XY có nên cắt quy đầu khi không bị hẹp quy đầu?
1. Bao quy đầu là gì ta?
Bao quy đầu là phần da tận cùng bao quanh đầu “cậu nhỏ” của các đầu đinh. Khi sinh ra, bao qui đầu dài bao kín đầu “cậu bé”. Tuy nhiên khi các XY khoảng từ 3 tuổi trở lên thì bao quy đầu dần tuột xuống (các bạn quen gọi là “lột”) để lộ quy đầu ra ngoài.
Nếu đến tuổi dậy thì mà bao quy đầu của bạn vẫn chưa chịu “mở mắt” thì cần phải có sự can thiệp của y tế để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe “cậu nhỏ” nhé!
2. Như nào được gọi là hẹp bao quy đầu nhỉ?
Nhiều đầu đinh khi đến tuổi dậy thì nhưng bao quy đầu vẫn không tuột xuống (gọi tế nhị là chưa “mở mắt”) lúc bình thường cũng như “căng thẳng” . Tình trạng này do da và niêm mạc chặt. Y học gọi là hẹp bao quy đầu. Hiện tượng này sẽ mang tới một số tác hại cho chính chủ nhân của nó khi sở hữu bao quy đầu chưa tuột xuống như: viêm nhiễm do nước tiểu đọng lại, khó khăn trong việc vệ sinh, có thể gây đau khi XXX, gây xuất tinh sớm và ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt…
Biện pháp giải quyết không hề phức tạp đâu các XY ạ. Chỉ cần thực hiện một tiểu phẩu nhỏ để cắt bao quy đầu thôi là bạn đã có thể yên tâm giải tỏa hết lo lắng rùi. Chi phí khá thấp và các bạn có thể ra về ngay trong ngày. Bạn cũng chỉ cần phải chăm sóc vết thương sau khi cắt bao quy đầu khoảng 7 đến 10 ngày sau khi từ bệnh viện về nhà thôi.
3. Còn bao quy đầu dài thì sao đây?
Thông thường, nếu quy đầu lúc nào cũng lộ ra ngoài hoặc tự tuột xuống hoàn toàn khi “căng thẳng” tức là quy đầu bình thường, không bị hẹp. Nếu “cậu nhỏ căng thẳng” mà quy đầu không tự tuột xuống phải dùng tay kéo xuống hết thì đó là trường hợp quy đầu dài.
Video đang HOT
Quy đầu dài hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Một điều lưu ý cho các đầu đinh trong trường hợp này là vệ sinh cơ thể kĩ nhé. Khi đi tắm cần kéo quy đầu xuống và vệ sinh cho “cậu nhỏ” đấy.
4. Thế còn tai nạn khi cậu nhỏ “mở mắt” là sao?
Một số XY tuổi dậy thì trong lúc ngủ, cậu nhỏ “căng thẳng” và bao qui đầu tuột xuống. Tuy nhiên, tai nạn xảy ra khi lần đầu tuột xuống hoặc do da quy đầu hơi hẹp, siết chặt đoạn gốc phần quy đầu trong khi nó vẫn “căng thẳng”. Tai nạn này làm đầu “cậu nhỏ” bị sưng lên và đau nhức.
Hiện tượng này có thể tự hết sau vài ngày. Nếu vấn đề nghiêm trọng, bạn nên đến các trung tâm y tế để mở rộng phần da này.
5. Có nên cắt da quy đầu khi không bị hẹp quy đầu?
Tại một số nước phương tây thì việc cắt bao quy đầu thường được tiến hành ngay khi các bé trai mới chào đời cơ cho dù có bị hẹp hay không hẹp bao quy đầu. Vậy nếu không hẹp quy đầu thì có thể cắt hay không? Tất nhiên là vẫn có thể!
Song, cắt bao quy đầu tại nước ta thường được chỉ định cho người bị hẹp bao quy đầu nhằm giúp quy đầu được vệ sinh sạch sẽ và tránh các nguy hiểm.
Nếu bao quy đầu bạn hoàn toàn bình thường thì không việc gì phải cắt nó cả. Bởi “cậu nhỏ” của bạn có thể phát triển khỏe mạnh bình thường đi đôi với việc vệ sinh đúng cách đấy!
Theo PLXH
Ung thư dương vật vì chủ quan với hẹp bao quy đầu
Sờ thấy khối sùi cứng ở đầu "cậu nhỏ", anh Vĩnh đi khám, được khuyên nên cắt bao quy đầu và phát hiện anh bị ung thư dương vật.
Từ lúc kết hôn, thỉnh thoảng khi "yêu" vợ, anh cũng thấy hơi đau nhưng cố chịu, không nói với bà xã. Là người hiểu biết, vợ anh khuyên chồng nên đi cắt bao quy đầu nhưng anh Vĩnh cứ nấn ná mãi vì ngại. Có lần nghe vợ nhắc nhiều, anh còn dỗi vì nghĩ: "Cô ấy làm như mình là thằng vô dụng, đầy bệnh tật ấy".
