Xưởng hóa chất phát nổ, cháy ngùn ngụt
Hàng trăm người trong đó có cả công nhân của một cơ sở sản xuất hóa chất đã tháo chạy khi ngọn lửa từ bên trong cơ sở này bốc lên dữ dội.
Đám cháy xảy ra vào lúc 8g30 ngày 13/12 tại một cơ sở chuyên sản xuất hóa chất, nằm trong khu dân cư thuộc khu phố 1B (P. An Phú TX Thuận An, tỉnh Bình Dương). Nhiều công nhân thuật lại, trong lúc đang làm việc, họ nghe nhiều tiếng nổ vang lên từ bên trong nhà xưởng rộng khoảng 300m2.
Cột khói và lửa bốc lên cuồn cuộn
Video đang HOT
Tiếp đến, lửa và khói đen bốc lên cuồn cuộn lan nhanh và bao trùm nhà xưởng. Chẳng mấy chốc, mái và tường vây chung quanh nhà xưởng đổ sập. Mùi hóa chất bốc ra nồng nặc bay vào tận các hộ dân chung quanh khiến nhiều người không thể chịu được phải tháo chạy ra ngoài.
Lực lượng PCCC Bình Dương đã điều động nhiều xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Các chiến sĩ chữa cháy đã tìm mọi cách ngăn chặn ngọn lửa, bảo vệ khu dân cư. Đến 12g, ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn.
Toàn bộ nhà xưởng bị sụp đổ
Theo ghi nhận tại hiện trường, bên trong cơ sở, nhiều phuy hóa chất nằm lăn lóc trên mặt đất, bốc mùi nồng nặc. Nhiều thiết bị máy móc, nguyên liệu, vật tư, thành phẩm chỉ còn lại đống tro tàn. Một số nhà dân kế cận bị cháy, thiệt hại đáng kể về tài sản…
Hiện chưa có con số thống kê thiệt hại nhưng theo các công nhân có thể lên đến hàng tỉ đồng.
Theo 24h
Công nhân: Ăn mất vệ sinh, lương chưa đủ sống
Kết quả khảo sát thực tế tiền lương và thực trạng bữa ăn ca của người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp, do Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) công bố ngày 9/11 cho thấy, bữa ăn của công nhân mất vệ sinh, nguy cơ ngộ độc cao và mức lương thì chưa đủ sống.
14,5% người lao động chi tiêu dưới mức sống tối thiểu
Ông Đặng Quang Hợp, chuyên viên cao cấp của Viện Công nhân công đoàn cho biết, cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 6/2012, tại 60 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, đại diện cho bốn vùng lương trong cả nước.
Cuộc khảo sát với 2.000 phiếu hỏi đối với NLĐ, chủ yếu là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất trên nhiều lĩnh vực (dệt may, da giày, xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử...) để tìm hiểu về tiền lương, thu nhập thực tế của NLĐ và chi phí cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ.
Kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương cơ bản của NLĐ cao hơn mức lương tối thiểu theo vùng từ 39-53%.
Trong đó, tiền lương thực nhận trung bình của NLĐ thường cao hơn so với lương cơ bản từ 10-20%, đạt mức trung bình 2,860 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, tiền lương trung bình của vùng I là 3,312 triệu đồng; vùng II là 2,940 triệu đồng; vùng III là 2,753 triệu đồng; vùng IV là 2,450 triệu đồng.
Theo loại hình doanh nghiệp, lao động trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có tiền lương trung bình là 3,562 triệu đồng; doanh nghiệp FDI hơn 2,673 triệu đồng; doanh nghiệp dân doanh 2,832 triệu đồng.
Tính về nhóm ngành nghề, lương cao nhất thuộc doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông, xây dựng với 3,530 triệu đồng/tháng; thấp nhất là da giày chỉ 2,580 triệu đồng/tháng.
Tính về tổng thu nhập/tháng, cao nhất là DNNN đạt gần 4,5 triệu đồng; FDI hơn 3,7 triệu đồng; doanh nghiệp dân doanh gần 3,5 triệu đồng.
Khi được hỏi, liệu NLĐ có hài lòng với công việc và thu nhập của mình không? Chỉ có 0,8% trả lời rất hài lòng, trong khi có tới 28,5% nói không hài lòng và hơn 57% nói tạm hài lòng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chi tiêu của một gia đình NLĐ (gồm 3 người) khoảng 4,6 triệu đồng/tháng. Với mức chi tiêu này, tiền lương tối thiểu theo vùng mới chỉ đáp ứng từ 40-46% chi tiêu của NLĐ.
