Xuyên đêm vượt suối Yến vào lễ sớm tại chùa Hương
Mặc dù theo quy định của BTC lễ hội chùa Hương, đúng 5h sáng, các đò chở khách mới được phép xuất bến chở khách vào lễ hội. Tuy nhiên, từ rạng sáng nay 15/2, hàng trăm đò chở khách đã ùn ùn vượt suối Yến vào chùa Hương.
Đúng 9h sáng nay 15/2 (mồng 6 tháng Giêng âm lịch), lễ khai hội chùa Hương với chủ đề “Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt” sẽ chính thức diễn ra. Theo thông tin từ BTC Lễ hội chùa Hương năm nay, chỉ tính riêng trong ngày trước khai hội đã có hơn 4,3 vạn du khách đổ về trẩy hội chùa Hương đưa tổng số du khách về Chùa Hương từ mồng 2 Tết lên con số kỷ lục xấp xỉ 11 vạn du khách.
Những du khách “tập kết” từ rạng sáng tại suối Yến để vào Hương Tích.
Để đảm bảo an toàn cho du khách về trẩy hội chùa Hương, đặc biệt là trong buổi sáng diễn ra lễ khai hội, BTC lễ hội đã có quy định tất cả các đò chở khách chỉ đươc phép hoạt động từ 5h sáng đến 18h chiều trong ngày. Tuy nhiên, trong khi nhiều du khách chọn lựa việc lưu trú qua đêm tại khu vực chùa Thiên Trù để tham dự lễ khai hội thì vẫn có khá nhiều người tranh thủ nghỉ ngơi ngoài khu vực suối Yến, thuê đò vào Hương Sơn sớm.
Chính vì vậy, theo ghi nhận của PV Dân trí, ngay từ rạng sáng hôm nay 15/2, cả trăm chiếc đò chật lèn khách đã “phá rào”, vượt quy định giờ xuất bến ùn ùn vượt suối Yến vào Hương Tích. Trong khi trời còn tối đen như mực, dọc suối Yến chưa được trang bị ánh đèn thắp sáng nhưng các chủ đò chỉ sử dụng đèn pin làm tín hiệu tránh nhau. Nhiều vị khách tỏ ra khá bình thản khi đi chuyến đò sớm “phá rào” như vậy. Nhưng cũng có người đưa trẻ em đi cùng khá lo lắng.
Những chuyến đò “xé rào” lúc rạng sáng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trên suối Yến.
“Lần đầu tiên tôi đi đò trời tối đen thế này. Nếu lần sau đi chùa Hương, nhất định tôi sẽ ở lại qua đêm tại chùa Thiên Trù. Đi đò đêm hôm qua suối quá nguy hiểm. Vẫn biết nhà đò cả chục năm hành nghề nhưng ai biết được tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào”, chị Nguyễn Thị Hiền, du khách từ Bắc Giang chia sẻ
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo anh Bùi Văn Vượng, du khách Hà Nội, việc đi đò sớm vào Hương Tích cũng có những thú vị riêng. Bởi thời điểm này, đất trời như đang giao hòa, không khí thanh tịnh và lòng người cũng thấy tĩnh tâm nhất.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, mùa lễ hội năm nay, tình trạng chào mời, chèo kéo du khách đi đò từ cách xa chùa Hương vẫn tồn tại nhưng đã giảm đáng kể. Vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm được BTC lễ hội triển khai và thực hiện khá tốt. Dòng suối Yến trong xanh và hầu như không còn bị rác thải của du khách vứt bừa bãi trôi nổi gây ô nhiễm.
Du khách sắp lễ sớm vào chùa Thiên Trù trước giờ khai hội.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương – cho biết: Để phục vụ du khách tốt nhất mùa lễ hội năm nay, BTC được sự hỗ trợ của Công an TP Hà Nội đã tiến hành triển khai lực lượng cách chùa Hương hàng chục kilomet để ngăn chặn tình chào chèo kéo du khách cũng như bố trí lực lượng trong khu vực lễ hội để ngăn chặn những tình trạng móc túi, trộm cắp.
Việc chào mời khách đi đò chủ yếu chỉ diễn ra trong những ngày thưa vắng khách. Tuy nhiên, đến năm nay, tình trạng này đã giảm đáng kể.
Đầu năm hành hương về Hương Tích cầu may mắn, thịnh vượng.
Việc các chủ đò “xé rào” chở khách không theo quy định thời gian của BTC lễ hội, ông Hậu cho biết, BTC đã có chỉ đạo và yêu cầu các chủ đò thực hiện nghiêm. Tuy nhiên, vì nhu cầu của du khách nên một số chủ đò vẫn vi phạm. Về việc này, rất cần ý thức cũng như tình thần bảo vệ an toàn bản thân của du khách. BTC lễ hội sẽ tiếp tục quán triệt hơn nữa với các chủ đò để ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn
Theo dantri
Có còn chuyện lái đò 'gạ' khách ở chùa Hương?
Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội thừa nhận, chuyện lái đò vòi vĩnh, xin thêm tiền của khách đi trẩy hội chùa Hương vẫn còn.
Chuyện lái đò vòi vĩnh, xin thêm tiền của khách tham quan vẫn còn
Năm 2013: Không tăng giá vé, giá đò
Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức vừa tiết lộ kế hoạch quản lý và tổ chức Lễ hội - Du lịch chùa Hương năm nay dù còn gần một tháng nữa mới đến lễ hội chùa Hương xuân Quý Tỵ.
Với chủ đề "Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt", đây được coi là sự kiện hưởng ứng "Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng" tại Hà Nội.
Hiện tại, hệ thống đường giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn từ Hà Đông về suối Yến đã hoàn chỉnh. Ban tổ chức đã cho lắp đặt các cụm pano, khẩu hiệu, nội dung và hình thức tuyên truyền, quảng bá phù hợp để mọi người có được những thông tin về khu di tích thắng cảnh, sơ đồ các khu vực thăm quan, giá vé các tuyến đò, giá đi cáp treo, các số điện thoại nóng...
Lực lượng tham gia phục vụ lễ hội, đặc biệt là an ninh trật tự được bố trí dày đặc tại các điểm di tích và các khu vực trọng điểm tập trung đông du khách như: Động Hương Tích, suối Giải oan, Thiên Trù, bến Yến, đền Trình, Trung tâm xã Hương Sơn... sẵn sàng giải quyết mọi tình huống bất ngờ.
Trao đổi với báo chí chiều 21/1, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức cho hay: "Năm nay, vé đò và vé thẳng cảnh vẫn là 2 loại vé tách rời, có giá không đổi.
Phí thắng cảnh: 50.000 đồng/người/lượt (người cao tuổi và trẻ em vé còn 1/2). Phí xuống đò: 40.000 đồng/người/lượt (đò chất lượng cao giá mỗi tuyến tăng thêm 5.000 đồng/người/lượt).
Vé đi cáp treo: Vé khứ hồi: 120.000 đồng/người (trẻ em dưới 1.2m: 80.000 đồng/người). Vé một chiều: 80.000 đồng/người (trẻ em: 50.000 đồng/người)".
Cũng theo ông Hậu, lễ hội năm nay sẽ không có các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu an toàn, khu vực sân của nhà thường trực Ban Tổ chức tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích, khu vực cổng động Hương Tích.
Theo dự kiến, năm nay sẽ có khoảng 1.400 - 1.500 lượt khách tới với Lễ hội chùa Hương
Vẫn có chuyện vòi vĩnh, chèo kéo khách
Ông Hậu thừa nhận: "Chuyện lái đò vòi vĩnh, xin thêm tiền của khách tham quan, tôi khẳng định vẫn còn, nhưng tỉ lệ không nhiều so với trước đây. Chúng tôi đang cố gắng giáo dục đội ngũ lái đò.
Sở dĩ tình trạng đó vẫn còn tái diễn là do khi chúng tôi tổ chức tập huấn, lái đò ở địa phương - xã Hương Sơn hầu hết đều tham gia tập huấn và tiếp thu những chỉ đạo tốt. Nhưng những lái đò ở một số xã lân cận vào mùa lễ hội họ mới xuống đó lái đò thuê nên...
Tình trạng người dân chạy, bám theo xe ô tô, chèo kéo khách cũng vẫn còn tồn tại. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục chuyện đó".
Theo dự kiến, năm nay sẽ có khoảng 1.400 - 1.500 lượt khách tới với Lễ hội chùa Hương. Trong năm 2012, huyện Mỹ Đức đã đón 1.480 lượt khách tham quan.
Lễ hội chùa Hương 2013 sẽ được khai hội vào ngày 15/2 và có 2 phần chính: phần "hội" và phần "lễ". Trong phần "hội" sẽ có các tiết mục văn nghệ đặc sắc phù hợp với tâm linh và các màn biểu diễn múa lân, rồng. Đối với phần "lễ", Lễ hội chùa Hương có tổ chức lễ niêm hương kỳ nguyệt tại ban Tam Bảo.
Theo xahoi
Lễ hội chùa Hương lớn nhất từ trước đến nay Đến thời điểm hiện tại, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã cơ bản hoàn thiện công tác chuẩn bị cho một mùa lễ hội lớn nhất từ trước đến nay. Trước giới truyền thông, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức kiêm Trưởng BTC lễ hội chùa Hương năm 2013 cho biết: "Hệ thống đường giao thông, biển...