Xuống cấp nhanh, thiếu kinh phí duy tu
Chương Mỹ là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ phía tỉnh Hòa Bình đổ về. Tuy nhiên, khó khăn của huyện là các công trình phòng chống lũ lụt đang xuống cấp nhanh nhưng lại thiếu kinh phí duy tu.
Địa hình của huyện Chương Mỹ được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng chịu ảnh hưởng từ lũ rừng ngang, vùng ven Sông Đáy và vùng giữa huyện. Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là Sông Tích, Sông Đáy, Sông Bùi và 3 hồ chứa nước Đồng Sương, Miễu, Văn Sơn dung tích hàng triệu mét khối. Do địa hình, thủy văn như vậy nên tình hình ngập úng của huyện không chỉ phụ thuộc lượng mưa nội địa mà còn chịu ảnh hưởng bởi nguồn nước từ địa phương khác đổ về các con sông và khả năng an toàn hồ đập…
Một đoạn đê Sông Bùi đoạn qua xã Trung Hòa (Chương Mỹ).
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Minh Ngọc: Chất lượng hệ thống đê điều hiện nay trên địa bàn chưa bảo đảm năng lực tiêu so với lượng mưa trên 250mm trong thời gian ngắn. Các hồ chứa nước do thời gian đắp đập đã lâu (hơn 40 năm) và thường xuyên ngâm nước, thân đập chưa được kiểm tra tổ mối, hang hốc… Bên cạnh đó, thời tiết mấy năm gần đây do biến đổi khí hậu nên thiên tai diễn biến phức tạp, ngày càng khó lường… Minh chứng rõ nhất là trận mưa hồi cuối tháng 5 vừa qua đã làm ngập 1.505ha lúa, 157ha thủy sản, 252ha ngô, rau màu các loại. Tuy nhiên, do có sự chủ động trong công tác phòng chống thiên tai nên huyện Chương Mỹ đã huy động và vận hành toàn bộ các trạm bơm tiêu cứu được 1.505ha lúa, không xảy ra thiệt hại về người.
“Mặc dù sự việc đã qua gần một năm nhưng đến nay ai cũng nhớ cơn lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về do ảnh hưởng của cơn bão số 3 hồi cuối năm 2015 khiến nước Sông Bùi lên nhanh gây ngập úng khu dân cư, trường học, đường giao thông ở thị trấn Xuân Mai và các xã: Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến… Khi đó, huyện phải huy động hơn 400 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng nhân dân di dời được 85 người bị mắc kẹt trong nước sâu và nhiều tài sản giá trị khác của các hộ dân thuộc thị trấn Xuân Mai, xã Thủy Xuân Tiên đến nơi an toàn. Dù không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hàng trăm héc ta lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản; hàng chục nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Ngoài ra, lũ còn làm sạt lở 135m đê điều và 405m đường giao thông nội đồng, 220m đường giao thông nông thôn… khiến công tác khắc phục phải mất nhiều ngày” – ông Nguyễn Minh Ngọc cho biết thêm.
Thực tế trên đã khiến công tác phòng chống thiên tai trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với huyện Chương Mỹ. Cụ thể là đến nay, huyện đã xây dựng phương án ứng phó các tình huống thiên tai, lũ lụt có thể xảy ra; chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư cần thiết theo quy định. Bên cạnh đó, Chương Mỹ đã tổ chức tập huấn kiến thức phòng chống thiên tai cho các lực lượng được giao nhiệm vụ với mục đích bảo đảm tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của nhân dân.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với huyện Chương Mỹ trong công tác phòng chống lũ lụt mùa mưa bão năm nay, đặc biệt là ứng phó hiện tượng thời tiết cực đoan đó là các công trình phòng chống lũ lụt trên địa bàn đang xuống cấp rất nhanh. Vì vậy, huyện đề nghị thành phố tiếp tục hỗ trợ kinh phí tu sửa các tuyến đê bao ngăn lũ rừng ngang thuộc các xã vùng hữu Sông Bùi; mặt đê hữu Sông Đáy đoạn qua xã Văn Võ; mặt đê tả Sông Bùi, đoạn qua xã Tốt Động, Quảng Bị; đồng thời đề nghị thành phố cho xử lý khẩn cấp hai cung sạt đê tả Sông Bùi đoạn qua xã Trung Hòa, xã Quảng Bị. Bên cạnh đó là đề nghị thành phố hỗ trợ xây dựng, nâng cấp một số trạm bơm; tu sửa 8 điếm canh đê; cải tạo, nâng cấp hồ Văn Sơn…
Không chỉ có vậy, hiện nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ vẫn còn tồn tại tình trạng vi phạm pháp luật đê điều, thủy lợi, đặc biệt là trên tuyến đê và lòng Sông Bùi… Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho huyện về sự cần thiết phải có kế hoạch xử lý dứt điểm nhằm bảo đảm năng lực hiệu quả cho các công trình phòng chống lũ lụt…
Video đang HOT
Theo_Hà Nội Mới
Nhà tái định cư: Mua khổ, bán cũng khổ
Nhiều người có suất nhà tái định cư muốn chuyển nhượng cho người khác để tìm kiếm một nơi ở mới. Tuy nhiên, muốn là một chuyện, bán được hay không lại là chuyện khác.