Cụ thể, mức sống tối thiểu để đảm bảo NLĐ có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động tính theo vùng: vùng I là 3,765 triệu đồng; vùng II là 3,510 triệu đồng; vùng III là 3,169 triệu đồng; vùng IV là 2,485 triệu đồng.
"Nếu so sánh với mức chi tiêu thực tế, vẫn còn khoảng 14,5% NLĐ có mức chi tiêu ở dưới mức sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu hiện tại mới chỉ đáp ứng được 49-56,3% mức sống tối thiểu của NLĐ. Nếu so với các mức lương tối thiểu do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cũng chỉ đạt được 67,2%-74,7% (theo phương án một) hoặc 61,5-72,4% (phương án hai) mức sống tối thiểu" - ông Hợp cho biết.
Nhiều cuộc đình công xảy ra vì chất lượng bữa ăn không đảm bảo. (Trong ảnh: Một vụ đình công tại khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội)
1.500 người bị ngộ độc/năm
Ông Trần Ngọc Ánh - chuyên viên cáo cấp Viện Công nhân công đoàn cho biết, khảo sát thực trạng bữa ăn ca của tại 12 tỉnh, thành phố cho thấy, đa số các doanh nghiệp khảo sát hỗ trợ tiền ăn ca cho NLĐ với mức bình quân mỗi suất ăn là 13.900 đồng và khoảng 368 ngàn đồng/tháng.
Trong đó, có 25% số NLĐ cho biết mức ăn giữa ca là 9 ngàn đồng; 46,5% hỗ trợ mức 13 ngàn đồng và 28,5% mức 20 ngàn đồng.
Về lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ, NLĐ trong doanh nghiệp FDI và Cty cổ phần phải ăn uống kham khổ so với NLĐ làm việc trong các DNNN.
Cụ thể, có tới 24,3% số NLĐ ở Cty cổ phần và 37,5% NLĐ ở doanh nghiệp FDI cho biết bữa ăn của họ thường thiếu thức ăn. Còn về bữa ăn giữa ca, có tới gần 15% NLĐ cho rằng thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng.
Xét về hình thức tổ chức bữa ăn, tại các doanh nghiệp thuê dịch vụ ngoài cung cấp bữa ăn, có 22,1% NLĐ cho rằng thức ăn không đảm bảo.
Về lượng gạo, tỷ lệ NLĐ tại doanh nghiệp thuê ngoài cung cấp cho rằng không đảm bảo cũng cao gấp hai lần tại doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn.
Khi được hỏi, đa phần NLĐ cho rằng, nếu nấu ăn tại chỗ sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn hẳn so với hình thức thuê dịch vụ bên ngoài.
Đặc biệt, doanh nghiệp FDI bị phàn nàn về bữa ăn mất vệ sinh cao nhất, chiếm tới hơn 41%; Cty cổ phần hơn 31%.
Do đó, tuy số lượng NLĐ khảo sát bị nhiễm độc chỉ chiếm khoảng 2,5% song hầu hết họ đều lo sợ nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo đánh giá của Viện dinh dưỡng, khẩu phần ăn của NLĐ tại một số khu công nghiệp mới chỉ đáp ứng được 89,7% nhu cầu về năng lượng.
Bữa ăn của NLĐ không chỉ thấp về chất lượng mà còn nghèo về giá trị dinh dưỡng. Trong thành phần bữa ăn chỉ có 12% lượng protein, 16% chất béo, còn lại là chất bột (gạo, ngô, khoai).
Trong khi đó, theo số liệu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), tại các khu công nghiệp - khu chế xuất, những năm gần đây, có từ 11-20 vụ ngộ độc/năm với trung bình 1.500 người mắc ngộ độc. Trong đó, các bếp ăn tập thể ở miền Nam chiếm 1/3 số vụ.
Theo 24h
Nổ nồi hơi, 4 người bị thương nặng Rạng sáng 1/11, tại Chi nhánh Công ty TNHH điện hơi Tín Thành, đường ĐT 743 (phường Tân Đông hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) đã xảy ra vụ nổ, cháy nhà xưởng khiến 4 công nhân bị thương nặng. Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ 40 sáng nay, tại khu vực chiết xuất nồi hơi nằm trong khu nhà...