Xuống biển Cà Mau xem người ta xây nhà cho cá ở, để cá “trốn” những kẻ săn mồi
ó là những “ngôi nhà” mà loài cá cảm thấy an toàn để trốn những kẻ săn mồi. Trong mối quan hệ gần gũi, cộng sinh, con người đã xây dựng nên những ngôi nhà nhân tạo, từng bước tái tạo nguồn lợi thuỷ sản dần cạn kiệt.
Vùng biển Cà Mau từng được mệnh danh là biển bạc với vô vàn tôm cá. Tuy nhiên, khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, nguồn lợi thuỷ sản dần cạn kiệt, cá không còn nơi trú ẩn, không thể đến được với bãi bồi để sinh sản, tái tạo nguồn giống.
“Hồi đó làm ham lắm, lúc nào ghe vô cũng đầy ắp tôm cá, mực, sống thoải mái. Giờ thì ít quá, có khi ghe vô cá không đủ ăn. Có chuyến vô lỗ tiền dầu, mà làm nghề rồi cũng phải ra biển, nếu không làm thì biết sống bằng nghề gì”, ngư dân Nguyễn Văn Bình, làm nghề lưới bao, trần tình.
Các rạn san hô nhân tạo trở thành nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao ở vùng biển Cà Mau. Ảnh: HUỲNH KHẢI
Thực trạng đó đã tồn tại hàng chục năm nay ở vùng biển Cà Mau. Nguyên nhân là do khai thác quá mức, khai thác tận diệt nên nguồn lợi thuỷ sản dần cạn kiệt.
Do cuộc mưu sinh cũng như áp lực việc làm, kinh tế gia đình… nên nhiều người cố vét lại những tài nguyên còn sót trên biển. ương nhiên, tài nguyên biển không phải là vô tận nên càng vét càng cạn kiệt, chỉ có bảo tồn và khai thác hợp lý thì nguồn lợi mới dần hồi phục được.
Ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, trăn trở: “Vấn đề mấu chốt nhất trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là giải quyết mối quan hệ cân bằng giữa nguồn lợi thuỷ sản với cường lực khai thác.
Tình trạng khai thác hiện nay có lúc đạt đến mức báo động. Nguồn lợi thuỷ sản đang suy giảm nghiêm trọng. Sự phát triển của đội tàu ồ ạt cũng làm gia tăng cường lực khai thác, khai thác vi phạm sai vùng, sai tuyến. Càng suy giảm, người dân càng cào, càng bắt tận diệt để bù vào sản lượng”.
Từ trăn trở biến thành hành động
Trước tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, những năm qua, Chi cục Thuỷ sản có nhiều giải pháp góp phần tái tạo, bảo vệ để các loài hải sản có khu vực được bình yên, sinh sản và phát triển.
Từ tháng 7/2020, đã thả 500 khối rạn bê-tông để làm nhà cho cá ở khu vực biển Tây, thành lập tổ hợp tác đồng quản lý rạn với 15 thành viên thực hiện nhiệm vụ canh giữ rạn, thông báo tình hình khai thác, đánh bắt thuỷ sản tại các khu vực gần nơi có rạn; lặn biển rà soát đánh giá sự phát triển, sinh sản của các loài hải sản vào ngày 15 hàng tháng.
Qua hơn 1 năm thực hiện dự án thả rạn, các loài sinh vật quan sát được tại khu vực rạn tăng nhiều về số lượng và kích cỡ. ặc biệt, quan sát được cá thể rùa biển và cá heo xuất hiện trong khu vực quản lý vùng rạn, mà theo ngư dân thì hơn 10 năm nay chưa từng thấy xuất hiện trong khu vực này.
Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các họ cá có giá trị kinh tế cao và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tại vùng biển Cà Mau như cá bớp, cá thu, cá nhồng, cá mú, cá hường…, từ đó cho thấy, chuỗi thức ăn tự nhiên trong hệ sinh thái vùng rạn, hay còn gọi là vùng nhà cá, đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển theo chiều hướng tích cực.
Từ việc nguồn lợi phục phồi đã tạo sự quan tâm của người dân địa phương trong việc chung tay bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản.
Ông Huỳnh Văn Khải, Phó trưởng phòng Quản lý khai thác và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản, phấn khởi: “Nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi, tuy nhiên, nếu khai thác quá mức thì tất cả các nguồn tài nguyên sẽ bị ảnh hưởng. Theo thời gian, mình có cách phục hồi là hạn chế các tàu khai thác trái phép, thả giống, thả rạn được xem là hiệu quả. Rạn được xem là những ngôi nhà cho cá trú ngụ và sinh sản.
