Xưởng chế biến mỡ “trộn” ruồi nhặng
Những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa
Nguồn nước ô nhiễm ở Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) là nước để rửa mỡ trước khi mỡ được đưa lên chảo. Những phi mỡ hoen gỉ, ruồi muỗi bâu đen sì trong thùng mỡ, các loại dụng cụ vứt bừa bãi trên một khoảng đất trống… là những gì chúng tôi ghi nhận được trong xưởng chế biến hàng nghìn lít mỡ mỗi ngày.
Mỡ “tắm” nước ô nhiễm
Mỡ được mang về cơ sở chế biến từ đầu giờ sáng, do đội vận chuyển đảm nhận. Sau khi được chở về đây mỡ được đem “rửa” bằng nước Đầm Hồng đen ngòm, hôi thối. Đầm Hồng được nhiều người biết đến là khu ô nhiễm nguồn nước nặng khi mà các loại rác rưởi được tập kết rồi thải ra lòng hồ. Nhưng ít ai ngờ rằng, chính nguồn nước đó được cơ sở sản xuất mỡ này tận dụng làm nước rửa mỡ trước và sau khi chế biến mỡ. Sau khi tráng qua nước Đầm Hồng mỡ được đưa lên một chiếc bàn gỗ đã mục nát để “chế biến” và được băm thành từng miếng to.
Theo quan sát của chúng tôi, lượng mỡ dùng rán vẫn còn dính nhiều đất cát, bụi bặm… Loại mỡ này chỉ có thể tạo được hứng thú với lũ ruồi nhặng… sau khi thái xong, mỡ được đổ vào 2 chiếc chảo to, mỗi chiếc có thể rán được cả tạ mỡ/lần. Mỡ rán xong lại đổ vào các thùng phi cỡ lớn có dung tích khoảng 1.000 lít. Có lẽ những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa nên cái nào cũng đóng cặn đen sì trên miệng, các thùng chứa mỡ cũng không thấy có nắp đậy, nên nó kiêm luôn nhiệm vụ bắt ruồi nhặng, hễ con nào rơi xuống là không thể lên được.
Khi khách đến mua hàng, chủ nhà đưa luôn cả chiếc xô bẩn vào thùng phi rồi múc tất cả những gì có trong đó chia ra từng can nhỏ từ 15 – 50 lít. Ở phía dưới đất hai chiếc máy xay mỡ nằm lổng chổng bên góc tường, các dây mỡ vẫn còn đóng vón trên thân máy, các chú ruồi trâu bâu quanh máy xay mỡ đen sì.
Hàng trăm kg/ngày
Trong vai một khách hàng mua mỡ, ngày 18/11 phóng viên có mặt tại Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội). Bà chủ cơ sở Sáng “mỡ” cho biết: Các chú tìm đến đây là đúng địa chỉ rồi đấy, nhà tôi làm ở đây 10 năm rồi, cung cấp mỡ cho vài chục nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ ở Hà Nội này. Nói rồi bà chỉ cho chúng tôi xem những khối mỡ đã được đóng trong thùng phi nằm lăn lóc bên xó nhà.
Hàng ngày cơ sở cho ra lò hàng tạ mỡ
Bà Sáng “mỡ” khẳng định: Ở Hà Nội chả có cơ sở sản xuất mỡ nào có số lượng mỡ lớn và cung ứng cho nhiều nhà hàng như chỗ bà cả. Cơ sở sản xuất của gia đình bao tất cả 7 lò mổ lớn nhỏ ở Hà Nội, với khối lượng thịt mỡ và các phụ phẩm chế biến hằng ngày từ 500 – 700kg, thậm chí vào dịp Tết gia đình bà còn phải mua thêm thịt phụ phẩm ở các hàng thịt quanh các chợ ở khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai… để rán.
