Xuyến chi về phố
Vùng ven thành phố buổi sớm mai thật yên tĩnh và mát mẻ sau một cơn mưa đêm, những giọt sương long lanh màu pha lê nằm vắt mình trên lá cỏ, chờ tia nắng đầu tiên chạm đến.
Tiết trời cuối thu thật dễ chịu, đi bộ qua những con đường, chợt thấp thoáng cạnh bờ rào, li ti các bụi xuyến chi lao xao trong gió sớm. Những bông hoa trắng nhỏ, hồn nhiên khoe sắc như níu giữ bước chân tôi ngược về ký ức tuổi thơ.
Hoa trên đường buổi sáng
Xuyến chi thuộc loài cúc dại có sức sống mãnh liệt, hoa nở quanh năm, nhiều nhất là vào cuối thu đến tận đông, chỉ cần một bụi bám rễ là sẽ có bạt ngàn hoa trắng. Khi cánh hoa tàn, nhụy vàng chuyển sang màu nâu bung ra các hạt giống, chờ những cơn gió vô tình mang mầm sống đến những miền đất mới sinh sôi.
Nhớ ngày còn bé, chiều chiều cùng các bạn lên đồi dốc, băng qua những cánh đồng xuyến chi trắng xóa bẻ từng cành, rồi kết lại thành vòng hoa đội đầu, đeo vào cổ tay, làm trang sức tuổi thơ trao tặng nhau thật đẹp.
Xuyến chi không thơm nồng nàn, chỉ ngan ngát mùi của cỏ hoa đồng nội, nhưng luôn thu hút lũ bướm, ong đủ màu sắc dập dìu tìm đến. Cánh đồng hoa khi ấy đẹp như một bức tranh được vẽ bằng những nét cọ sinh động đầy sắc màu thiên nhiên. Bọn trẻ chúng tôi thường mang theo lưới vợt để đuổi bắt những chú bướm đẹp nhất mang về nhà ngắm nhìn. Có những ngày mẹ không cho lên đồi chơi nữa, cả bốn chị em buồn thiu. Đêm đến, những giấc mơ cổ tích len lỏi vào trong giấc ngủ.
Rời xa ba mẹ, tạm biệt tuổi thơ mỗi chiều quẩn quanh bên cánh đồng và những con dốc nghiêng nghiêng qua bao mùa mưa nắng, chị em tôi mỗi người ôm ấp những ước mơ và dự định cuộc sống khác nhau. Tôi vào TP HCM trọ học, ra trường, đi làm rồi trở thành cư dân thành thị. Cánh đồng hoa quê nhà giờ đã thu hẹp lại, nhường chỗ cho những mô hình homestay, những trạm dừng chân phục vụ khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế cho vùng quê nghèo khó năm xưa.
Video đang HOT
Thấp thoáng đâu đó giữa bộn bề ngược xuôi nơi phố phường đông đúc, xuyến chi về phố trong khoảnh khắc sớm mai, nhắc nhớ tôi về những ngày tháng êm đềm xưa cũ. Và miền quê ấy, ba mẹ tôi vẫn luôn mong chờ những đứa con phương xa trở về thăm lại mái nhà xưa, nơi có những đồi dốc bạt ngàn hoa nắng tuổi thơ.
Xuyến chi về phố đêm mưa
Chùng chình sương sớm biết mùa vừa sang.
Lương Bích Thủy
Theo nld.com.vn
Khó tin độc chiêu vượt qua Bức tường Berlin thời Chiến tranh Lạnh
Trong thời Chiến tranh Lạnh, hàng ngàn người Đông Đức tìm cách vượt qua Bức tường Berlin để sang Tây Đức với nhiều cách khác nhau nhưng đều hết sức nguy hiểm. Một số trường hợp táo bạo đào đường hầm bí mật để sang Tây Đức.
Sau khi Bức tường Berlin được hoàn thành và được canh gác nghiêm ngặt, khoảng 5.000 người Đông Đức được cho là mạo hiểm tính mạng, cố gắng vượt qua ranh giới này để sang Tây Đức từ năm 1961 - 1989.
Để vượt qua Bức tường Berlin, nhiều cách thức vô cùng táo bạo và nguy hiểm được người Đông Đức thực hiện.
Trong số này, nổi tiếng là việc một nhóm người Đông Đức đào đường hầm bí mật xuyên qua Bức tường Berlin vào năm 1962.
Sau khi đường hầm được đào xong, chỉ trong 2 buổi tối năm 1964, 57 người dân Đông Đức trốn thoát thành công sang Tây Đức.
Kỹ sư máy bay Hans Peter Strelczyk tìm ra cách vượt qua Bức tường Berlin sau khi xem một chương trình truyền hình Đông Đức về lịch sử khí cầu.
Theo đó, ông cùng với người bạn Gunter Wetzel làm một quả khí cầu đủ lớn để đưa cả 2 gia đình sang Tây Đức. Vận dụng các kiến thức của một kỹ sư, họ chế tạo động cơ bơm nóng khí cầu từ các bình chứa ga mini.
Vợ của Strelczyk và Wetzel phụ trách việc khâu ga giường làm vỏ khí cầu. Sau lần thử nghiệm đầu tiên thất bại, 2 gia đình thành công trong việc vượt qua Bức tường Berlin để sang Tây Đức ngày 16/9/1979 bằng cách sử thực hiện chuyến bay khí cầu 30 phút.
Một số người quyết định mạo hiểm bơi tới Tây Đức trong vài tiếng đồng hồ. Hartmut Richter, 18 tuổi, là một trong số những người đó. Vào năm 1966, ông bơi suốt 4 giờ đồng hồ để tránh lính biên phòng Đông Đức, vượt qua kênh đào Teltow và tới được Tây Đức.
Sau khi sang Tây Đức, Richter nhiều lần trở lại Đông Đức và bí mật giấu bạn bè, người thân trong xe hơi của mình rồi đưa họ sang phía bên kia Bức tường.
Với cách này, Richter đưa được hơn 30 người sang Tây Đức trước khi bị bắt giữ và bị tuyên phạt 15 năm tù giam. Tuy nhiên, ông chỉ phải ngồi tù 4 năm sau khi được chính quyền Tây Đức can thiệp giúp giảm nhẹ bản án.
Theo kienthuc.net.vn
Cũng mang tên chuột, giá lên đến cả triệu/con vẫn không đủ bán Con vật này cần rất ít vốn nhưng bán ra giá cao "ngất ngưởng", đặc biệt đầu ra không bao giờ phải lo. Đó là những chia sẻ của anh Trường Giang (Định Hóa, Thái Nguyên) - chàng trai nuôi dúi được 4 năm. Anh cho biết thời gian đầu anh chỉ có ý định nuôi dúi làm cảnh. Sau đó, anh Giang...