Xung quanh dự báo thảm họa hạt nhân nổ ra vào năm 2023 của nhà tiên tri Vanga
Nhà tiên tri mù Vanga, nhà tiên tri thần bí người Bulgaria, đã nổi tiếng khắp thế giới về khả năng dự báo chính xác tương lai.
Ảnh minh họa: History of Yesterday
Trong suốt cuộc đời của mình, bà đã đưa ra nhiều dự đoán, gồm nhiều chủ đề khác nhau như thảm họa thiên nhiên, sự kiện chính trị và tiến bộ công nghệ. Một số gây chú ý hơn cả vì có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc nếu thành hiện thực, trong đó có một vụ nổ hạt nhân sẽ xảy ra vào năm 2023.
Baba Vanga sinh năm 1911 với tên thật là Vangelia Gushterova. Bà được mệnh danh là “ nhà tiên tri Nostradamus của vùng Balkan”, nhờ sở hữu khả năng nhìn thấu tương lai phi thường. Bà bỗng nhiên mất thị lực năm 12 tuổi sau bị mất tích một trận bão lớn. Gia đình tìm thấy bà trong tình trạng nhắm chặt hai mắt và bị đất bẩn bám khắp người. Vài ngày sau khi được người ta tìm thấy, bà bắt đầu đưa ra những lời tiên đoán đầu tiên. Mặc dù bà Vanga đã qua đời năm 1996 nhưng các dự đoán của bà kéo dài đến tận năm 5079
Những người hâm mộ nhà tiên tri Vanga tin rằng những lời nói đó có độ chính xác cao, thông qua những trường hợp trước đây cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của bà dường như phù hợp với các sự kiện diễn ra trên thực tế.
Đối với lời tiên đoán vào năm 2023 sẽ xảy ra một thảm họa hạt nhân, bà cho rằng những hậu quả của nó vô cùng sâu rộng, tác động đến chính trị toàn cầu, môi trường và toàn thể nhân loại. Sự kiện này có khả năng gây bất ổn cho các mối quan hệ quốc tế, châm ngòi cho xung đột và dẫn đến những thay đổi trong cán cân quyền lực toàn cầu. Mức độ nghiêm trọng của dự đoán này đã làm dấy lên vô số suy đoán.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà phê bình lập luận rằng lời sấm truyền vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi bối cảnh xã hội và văn hóa, và việc giải thích các lời tiên tri có thể rất khác nhau.
Một khía cạnh cần xét đến là khả năng lời tiên đoán của Baba Vanga mang ý nghĩa tượng trưng hoặc ẩn dụ. Những lời tiên tri thường dựa trên tính biểu tượng và việc giải thích chúng theo nghĩa đen có thể dẫn đến hiểu lầm. Điều cần làm là lý giải các tiên đoán với tâm trí cởi mở, cũng như xem xét các cách giải thích khác nhau để nắm bắt đầy đủ thông điệp từ chúng.
Lời dự đoán nổi tiếng nhất của bà là sự kiện khủng bố tấn công nhằm vào tòa tháp đôi New York ngày 11/9/2001.
Năm 1989, bà Vanga thốt lên: “Kinh khủng! Kinh khủng! Anh em nước Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công. Sói hú trong bụi rậm, máu thiện lương sẽ đổ”. Ngày 11/9/2001, tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới bị máy bay của không tặc tấn công và sụp đổ hoàn toàn gây ra cái chết của hơn 3.000 người. Đến nay, đây vẫn được coi là thảm họa kinh hoàng nhất của thế kỷ 21.
Các sự kiện ấn tượng khác do bà tiên đoán phải kể đến việc thế giới chấm dứt nạn đói vào năm 2028, cư dân sao Hỏa sở hữu vũ khí hạt nhân năm 2256 và Trái Đất trở thành hành tinh không có sự sống vào năm 2341.
Các nhà khoa học phát hiện nơi ẩn náu tốt nhất nếu xảy ra thảm hoạ hạt nhân
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện nơi dễ sống sót nhất trước một vụ nổ hạt nhân.
Hình ảnh một vụ thử ở đảo san hô Mururoa vào năm 1971. Ảnh: AFP
Bom hạt nhân được biết đến là "kẻ hủy diệt" kinh hoàng. Song dù chúng có thể tàn phá một khu vực rộng lớn và khiến nhiều người thiệt mạng, con người hoàn toàn có thể sống sót sau một vụ nổ hạt nhân, miễn là trú ẩn ở vị trí đủ xa quả cầu lửa.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Vật lý chất lỏng, các nhà khoa học đã xem xét cụ thể thiệt hại do sóng xung kích do vụ nổ hạt nhân tạo ra. Những đợt sóng này thường đủ mạnh và nhanh đến mức có thể nhấc bổng một người lên không trung.
Các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình máy tính tiên tiến để xem sóng xung kích từ một quả bom hạt nhân đi qua một cấu trúc đứng vững như thế nào. Họ đã xem xét tốc độ sóng xung kích ở nhiều nơi khác nhau - bao gồm cửa sổ, cửa ra vào, hành lang và các khu vực khác nhau của căn phòng, để xem nơi tồi tệ nhất là ở đâu.
Ông Dimitris Drikakis, Giáo sư tại Đại học Nicosia ở Cộng hoà Cyprus, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Trước nghiên cứu của chúng tôi, mối nguy hiểm đối với những người bên trong tòa nhà bê tông cốt thép chịu được sóng nổ là không rõ ràng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tốc độ sóng xung kích vẫn là một mối nguy hiểm đáng kể và vẫn có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong".
Đồng tác giả - Giáo sư Nicosia Ioannis Kokkinakis cho rằng: "Các vị trí nguy hiểm nhất trong nhà cần tránh là cửa sổ, hành lang và cửa ra vào. Mọi người nên tránh xa những địa điểm này và ngay lập tức trú ẩn".
Tất nhiên, thời gian giữa vụ nổ và sóng xung kích xuất hiện có thể chỉ là vài giây, vì vậy, con người sẽ phải phản ứng rất nhanh khi thời điểm đó xảy đến.
Các tác giả lưu ý rằng ngoài sóng xung kích, một quả bom hạt nhân còn mang đến vô số mối nguy hiểm khác, bao gồm bụi phóng xạ, các tòa nhà bị hư hại có thể đổ nát và sụp đổ, hư hỏng đường dây điện, đường khí đốt và tất nhiên là cả đám cháy do chính quả cầu lửa gây ra.
"Mọi người nên quan tâm đến tất cả những điều trên và tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức", ông Drikakis lưu ý.
Đáng chú ý, trước đây thường có quan niệm rằng những người trú ẩn bên trong tòa nhà được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép có thể chịu được sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân. Song điều này đã được nghiên cứu mới phủ nhận.
Theo đó, những không gian hẹp bên trong những căn phòng, các tòa nhà thực tế có thể góp phần vào tốc độ của sóng xung kích, tạo ra những "luồng gió" có thể xé toạc các góc với lực gấp 18 lần trọng lượng cơ thể con ngườii.
Tất nhiên, tình huống dễ sống sót nhất là các quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân ngay từ đầu.
Tp.Đà Nẵng sắp có tòa tháp đôi gần 4.000 tỷ đồng, cao 33 tầng Cao ốc này được xây trên khu đất 'vàng' từng vướng vào kiện tụng trong thời gian dài, được dư luận quan tâm. Ngày 21/9, theo Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Đà Nẵng, đơn vị đang tiến hành tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Tổ hợp trung tâm thương mại,...