Xuyên rừng Cát Tiên theo tiếng gọi hoang dã của vượn đen má vàng
Buổi sớm tinh mơ phủ sương trên những cánh rừng, thời khắc chuyển giao giữa từ đêm cũ sang ngày mới chứa đựng sự vận động âm thầm sục sôi của rừng già, chực chờ bình minh để dậy lên nhịp sống.
Du khách phải băng rừng, len lỏi qua những cành nhánh rậm rạp theo tiếng hót của nhà vượn |
Du khách nước ngoài gặp hướng dẫn viên địa phương đang chờ sẵn tại bến đò Vườn quốc gia Cát Tiên lúc trời chỉ mới le lói chút ánh sáng xanh mờ của ngày mới. Họ sắp có chuyến đi bộ trong rừng khoảng 2-3km, len lỏi trên các con đường mòn xuyên qua cánh rừng để tìm loài linh trưởng quý hiếm, chỉ có ở 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tên của loài vượn đen má vàng được đặt theo màu sắc của con đực trưởng thành: toàn thân đen tuyền với 2 má vàng cam sáng |
Sáng sớm dường như luôn là thời điểm năng động nhất của gia đình nhà vượn đen má vàng. Chúng cất tiếng hót vang vọng, du dương để gọi các thành viên trong gia đình và khẳng định lãnh thổ.
Du khách theo chân hướng dẫn viên địa phương xác định phương hướng qua tiếng vượn hót để tìm đến nơi gia đình vượn đang tìm kiếm thức ăn. Tiếng hót của vượn từ trên tầng rừng cao, vào mùa khô có thể vang xa đến 3-4km. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế khi di chuyển trong rừng rậm lại là chuyện khác hẳn: đôi khi hướng dẫn viên và du khách phải khéo léo chạy thật nhanh, luồn lách qua những cành nhánh rậm rạp, vừa phải chú ý tránh té ngã bởi lớp đá tổ ong ngổn ngang và những dây leo, dây mây đan xen dưới chân, để kịp tìm đến nơi nhà vượn đang thoăn thoắt chuyền cành.
Trong hành trình này, mọi giác quan cơ thể đều được vận hành cao độ: cơ thể di chuyển thật nhanh, luồn tránh cành nhánh, dây leo, tai lắng nghe tiếng vượn để xác định phương hướng, mắt căng ra quan sát những lay động trên tán lá xôn xao và xung quanh tràn trề hơi thở của rừng.
Video đang HOT |
Vượn mẹ đang chăm con là hình ảnh giàu tình mẫu tử đầy thiêng liêng của thiên nhiên hoang dã. Là loài có trí thông minh cao, vượn mẹ thường nuôi con rất chu đáo trong 3 năm đầu đời |
Một chặng đường tìm kiếm đổi lại là món quà tuyệt vời của tự nhiên. Sự vất vả của du khách được đền bù bằng khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, an lành nhưng không kém phần nhộn nhịp khi muôn loài chim thú xôn xao bắt đầu một ngày mới, là giây phút hân hoan khi bước chân khách rừng đã bắt kịp cánh tay chuyền cành nhanh nhẹn khéo léo, tận mắt thấy gia đình vượn đen má vàng tìm được nơi có quả ngon lá nõn côn trùng béo mập, ung dung thưởng thức, xen lẫn với những tiếng hót ngân dài gọi nhau.
Niềm vui như được nhân đôi khi may mắn gặp thời điểm vượn mẹ đang chăm con: đó là hình ảnh giàu cảm xúc nhất dù trong thế giới loài người hay thiên nhiên hoang dã.