Gần đây, anh thấy mình đau nhiều hơn mỗi khi gần gũi vợ, đi tiểu xót, xuất hiện một khối sùi cứng ở đầu "thằng nhỏ" nên mới tìm đến phòng khám đa khoa tiết niệu và nam học Tâm Anh (30 A Lý Nam Đế) nhờ cắt bao quy đầu. Sau khi làm tiểu phẫu cho anh, các bác sĩ nghi ngờ anh có bệnh nặng hơn nên đã đã tiếp tục chẩn đoán bằng tế bào và phát hiện anh bị ung thư dương vật. Anh Vĩnh chết lặng trước tin này.
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, phòng khám Tâm Anh, hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da ở phần đầu của dương vật không tụt được xuống để lộ phần quy đầu. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư dương vật.
Chít hẹp bao quy đầu thường là bệnh bẩm sinh, khá phổ biến ở các bé trai mà nhiều khi bố mẹ không phát hiện ra. Một số ít nam giới cũng bị hẹp do bị sẹo dính sau chấn thương vùng dương vật.
Bác sĩ Lợi cho biết, một số trường hợp hẹp bao quy đầu sẽ đi tiểu khó, không thỏa mãn trong giao hợp (do xuất tinh không hết, bị căng đau vùng da này) nên sinh ấm ức, cáu kỉnh. Có người "thằng nhỏ" còn đau đến nỗi không thể cho vào "thâm cung" của bà xã.
Ngoài ra, khi bị bệnh này, do không tuột phần da quy đầu được nên khó vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn bị giữ lại bên trong nên dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu và thậm chí là ung thư dương vật.
Đa số các ca ung thư dương vật phải cắt bỏ "của quý", làm cho người bệnh không chỉ mất khả năng làm chồng, làm cha mà có khi còn mất cả tính mạng.
Trường hợp của anh Mạnh, 43 tuổi (Hải Dương) là một ví dụ. Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, anh vẫn cố chịu sau một thời gian dài bị đau, khó chịu vì các vết trợt loét, mụn nhỏ ở đầu dương vật. Qua vài đợt tự uống mà thấy bệnh càng nặng thêm, anh mới đi khám và rất "sốc" khi được các bác sĩ thông báo mình bị ung thư dương vật đã khá nặng. "Của quý" sau đó ít lâu đã bị lở loét, sưng phù nên đã phải cắt bỏ. Bệnh ung thư còn di căn vào vùng chậu hông, vào mạch máu và chạy khắp cơ thể nên thời gian sống của anh không còn nhiều.
Bác sĩ Lợi cho biết, đa số những người bị hẹp bao quy đầu đều rất chủ quan, nhất là khi họ chưa thấy bệnh ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và rất ít người nghĩ mình sẽ bị ung thư "của quý". Chính vì thế, đa số trường hợp đến khám muộn.
Bên cạnh đó, ung thư dương vật không có biểu hiện đặc biệt lắm, thường người bệnh thấy xuất hiện mảng cứng, sùi, có khi các mụn nhỏ hay vết loét (nếu nặng) ở phần quy đầu nên khiến nhiều người nhầm với các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh bị nổi hạch ở hai bên bẹn và cả vùng chậu và điểm đặc trưng là có mùi thối khẳm rất khó chịu (như mùi cóc thối).
Theo bác sĩ, thật ra, phòng ngừa ung thư dương vật có nguyên do từ hẹp bao quy đầu rất đơn giản.
Với các bé trai, bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cho con và chú ý quan sát xem có gì bất thường ở vùng đó không. Đa số các bậc phụ huynh đều không biết con bị hẹp bao quy đầu để biết cách vệ sinh và khắc phục. Đôi khi, chỉ cần massage dương vật cho con theo kiểu "thò ra thụt vào" có thể giúp da quy đầu của bé được nở dần ra.
Nếu sau một thời gian dài thấy tình trạng chưa được cải thiện, bố mẹ có thể cho con đi nong để mở rộng bao quy đầu, sau đó tiếp tục tập luyện như trên, kết hợp với vệ sinh đúng cách.
Nếu cả hai cách trên không hiệu quả thì phải nghĩ đến việc cắt da quy đầu để tránh những biến chứng về sau. Tiểu phẫu này rất đơn giản, chỉ mất chừng 20 -30 phút và không tốn kém, nhưng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn xem có nên cắt hay không. Bởi thật ra, phần da quy đầu cũng rất quý (mất lớp da che làm quy đầu chuyển màu tái xám, không còn màu đỏ hồng ban đầu, phần da này có thể dùng để tạo hình niệu đạo nếu như có chấn thương vùng dương vật...).
Theo Minh Thùy
VnExpress
Cắt bao quy đầu, tớ sẽ giảm hành vi "một mình" và STDs? Cắt bao quy đầu rồi tớ sẽ không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục (STDs) nữa? Không đâu bạn ạ. Đúng là "anh bạn nhỏ" khi không có bao quy đầu sẽ ít bị viêm nhiễm hơn, nguy cơ mắc các bệnh lây qua "chữ X thứ 3" cũng vì thế mà giảm đi. Song không có nghĩa là bạn đã được...