Theo quy định hiện hành, nhà tái định cư không phải hộ gia đình, cá nhân nào cũng được cấp. Chỉ những trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng và bị giải tỏa mới được Nhà nước bồi thường một khoản tiền, căn cứ theo khung giá bồi thường theo quy định.
Ngoài ra, để ổn định chỗ ở cho người bị mất nhà, đất do việc giải phóng mặt bằng, Nhà nước ưu tiên những hộ gia đình, cá nhân đó có quyền mua một hoặc vài căn hộ chung cư, nhà đất (gọi chung là nhà tái định cư) để ổn định cuộc sống, đáng chú ý là được mua với giá ưu đãi, rẻ hơn so với giá thì trường.
Chuyển nhượng suất tái định cư là nhu cầu thực và khá phổ biến
Song vì nhiều nguyên nhân, nên đa phần các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện ưu tiên trên đã bán lại "suất ưu tiên" này cho người có nhu cầu.Nhà tái định cư cũng giống như những loại nhà đất khác, khi thực hiện giao dịch mua bán phải có sổ đỏ.
Tuy nhiên, thực tế thị trường nhà tái định cư cho thấy, rất nhiều trường hợp được mua đi, bán lại mà chưa được cấp sổ đỏ. Họ thường "lách luật" bằng hình thức sử dụng Hợp đồng ủy quyền trong các giao dịch nhà dạng này.
Nội dung của Hợp đồng ủy quyền luôn ghi rõ: "Bên được ủy quyền (bên mua) nhân danh và thay mặt bên ủy quyền (bên bán) thực hiện các công việc đối với căn nhà tái định cư đó".
Bản chất của việc "ủy quyền" này là bên mua "làm hộ" các công việc liên quan đến căn nhà cho bên bán, trong khi căn nhà đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán.
Nhiều thành viên tham giá thị trường nhận định, mặc dù là mua bán nhà chưa có đủ giấy tờ, nhưng trình tự đã được các bên liên quan hợp thức hóa, không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, rủi ro khi mua lại các suất tái định cư này là khá lớn nếu bên bán vì một lý do nào đó đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì hợp đồng đó gần như không còn giá trị.
Nhà tái định cư không thuộc trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, vì không có hợp đồng giữa người mua với chủ đầu tư.
Các bên liên quan đã &'lách luật' bằng hình thức ủy quyền quản lý nhà, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nộp tiền, nhận bàn giao nhà, nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, nhận giấy chứng nhận cho chủ cũ, sau đó mới ký hợp đồng mua bán.
Điều này dẫn đến rủi ro là bên bán có thể &'lật kèo' đối với bên mua bất cứ lúc nào để đòi lại nhà. Lúc đó, bên mua là bên thiệt thòi nhất, bởi thực tế, căn nhà đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán", một chuyên gia bất động sản phân tích.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, cần phải quản lý chặt chẽ các giao dịch nhà tái định cư khi chưa có quyền sở hữu.
Nhất là với người chưa có đủ điều kiện kinh tế, khi được tái định cư, vì không đủ tiền để đóng suất mua nhà mới, nên họ bán "suất ưu tiên" để lấy tiền chênh lệch, và rủi ro xuất phát từ đó.
Thời gian qua, rất nhiều trường hợp phát sinh tranh chấp với đơn vị phân bổ nhà tái định cư do mua lại các suất tái định cư, song không được bàn giao nhà.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết, theo quy định hiện hành, người nhận nhà tái định cư được cấp chủ quyền nhà, nhưng sẽ không được chuyển nhượng trong một thời gian khá dài (từ 5-10 năm); còn người nhận suất nhà tái định cư cũng không được chuyển nhượng "suất" này.
Tuy nhiên, theo Luật Nhà ở 2014, người sở hữu căn hộ tái định cư cũng có quyền định đoạt đối với căn hộ của mình. Suất nhà tái định cư cũng là "quyền tài sản" của người dân, do vậy, họ phải được quyền định đoạt.
Đồng tình với quan điểm này, theo một chuyên gia xây dựng, chuyển nhượng suất tái định cư là nhu cầu thực và khá phổ biến. Tại TP. HCM, một số khu tái định cư có tỷ lệ chuyển nhượng lên đến 70-80%.
Theo chuyên gia này, không cần ban hành các điều kiện mua bán, chuyển nhượng suất tái định cư, mà nên để cho thị trường tự điều chỉnh. Vì hoạt động sang nhượng suất tái định cư cũng bị chi phối bởi thuế thu nhập cá nhân dành cho bất động sản và thuế trước bạ, nên mỗi lần sang nhượng đều phải chịu cả 2 loại thuế này.
Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp gom mua suất tái định cư do giá suất tái định cư thấp hơn giá thị trường để hưởng "chênh lệch", ưu đãi về thuế...
Do đó, nếu công khai và hợp thức hóa hoạt động mua bán suất tái định cư, theo vị chuyên gia trên, tình trạng này sẽ tự động điều chỉnh và dần hạn chế.
Theo TRANG NINH (Đầu Tư Bất Động Sản)
Theo_PLO
Vay tín dụng tiêu dùng: Mất khả năng trả nợ do lãi suất quá cao Theo Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, trong tháng 5 vừa qua, Cục đã nhận được một số khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc vay tín dụng tiêu dùng, tuy nhiên sau đó không có khả năng trả nợ do lãi suất quá cao. Cục quản lý cạnh tranh cho biết, trong tháng 5 năm 2016,...