Xuyên đêm cứu sống thành công một bé trai 4 tuổi bị đứt phế quản vô cùng nguy kịch
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, các bác sĩ tại bệnh viện đã cứu sống thành công một bé trai 4 tuổi bị đứt phế quản chuyển từ Trung tâm y tế huyện lên.
Đó là bệnh nhân nhi là T.H.T. (4 tuổi) trú tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà bị cây gỗ lớn đè vào người được gia đình đưa vào Trung tâm y tế Hải Hà xử trí cấp cứu ban đầu, đặt ống nội khí quản, dẫn lưu khí màng phổi hai bên và lập tức chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh nhân T vào viện tối 8/6 trong tình trạng tím tái, khó thở nhiều, ra máu mũi miệng, sưng nề nhiều vùng đầu mặt và ngực. Bác sĩ kiểm tra thấy dẫn lưu ngực hai bên ra khí liên tục, tràn khí dưới da nhiều vùng ngực, bụng, cổ, mất nhiều máu qua dẫn lưu màng phổi. Kết quả kiểm tra chụp CT cho thấy cháu T. bị đa chấn thương, nghiêm trọng nhất là phần phế quản gốc phải bị đứt gây suy hô hấp nhanh, chèn ép phổi tim.
Bệnh nhi sau mổ ổn định và đang được bác sĩ theo dõi tích cực.
Video đang HOT
Nhận thấy đây là trường hợp chấn thương vô cùng phức tạp, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã chỉ định phẫu thuật khẩn cấp cùng với hội chẩn từ xa qua điện thoại cùng với chuyên gia đầu ngành của tuyến trung ương để đưa ra phác đồ xử trí kịp thời, chính xác, đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhi.
Qua vết mổ ngực bên phải, phẫu thuật viên đã nhanh chóng tìm đoạn phế quản phải bị đứt cũng như phế quản gốc bên trái để đưa ống nội khí quản vào, tái lập thông khí hai phổi. Sau khi hồi sức tích cực tim phổi bằng hệ thống nhân tạo này, tim bệnh nhi đập đều trở lại, nồng độ oxy máu được duy trì> 90% đủ để thực hiện khâu nối lại phế quản phải vào ngã ba khí phế quản. Sau 3 tiếng phẫu thuật căng thẳng, tình trạng cháu T. tiến triển tích cực, không còn tràn khí màng phổi, cải thiện tình trạng suy hô hấp, dấu hiệu sinh tồn ổn định, duy trì an thần thở máy và tiếp tục được đội ngũ bác sĩ hồi sức theo dõi chặt chẽ.
Ths.Bs Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Trường hợp của cháu T. là một tổn thương rất nặng nề vì không khí từ đường thở qua mũi miệng sẽ không vào phổi mà tràn ra hai lồng ngực gây chèn ép tim phổi cấp. Khi đã đặt nội khí quản và thở máy thì tình trạng này càng nặng thêm do tăng áp lực đường thở nếu không xử trí kịp thời bệnh nhi sẽ suy hô hấp nhanh chóng và có thể tử vong ngay lập tức.
Chúng tôi mở ngực ngay và trong thời rất ngắn đã thông khí trở lại bằng phương pháp đặt ống nội khí quản trực tiếp qua chỗ vỡ vào hai phổi nên đã cứu được tính mạng cháu. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện phương pháp này tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh”.
Theo afamily
Hóc xương cá 3 tháng, người đàn ông nhiễm trùng phế quản nặng
Đau tức ngực, ho kéo dài suốt 3 tháng, bệnh nhân đi khám và phát hiện phế quản có dị vật là mảnh xương cá cứng, sắc nhọn, gây viêm mủ, nhiễm trùng.
Ho dữ dội kéo dài, tức ngực, khó thở, bệnh nhân B.C.T. (56 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh) đi khám tại bệnh viện tuyến trung ương nhưng không phát hiện dị vật. Các bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày trào ngược, kê đơn thuốc uống tại nhà. Tuy nhiên, bệnh không giảm.
Ông T. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều trị. Nam bệnh nhân cho biết 3 tháng trước bị hóc xương cá, ho khạc nhiều lần không ra. Ông nội soi tai, mũi, họng nhưng không thấy, cho rằng chúng đã tự trôi xuống dạ dày.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính, nội soi phế quản ống mềm gây mê. Các bác sĩ phát hiện mảnh xương cá cứng, kích thước lớn nằm sâu dưới phế quản gốc phải, viêm mủ, sưng tấy xung quanh, gây bít tắc khu vực này. Ê-kíp nội soi đã dùng kẹp gắp thành công dị vật. Hiện, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục sử dụng thuốc điều trị.
Mảnh xương cá sắc nhọn được lấy ra từ phế quản. Ảnh: BVCC.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Định, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, cho biết trường hợp ông T. không được phát hiện kịp thời nên mảnh xương gây ra nhiều biến chứng phức tạp, khiến việc tìm nguyên nhân và chẩn đoán khó khăn. Nhờ quá trình khai thác bệnh sử và khám lâm sàng kỹ lưỡng, các bác sĩ phát hiện dị vật trong phế quản và gắp ra nhanh chóng.
Theo bác sĩ Định, dị vật tiếp tục ở đó sẽ làm cho tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ, giãn phế quản. Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa tái phát.
Khi bị hóc dị vật, mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra. Tuy nhiên, những cách này sẽ làm cho tình trạng xấu đi, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào vị trí nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý, cung cấp đầy đủ thông tin để bác sĩ nắm bắt các khả năng có thể xảy ra và đưa hướng chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa hóc dị vật, bác sĩ Định khuyến cáo khi ăn uống, mọi người không nên vội vàng, nói hay cười đùa, đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ. Bạn cần tập trung ăn, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường thở.
Khi không may hóc, kèm những biểu hiện bất thường như khó thở, ho nhiều, tức ngực, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái phát không đỡ, phải đến cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Theo Zing
Bé 4 tuổi qua đời vì gây mê trong phòng khám răng Một bé trai 4 tuổi ở Oakland, California đã qua đời sau khi được mẹ đưa đến nha sĩ để làm thủ thuật răng, bị tiêm 2 liều thuốc gây mê và ngừng thở. Ảnh minh họa Mẹ của Dung Ly đã ngồi ở phòng chờ của phòng khám nha khoa trẻ em Youthful Tooth và lo lắng về việc con trai vào...