Năm nay, số lượng “đơn hàng” của các nhà hàng quanh Hà Nội tăng lên đáng kể, chính vì thế cơ sở của bà cũng phải đẩy mạnh sản xuất, có hôm phải rán cả 1.000kg mỡ để kịp cho khách hàng. Đối với khách hàng quen, chỉ cần gọi điện thoại, cơ sở sản xuất của bà sẽ “điều” người vận chuyển đến tận nơi miễn phí. Theo bà Sáng, đội “thồ mỡ” chủ yếu là những người con trai trong gia đình, họ dùng xe máy để vận chuyển cho tiện, nếu vận chuyển thùng phi có ô tô chuyên dụng. Trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Sáng vận chuyển khoảng 3 – 4 chuyến, mỗi chuyến từ vài chục kg cho đến hàng tạ mỡ.
Với quy mô như vậy, trong vòng 10 năm qua, cơ sở làm mỡ của bà Sáng đã cung cấp mỡ cho gần 100 nhà hàng lớn nhỏ tại Hà Nội. Thi thoảng còn xuất đi cả Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Tuy nhiên, chỉ cần đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ ở Hà Nội là cả vấn đề lớn đòi hỏi quy mô sản xuất cũng phải mở rộng, nên bà Sáng “mỡ” cũng phải cố gắng sản xuất đều đặn để giữ khách.
Giá đắt… khách vẫn sướng
Video đang HOT
Bà Sáng bảo: Các chú cứ xem hàng đi, không ngon không lấy tiền. Giá cả của loại mặt hàng này phụ thuộc vào giá thịt lợn trên thị trường, vì thế có sự biến động thất thường. Ngày trước chưa lên giá, mỡ thời điểm thấp nhất chỉ có 14.000đ/kg, giờ đã lên đến 27.000đ/kg. Theo bà Sáng, giá mỡ như vậy là hơi cao nhưng các cửa hàng ăn vẫn tranh nhau mua mỡ vì rán mỡ tiết kiệm hơn rán dầu ăn rất nhiều.
Bà Sáng than vãn: Đợt này giá cả lên cao quá nên làm ăn khó khăn hơn. Trước đây nhà tôi bao toàn bộ các lò giết mổ khu vực này, mỗi ngày lấy khoảng 5 – 7 tạ mỡ lợn ở các lò này là bình thường. Đầu sáng phải đi gom hàng về, chế biến dần trong ngày.
Vừa nói, bà Sáng vừa thái những miếng mỡ bèo nhèo vừa được rửa qua nước ao. Các loại tóp mỡ được bày ra quanh nền đất khiến chúng tôi cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy.
Theo Bee
Ruốc 'siêu bẩn' ra lò bên ao rác thối, dồn về Hà Nội
Chứng kiến những mẻ ruốc được sản xuất ngay cạnh bờ ao bồng bềnh rác thải, ruồi muỗi vo ve, công nhân vô tư "tay không" bốc ruốc... chắc hẳn nhiều người sẽ phải rùng mình.
Thôn Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vốn nổi tiếng với nghề làm ruốc thịt từ rất lâu. Theo người dân trong làng, ngày xưa, cả làng nô nức làm ruốc nhưng dần dần, nguồn nguyên liệu khan hiếm và tăng giá đến chóng mặt, nhiều gia đình rời bỏ làng đi nơi khác, không thể bám trụ được với nghề.
Quang cảnh chung nơi sản xuất ruốc "siêu bẩn".
Số gia đình tiếp tục làm ruốc giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy vậy, mỗi ngày, người dân thôn Phú Thị cũng sản xuất được vài ba tấn ruốc, đưa tiêu thụ khắp miền Bắc trong đó 3 thị trường chính là Hà Nội, Quảng Ninh và Hưng Yên.
Ít ai biết rằng, món ruốc "thơm ngon" mà mọi người vẫn thường xuyên dùng để nấu cháo trong các bệnh viện, cho vào bánh mì, xôi dọc cầu Long Biên, bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát hay khu vực Cầu Giấy, các điểm đông dân cư hoặc vỉa hè... đều được "ra lò" từ nơi đây, với công nghệ chế biến "siêu bẩn".
Ruốc sản xuất ngay cạnh ao rác thải
Vừa bước chân chạm ngõ thôn Phú Thị, mùi nước mắm chưng ruốc bay quanh khắp làng đã xộc vào mũi du khách. Thời điểm chúng tôi đến thôn cũng là lúc các xưởng sản xuất đang hoàn thành công đoạn cuối cùng: sao (rang) ruốc.
