Xyanua nguy hiểm như thế nào?
Xyanua là chất độc đầu bảng, chỉ cần một lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh có thể khiến một người trưởng thành tử vong nhanh chóng.
Vừa qua, một nam thanh niên ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, bỗng nhiên bị hôn mê, bất tỉnh nên được gia đình đưa đi cấp cứu.
Qua xét nghiệm, bác sĩ tại TPHCM phát hiện bệnh nhân ngộ độc xyanua. Ngoài ra, từ tháng 10/2023 đến tháng 6 năm nay, gia đình bệnh nhân này đã có 5 người tử vong bất thường, với các triệu chứng liên quan đến ngưng tim, rối loạn nhịp tim.
Trao đổi với VietNamNet, Phó giáo sư Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội), cho biết xyanua là chất độc nguy hiểm hàng đầu. Từ xưa, người dân đã gọi “thứ nhất nhân ngôn (xyanua), thứ nhì thạch tín (asen)” để nói về mức độ độc hại của hóa chất này.
Xyanua bị cấm bán ngoài thị trường. Hiện hóa chất này chỉ cho phép sử dụng trong công nghiệp khai thác vàng và một số ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể “lách” mua được chất này.
Theo ông Côn, chỉ cần nuốt 50mg (tương đương một hạt đậu xanh) hoặc hít phải 0,2% dạng khí xyanua có thể khiến người khỏe mạnh 50-60kg tử vong ngay lập tức. Chất độc này tác dụng rất nhanh, mạnh vào hệ hô hấp và hệ thần kinh gây nhiễm độc cấp tính.
Người ăn hàm lượng thấp sẽ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, thở gấp và không được cấp cứu kịp thời rất dễ bị trụy mạch, tử vong. Những người sống sót sau ngộ độc xyanua có thể bị tổn thương tim, não và thần kinh.
Độc chất này có mùi đặc trưng giống hạt hạnh nhân, vị hơi đắng, người không quen khó có thể nhận biết. Đặc biệt, xyanua cho vào đồ uống càng khó nhận biết hơn.
Trong tự nhiên, người ta tính toán có hơn 2.000 loài thực vật chứa chất độc này như măng, sắn và trong hạt của các loại quả táo, mơ, lê, mận, anh đào, đào… Độc chất xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen. Các glycoside cyanogen tương đối không độc hại. Tuy nhiên, khi vào đường ruột, chúng được chuyển hóa thành hydro xyanua. Người chế biến cần loại bỏ xyanua trong thực phẩm bằng cách gọt vỏ, ngâm nước, luộc mở vung để hóa chất này bay hơi.
Video đang HOT
Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
Vitamin E được lưu trữ trong cơ thể, nên nó có thể tích lũy theo thời gian. Nếu uống một lượng vượt quá liều khuyến cáo, người dùng sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc.
Vậy một ngày cơ thể cần bao nhiêu viamin E?
1. Khuyến nghị về vitamin E
Chế độ ăn uống được khuyến nghị (RDA) dựa trên lượng tiêu thụ trung bình mà bạn nên cố gắng đạt được, để nhận được tất cả các lợi ích và yêu cầu về vitamin E, có sức khỏe tốt. RDA bao gồm vitamin E từ cả thực phẩm bạn ăn và bất kỳ hình thức bổ sung nào bạn dùng.
Có thể bổ sung vitamin E bằng thực phẩm hoặc thuốc bổ sung.
Theo Viện Dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam về vitamin E (alpha-tocopherol) mg/ngày như sau:
AI (mức tiêu thụ đủ); UL (giới hạn tiêu thụ tối đa).
2. Bạn có cần bổ sung vitamin E không?
Lý do phổ biến nhất để bổ sung vitamin E là để điều trị tình trạng thiếu hụt (mặc dù tình trạng thiếu hụt này hiếm gặp ở những người khỏe mạnh). Đôi khi, sự thiếu hụt có liên quan đến một số bệnh hoặc rối loạn di truyền hiếm gặp, gây khó khăn trong việc hấp thụ chất béo, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh xơ nang. Thiếu vitamin E cũng có thể xảy ra nếu bạn đang ăn kiêng rất ít chất béo.
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt cần bổ sung vitamin E bao gồm:
Đau dây thần kinh và yếu cơ dẫn đến mất cảm giác ở cánh tay và chân.
Có vấn đề về thị lực.
Hệ miễn dịch suy giảm , tế bào hồng cầu bị tổn thương.
Mất khả năng vận động cơ thể, mất thăng bằng hoặc đi lại khó khăn...
Nếu không được điều trị, tình trạng thiếu vitamin E có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn, mù lòa, bệnh tim, suy giảm khả năng suy nghĩ và có thể là vô sinh ở nam giới.
3. Bổ sung vitamin E như thế nào?
- Nguồn thực phẩm chứa vitamin E
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mặc dù chất bổ sung vitamin E có thể hữu ích cho một số tình trạng sức khỏe, nhưng chúng không mang lại lợi ích tương tự như chất chống oxy hóa tự nhiên trong thực phẩm.
Nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên chứa vitamin E và chế độ ăn uống nên bao gồm các chất dinh dưỡng phối hợp với vitamin E để giúp hấp thụ tốt hơn, chẳng hạn như chất béo, vitamin C, vitamin B3, selen và glutathione.
Thực phẩm cung cấp vitamin E:
Dầu thực vật là nguồn cung cấp vitamin E phong phú nhất: Dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu rum, dầu cải, dầu ô liu, dầu ngô và dầu đậu nành
Thịt
Sữa và trứng
Các loại hạt như đậu phộng, quả phỉ và hạnh nhân, hạt hướng dương
Các loại rau xanh như rau bina và bông cải xanh
Thực phẩm tăng cường, bao gồm ngũ cốc ăn sáng và nước ép trái cây...
- Bằng đường uống
Vitamin E có sẵn ở dạng viên nang (chứa chất lỏng, dung dịch lỏng), viên nén...
Vitamin E có nhiều dạng, nhưng alpha-tocopherol là dạng duy nhất có khả năng sinh học khả dụng để cơ thể con người sử dụng. Dạng tự nhiên và mạnh nhất là d-alpha -tocopherol, được tìm thấy trong thực phẩm và một số chất bổ sung. Một dạng tổng hợp phổ biến là dl - alpha - tocopherol, được sử dụng trong thực phẩm tăng cường và chất bổ sung.
Nếu chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin E, cần bổ sung bằng thuốc. Tùy tường trường hợp, bệnh lý cụ thể, bác sĩ kê đơn liều phù hợp. Không dùng quá liều khuyến cáo hoặc bác sĩ chỉ định.
Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng. Sự thực các bệnh do độc tố nấm gây ra không nhỏ. Hiện nay khoa học...