Công việc xây dựng nhà cá này đối với Cà Mau thấy mới, nhưng các nước như Thái Lan đã thực hiện từ lâu và tỏ ra rất hiệu quả. Việc Thái Lan hỗ trợ mình thực hiện dự án này góp phần kéo giảm tình trạng đi khai thác vùng biển nước ngoài trái phép”.
Ngoài việc làm nhà cho cá trú ngụ, sinh sản, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau còn thường xuyên thả hàng trăm triệu con giống như cá hồng bạc, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng, cá mú, cua biển, tôm sú…về với tự nhiên.
Từ đó, nguồn lợi thuỷ sản ở các khu vực bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; khu vực đầm Thị Tường; khu vực cửa biển Sông ốc, hòn á Bạc (huyện Trần Văn Thời) có dấu hiệu phục hồi rõ ràng.
Bên cạnh tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, Chi cục Thuỷ sản còn đẩy mạnh tuyên truyền, xử phạt nghiêm các phương tiện cố tình đánh bắt sai quy định về mắt lưới, sai vùng đánh bắt; xử phạt và tịch thu các phương tiện dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản.
Ông Nguyễn Việt Triều khẳng định: “Trong công tác bảo vệ cũng như tái tạo nguồn lợi thuỷ sản phải được thực hiện đồng bộ giữa tái tạo, phục hồi và bảo vệ mới hy vọng có kết quả tốt. Chúng tôi đang quyết liệt các vấn đề này để biển cả được hồi phục”.
Clip: Bay người cắn hươu cao cổ, sư tử cái nhận ngay kết đắng
Bị hươu cao cổ bay người tấn công, con hươu cao cổ đã giơ hai chân trước nện thẳng vào mình sư tử cái rồi tẩu thoát ngoạn mục.
Cuộc chiến sinh tử giữa sư tử và hươu cao cổ được ghi lại tại sa mạc châu Phi.
Cụ thể, khi đang lang thang dọc lòng sông khô cạn giữa sa mạc Namib Rand ở Namibia, đàn sư tử bất ngờ phát hiện thấy một con hươu cao cổ đang gặm cỏ một mình. Nhận thấy cơ hội tới, những con sư tử cái đã quyết tâm biến hươu cao cổ thành bữa ăn.
Ngay sau đó, những kẻ đi săn chạy nước rút qua lòng sông rồi đuổi hươu cao cổ về phía một khoảng đất rộng, nơi sư tử đầu đàn đang kiên nhẫn chờ đợi để ra tay đoạt mạng con mồi.
Thấy hươu cao cổ vừa tiến đến, con sư tử cái bật cao, cố bám vào cổ rồi ghì chặt đối phương xuống đất. Tuy nhiên, cú vồ hụt của sư tử lại rơi đúng vào tầm di chuyển của con mồi và hậu quả nó đã bị hươu cao cổ giẫm đạp liên tiếp.
Kết quả, do bị thương nặng, sư tử đành ngầm ngùi nhìn con mồi chạy thoát ngay trước mắt.
Hươu cao cổ là loài động vật đặc biệt, được ghi nhận là loài động vật có vú cao nhất thế giới nhờ cặp chân dài và chiếc cổ cao lêu hêu. Loài động vật ăn cỏ này sinh sống chủ yếu ở vùng hoang mạc, rừng thưa, xa van và hầu như chỉ được tìm thấy ở châu Phi.
Với cơ thể khổng lồ và hàm lượng dinh dưỡng cao, hươu cao cổ thường xuyên phải đối mặt với các loài ăn thịt như sư tử, chó hoang hay linh cẩu. Để đối phó với những kẻ săn mồi này, hươu cao cổ thường chạy trốn nếu có cơ hội còn không thì sẽ dùng đôi chân trước dài, khỏe mạnh để tấn công.
Kinh dị cảnh cá mập bị đồng loại xé toạc thân Một con cá mập bị những con cá mập khác ăn thịt một nửa thân mình khi được các nhà khoa học thả về đại dương nhưng sau đó tiếp tục bơi đi. Theo Daily Mail ngày 25-11, TS Mario Lebrato - 35 tuổi, đến từ Tây Ban Nha - đã quay được đoạn video cực kỳ hiếm về cá mập ăn thịt...