Nơi sản xuất ruốc - một "bãi chiến trường" ngổn ngang.
Theo chỉ dẫn của dân làng, chúng tôi tìm đến một cơ sở sản xuất ruốc gà nằm ở gần đê, sâu hun hút trong ngõ nhỏ. Mỗi ngày cơ sở này sản xuất ra cả tấn ruốc gà các loại, được coi là nơi cung ứng lượng lớn ruốc ra thị trường Hà Nội.
Đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng những bao ruốc nằm la liệt, vứt lăn lóc trên nền nhà ẩm thấp, bụi bặm. Máy xay thịt và máy làm bông ruốc ngổn ngang trên nền đất, không hề được che đậy. Bên cạnh đó, những nồi đựng nước mắm hoen rỉ, đen kịt, mỡ đặc quánh bám xung quanh tạo "môi trường lý tưởng" cho ruồi, nhặng cư trú và "oanh tạc". Những chiếc chảo sao ruốc biến màu, đóng vảy bẩn như thể lâu ngày chưa được kỳ cọ, lau chùi.
Đồ nghề làm ruốc cáu bẩn như lâu ngày chưa được cọ rửa, lau chùi.
Đáng chú ý hơn là các công đoạn làm ruốc được diễn ra ngay cạnh ao rác thải. Dưới ao là bồng bềnh đủ mọi thứ rác hôi thối từ nhiều nguồn nước thải tập kết về đây. Nước vẩn màu đen ngòm, đặc sệt cùng mùi hôi tanh bay lên nồng nặc. Cách đó không xa, những khay ruốc được phơi giữa lối đi.
Theo quan sát, cơ sở này có khoảng gần chục công nhân. Tuy nhiên, họ đều làm việc trong điều kiện "ba không": không đeo găng, không mặc quần áo bảo hộ lao động và... không giày dép. Thấy có khách vào hỏi mua hàng, chị chủ cơ sở tên là H. nhiệt tình giới thiệu các loại ruốc của gia đình với ưu thế "thơm ngon, rẻ và tiện dụng".
Bãi rác lều bều rác thải, bốc mùi hôi thối ngay cạnh nơi sản xuất ruốc nhà chị H.
Về giá cả, dao động từ 110.000 - 160.000 đồng/kg. Ruốc nhà chị H. sản xuất chủ yếu bán cho người quen và có mối đàng hoàng nên khi bán lẻ cho những người khách lạ như chúng tôi, chị H. tỏ đắn đo. Vừa nói chuyện, chị H. vừa bốc ruốc trong túi ra ăn và luôn miệng quảng cáo về chất lượng của sản phẩm, trong khi những công nhân kẻ mặc áo, người cởi trần vẫn thản nhiên chân đất đi lại bước qua những mẹt ruốc.
Nguyên liệu làm ruốc: Nguồn thịt lợn "siêu rẻ"?
Rời nhà chị H. chúng tôi đến cơ sở sản xuất ruốc của nhà chị M. - nơi được xem là thâm niên và tiếng tăm bậc nhất trong làng. Cơ sở này nằm ngay mặt đường, khách hàng dễ dàng nhận ra bởi tấm biển đặt ngay ngoài cửa ra vào quảng cáo nghề chính là làm ruốc thịt lợn kiêm luôn ruốc thịt gà.
Tay không bốc ruốc.
Bà chủ "bật mí": Để cho ruốc tăng thêm cân nặng, những người sản xuất ruốc thường chế biến thêm nhiều gia vị hơn những loại ruốc thông thường khác. Như vậy, ruốc mặn đồng nghĩa với việc trọng lượng của ruốc sẽ được nâng lên. "Vì cho thêm mắm, đường nên ruốc sẽ thêm cân", chị M. thành thật.
Ngoài ra, để tăng thêm lợi nhuận, những người kinh doanh ruốc thường trộn thêm những loại thịt rẻ tiền. "Chiêu" đơn giản là trộn thêm ruốc gà (giá rẻ) vào ruốc lợn nhưng vẫn quảng cáo là "ruốc lợn nguyên chất" 100%, với giá bán 130.000 đồng/kg, mỗi yến lãi được thêm 200.000 đồng như lời chị M. tiết lộ.
Những xô, can nhựa đựng mắm bẩn vẫn được các cơ sở sản xuất sử dụng.
Trong buổi khảo sát tại nhà chị M., chúng tôi được tiếp xúc với một vị khách đến từ Hưng Yên, đến mua ruốc về bán xôi. Chiếc máy đặt giữa sân được bật lên, vị khách này kéo tay áo, nhanh tay đảo ruốc mà không cần rửa tay hoặc đeo bất cứ một loại găng tay nào. Ruốc rơi xuống đất được anh vun đống bốc vào bao, tận thu triệt để.
Vừa đảo ruốc, anh vừa kể về công việc buôn bán xôi ruốc của mình: Mỗi ngày, anh tiêu thụ được khoảng 1kg ruốc và mỗi lần lấy hàng, anh lấy 30kg để bán trong vòng một tháng. Với một yến ruốc, anh thu về 400.000 đồng tiền lãi, thông thường lấy giá gốc 12.000 đồng/lạng, khi bán ra, giá "bèo" nhất cũng phải là 14.000 đồng/lạng.
Dụng cụ để rang ruốc vón cục vì bẩn.
Nói về cách bảo quản, anh xua tay: Đơn giản lắm, chỉ cần buộc chặt miệng túi mỗi khi sử dụng. Theo kinh nghiệm của anh, ruốc ít nhất cũng sử dụng được trong vòng vài tháng.
Trong khi đó, qua câu chuyện trao đổi với bà chủ cơ sở chế biến ruốc, chúng tôi được biết, thịt làm ruốc phần lớn được mua ở chợ đầu mối từ 3 giờ sáng và đưa ô tô về tận lò sản xuất. Buổi sáng công nhân sẽ lọc, thái, xay thịt. Giá mỗi kg thịt nguyên liệu (nạc mông, thăn) từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg, vào những lúc bệnh dịch, giá thịt chỉ còn khoảng phân nửa.
Ruốc rơi xuống gầm máy quay, anh thợ buôn đưa tay vét sạch, vô tư bỏ vào bao đem bán.
Băn khoăn về giả rẻ bất ngờ, bà chủ trấn an: Đó là giá mua buôn nên mới rẻ như vậy. Mặt khác, nếu thịt lợn ốm nhìn ruốc sẽ biết ngay: Ruốc không còn sợi mà sẽ mủn ra hoặc rất nát. Chị M. buột miệng: Riêng ruốc gà thì có thể làm từ thịt kém chất lượng được vì ruốc gà khó thành sợi nên người mua khó phát hiện. Nhưng theo nhiều cơ sở chế biến ruốc cho biết: Độ chênh sẽ là 3 kg thịt/1kg ruốc. Với cách tính đó, nguồn thịt tốt hay xấu cũng là vấn đề cần phải quan tâm và làm rõ.
Ông Lê Anh Tuấn - chủ tịch UBND xã Mễ Sở - thừa nhận: Việc kiểm tra đối với những cơ sở sản xuất này gặp rất nhiều khó khăn vì liên quan kinh tế hộ gia đình. Nhiều chủ cơ sở không hợp tác với cán bộ để kiểm tra, theo dõi và giám sát.
Chiếc máy xay ruốc hoen rỉ từ lâu.
Ông Tuấn cho biết, trước đó cũng có vài đợt kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm tại các cơ sở này. Trước khi chúng tôi ra về, ông Tuấn nhấn mạnh thêm về nguồn gốc của thịt làm ruốc, cán bộ xã không thể nắm rõ, vì vậy, người tiêu dùng cũng nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống hằng ngày của mình.
Theo VTC
'Trần trụi' công nghệ làm bánh trung thu giữa Hà Nội Nguyên liệu làm bánh được phơi ngoài quốc lộ, nhân bánh bị ruồi muỗi bâu đen, khay đựng bánh cáu bẩn, những người công nhân tay không bốc bánh... là thực trạng thường thấy ở nơi làm bánh Trung thu truyền thống Xuân Đỉnh. Gần đây, với công nghệ tân tiến, hiện đại, nhiều nhà máy sản xuất bánh kẹo đã cho ra...