Vượn con từ lúc mới sinh đã có bản năng ôm bám lấy bụng mẹ. Chúng đều có màu lông vàng hung khi mới ra đời, giống màu sắc của vượn mẹ. Khi lớn dần, sau 1 năm tuổi, chúng đổi màu lông dần sang đen. Từ năm tuổi thứ 3-5, vượn con nếu là con cái sẽ thay màu lông lần thứ 2 trong đời sang màu vàng hung/vàng cam, nếu là con đực, chúng giữ nguyên màu lông đen đến khi trưởng thành. |
Chú bé vượn khoảng 1 tuổi trong ảnh đang trải qua giai đoạn đổi màu lông đầu đời, từ vàng sang đen. Vì là vượn đực, sau khi chuyển hẳn sang màu lông đen (chỉ còn 2 má vàng như để làm đỏm), chú sẽ giữ màu lông đen tuyền đó đến cuối đời |
|
Nếu may mắn, trong hành trình tìm theo tiếng gọi nơi hoang dã, chúng ta còn có thể gặp đàn voọc chà vá chân đen kiếm ăn gần đó. Ảnh: Nguyễn Văn Cường |
Sau khi quan sát, ngắm nhìn nhà vượn thỏa thuê, lượt về là thời gian du khách nhẩn nha khám phá những loài động vật nhỏ khác của khu rừng. Một con nhông Bach đang hưởng thụ ánh nắng ấm áp của ngày mới |
Rất dễ gặp sóc, nhen, chim chóc và côn trùng |
|
Loài côn trùng nhỏ có bộ cánh xanh thẫm hoặc xanh lơ này rất dễ thấy ở rừng nhiệt đới. Chúng có chiếc vòi dài cong nên thường được gọi là ve vòi voi hay bướm vòi voi |
Vào mùa chim bắt cặp và làm tổ, không khó để bắt gặp những tổ chim lủng lẳng trên cành. Một con chim mỏ rộng đỏ đang đem mồi về mớm cho chim non trong tổ. |
Nhìu Cồ San mùa cây thay lá như chốn thần tiên
Những cánh rừng già nguyên sơ đẹp như cổ tích hiện ra trước mắt blogger Hoàng Thùy Dương trong chuyến trekking Nhìu Cồ San mùa cây thay lá.
Nhìu Cồ San là ngọn núi cao thứ 9 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60km. Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu" bởi ngọn núi có 2 đỉnh vươn ra giữa trời, uốn cong như cặp sừng trâu.
Blogger Hoàng Thùy Dương vừa có hành trình trekking Nhìu Cồ San trong hai ngày một đêm. "Đến đây không chỉ được trải nghiệm cảm giác săn mây mà còn được mở rộng thế giới quan trong hành trình trekking lên đỉnh núi", Thùy Dương chia sẻ.
Để đến chân núi, cả đoàn đi xe máy khoảng 30 phút trên đường toàn đất đá xóc nảy như phi ngựa.
Ngày đầu mưa rét, blogger sinh năm 1991 cảm thấy độ khó của cung trekking như tăng thêm chục lần vì đường lầy lội. Muốn chinh phục Nhìu Cồ San, du khách cần chuẩn bị thể lực tốt, rèn luyện sức bền trước khi đi để tránh bị chuột rút, căng cơ... Bên cạnh đó là tinh thần quyết tâm cao.
Cung trekking đưa cả đoàn qua dốc núi cao, qua thảo nguyên rồi lại leo dốc, băng rừng, vượt suối đá. Đường rất trơn, sình lầy, có những đoạn Thùy Dương phải bò mới qua được.
Nhìu Cồ San Lào Cai sở hữu địa hình độc đáo, phân tầng rõ rệt từ chân núi lên đến đỉnh núi. Cung trekking đưa du khách đi qua thảo nguyên bát ngát, đến những cánh rừng nguyên sinh, suối thác, bãi chăn thả dê của người bản địa, rừng thảo quả...
"Vì ở lâu trong sự thoải mái ấy sẽ thấy nhàm chán, còn lên đây gì cũng thiếu nên cảm giác ăn mì tôm, nhâm nhi ly cà phê nóng trong tiết trời 18 độ C mình cũng thấy hạnh phúc biết bao. Thật biết ơn những điều nhỏ bé mà ngày thường mình đã lãng quên mất", Thùy Dương tâm sự.
