiền tạm ứng được sử dụng sai mục đích, bị cáo cũng ký văn bản yêu cầu PVC báo cáo rõ ràng và có phương án khắc phục" - bị cáo Thực trình bày.
Về cáo buộc trong bản luận tội cho rằng bị cáo Thực thiếu thành khẩn và đổ lỗi cho cấp dưới, bị cáo Thực bác bỏ. Ông Thực cho biết, tại cơ quan điều tra, ông luôn khai báo thành khẩn, được cơ quan điều tra ghi nhận.
"Tại tòa, bị cáo đưa ra chứng cứ mới chứng minh rằng mình vô tội, nhưng VKS từ chứng cứ ấy lại kết luận rằng bị cáo không thành khẩn. Chứng cứ chứng minh sự phân công, phân quyền rõ ràng, mỗi người chịu trách nhiệm với hành vi của mình chứ không phải đổ lỗi cho cấp dưới. Chứng cứ đó góp phần làm rõ vụ việc và cá thể hoá trách nhiệm của các cá nhân cụ thể" - ông Thực đề nghị VKS xem xét.
Bị cáo Phùng Đình Thực cho biết, bản thân bị cáo đã gắn bó với ngành dầu khí 40 năm, mục tiêu duy nhất của cuộc đời là cống hiến cho ngành. Bản thân tâm niệm luôn làm đúng, bị cáo và lãnh đạo tập đoàn đạt được nhiều thành tích quan trọng, bảo toàn và phát triển vốn tốt, lợi nhuận tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách... Ông Thực cho biết cá nhân ông cũng được cấp có thẩm quyền đánh giá có đóng góp đặc biệt xuất sắc...
"Mấy hôm nay, chứng kiến nhiều lãnh đạo tập đoàn đứng trước toà, bị cáo vô cùng đau xót, vì một số người làm sai mà nhiều lãnh đạo vướng lao lý. Mức án đề với bị cáo cũng nặng nề khiến bị cáo đau xót" - bị cáo Phùng Đình Thực nói.
Tiếp đó, cựu Tổng Giám đốc PVN gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên ngành dầu khí đã đồng hành cùng ông đóng góp cho ngành; cảm ơn các luật sư thu thập nhiều tài liệu chứng cứ góp phần làm rõ vụ án trong thời gian ngắn.
"Với 40 năm lao động miệt mài, bị cáo luôn tâm niệm làm đúng, trong hành động không bao giờ biết sai mà vẫn làm. Kính đề nghị VKS xem xét lại việc quy kết tội của bị cáo, mong HĐXX cá thể hoá hành vi, trách nhiệm và xử lý công minh thấu tình đạt lý" - ông Thực kết lại.
Mong sự khoan hồng để làm lại cuộc đời
Tiếp sau bị cáo Thực, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó TGĐ PVN - tiến hành phần tự bào chữa của mình. Bị cáo Khánh cho rằng, ngay trong quá trình điều tra, bị cáo đã thành khẩn khai báo, trực tiếp giao nộp nhiều tài liệu giúp kết thúc nhanh vụ án, kính mong đại diện VKS xem xét tình tiết này.
Nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn trước tòa sáng 14/1.
Bị cáo Khánh nhận trách nhiệm trước toà, dù sai phạm cấp dưới làm nhưng bị cáo là lãnh đạo cũng nhận trách nhiệm về sai sót của cấp dưới của mình.
"Ngay trong thời gian ở trại tạm giam, bị cáo đã rất ân hận, nhờ luật sư liên hệ với gia đình vay mượn, nộp 2 tỷ đồng để khắc phục dù chưa biết mức thiệt hại đến đâu. Điều này giúp lương tâm bị cáo thanh thản... Bị cáo thành khẩn, ăn năn hối hận, mong HĐXX, VKS xem xét, dành cho bị cáo sự khoan hồng, giúp bị áo có cơ hội làm lại cuộc đời" - bị cáo Khánh trình bày.
Trong phần tự bào chữa của mình, nguyên Phó TGĐ PVN Nguyễn Xuân Sơn cũng trình bày những điểm cho rằng vi phạm của mình xuất phát từ việc không biết hợp đồng EPC 33 sai sót.
Bị cáo Sơn cũng xin được nhận trách nhiệm cho bị cáo Lê Đình Mậu, Ninh Văn Quỳnh vì những người này chỉ làm theo chỉ đạo. Còn bản thân bị cáo thì luôn làm đúng trách nhiệm, quyết liệt, không vì động cơ cá nhân nào mà làm sai quy định của Nhà nước.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Bác kháng cáo, đề nghị y án sơ thẩm với ông Đinh La Thăng Đại diện Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị tòa cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng, tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo này. Sáng 10/5, phiên xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng kết thúc phần xét hỏi. Mở...