Trên đường đi không có sóng điện thoại hay Wi-Fi nên Thùy Dương và những người bạn đồng hành chỉ tập trung vào đường đi, ngắm nhìn thiên nhiên, trò chuyện với nhau...
Cả đoàn đến lán nghỉ lúc 17h, ăn tối sớm nên không quá mệt. Trời tiếp tục đổ mưa suốt đêm đến sáng hôm sau. Thùy Dương cho rằng hành trình trekking Nhìu Cồ San không dành cho những người sức khỏe yếu, thích du lịch nghỉ dưỡng. Bởi thiên nhiên khắc nghiệt, đôi khi cô quá mệt nhưng chỉ có lựa chọn tiếp tục bước đi dù đôi chân mỏi đến tê mất cảm giác. Muốn chinh phục Nhìu Cồ San, du khách cần chuẩn bị thể lực tốt, rèn luyện sức bền trước khi đi để tránh bị chuột rút, căng cơ... Bên cạnh đó là tinh thần quyết tâm cao.
Ngày thứ hai, cả đoàn khởi hành từ 9h đến 11h30 đã check-in đỉnh Nhìu Cồ San. "Nếu chỉ nhìn vào đích đến 2.965m bạn sẽ bỏ cuộc ngay từ đầu. Nhưng khi chia nhỏ quãng đường, từng bước đạt được mốc 1, 2, 3... vừa đi vừa nghỉ, chỉ cần bạn kiên trì bước tiếp, đích đến vẫn chờ bạn chinh phục", Thùy Dương nhớ lại cảm giác lâng lâng trên đỉnh núi.
12h đoàn ăn trưa, đến 14h bắt đầu xuống núi. Thùy Dương cho rằng hành trình trekking Nhìu Cồ San không dành cho những người sức khỏe yếu, thích du lịch nghỉ dưỡng. Bởi thiên nhiên khắc nghiệt, đôi khi cô quá mệt nhưng chỉ có lựa chọn tiếp tục bước đi dù đôi chân mỏi đến tê mất cảm giác.
"Tuy nhiên không ít người bỏ cuộc, chỉ dừng lại ở lán rồi xuống núi. Và cũng có người bị thương trên đường đi. Riêng mình cũng bị ngã không ít lần vì đường rất trơn, lầy và leo dốc liên tục. Nếu không có sự hỗ trợ của đoàn mình cũng khó lòng chinh phục đỉnh núi này", Thùy Dương cho hay.
Chặng về thời tiết đẹp, trời quang hơn.
Hành trình cho Thùy Dương những trải nghiệm nhiều hơn cả mong đợi về một chuyến ngắm lá phong đỏ.
Thùy Dương không ngờ có thể ngắm lá phong rực rỡ ngay tại Việt Nam, màu sắc hòa giữa những tán cây rừng thay áo lúc giao mùa.
Không chỉ có mùa phong thay lá, cung trekking Nhìu Cồ San còn có những khu rừng rêu phong hoang sơ, con suối trong rừng trúc đầy bí ẩn như trong truyện cổ tích. "Chính mình như được đóng vai trong một bộ phi thám hiểm kì bí, về thời tiền sử vậy. Thực sự là một trải nghiệm để đời!", cô bày tỏ.
Blogger này đã hoàn thành mục tiêu chinh phục 2 đỉnh và 2 cực của Việt Nam trong năm 2022. So với cung Lảo Thẩn, cô đánh giá trekking Nhìu Cồ San khó gấp rất nhiều lần. "Lảo Thẩn dành cho người chưa leo núi bao giờ cũng chinh phục được. Nhưng Nhìu Cồ San thì không".
Xem thú ăn đêm ở VQG Cát Tiên Đến VQG Cát Tiên mà không ở lại qua đêm để tận hưởng không khí trong lành là phung phí của "trời". Nhưng khi ở lại qua đêm mà bỏ qua cơ hội đi xem thú hoang dã thì lại càng phung phí hơn. Bàu Sấu trong VQG Cát Tiên Theo ông Nguyễn Đình Quốc Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục...