Xung quanh cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất thời chiến ở Ukraine
Ukraine đang diễn ra một cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất thời chiến trước thềm chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba. Ảnh: THX/TTXVN
Hàng loạt quan chức hàng đầu đã nộp đơn từ chức. Trong đó, người nộp đơn gần đây nhất là Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba.
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Zelensky dự kiến đề cử ứng cử viên cho vị trí Bộ trưởng Ngoại giao mới ngày 4/9, trong đó Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Andrii Sybiha là một trong những ứng cử viên hàng đầu.
Trước đó, đã có ít nhất 6 quan chức đã nộp đơn từ chức kể từ ngày 3/9 và một trợ lý tổng thống đã bị cách chức.
Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Ruslan Stefanchuk cho biết, Bộ trưởng chính phủ phụ trách giám sát hoạt động sản xuất vũ khí trong nước trong cuộc chiến với Liên bang Nga, ông Oleksandr Kamyshin đã nộp đơn từ chức vào hôm 3/9 cùng với hai bộ trưởng khác là Bộ trưởng Tư pháp Denys Maliuska và Bộ trưởng Môi trường Ruslan Strilets. Ngoài ra, Phó thủ tướng phụ trách hội nhập châu Âu, bà Olha Stefanishyna, cũng đã nộp đơn từ chức.
Video đang HOT
Thông tin Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Oleksandr Kamyshin rời khỏi chức vụ hiện tại cũng được chính quan chức này xác nhận khi viết trên tài khoản Telegram rằng: “Tôi sẽ tiếp tục làm việc trong lĩnh vực quốc phòng nhưng ở một vai trò khác”.
Ông Kamyshin, 40 tuổi, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược vào tháng 3/2023 và đã đi đầu trong nỗ lực của Ukraine nhằm tăng cường sản xuất quốc phòng, từ thiết bị bay không người lái tấn công đến tên lửa tầm xa.
Ông David Arakhamia, lãnh đạo các thành viên đảng cầm quyền Ukraine trong quốc hội, ví đây là “ngày cách chức”.
Trong khi đó, nghị sĩ Ukraine Oleksandr Merezhko nhận định: “Động thái cải tổ này đã được dự báo từ lâu”.
Đây là thay đổi nội các quy mô lớn trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang có những thay đổi đáng chú ý trên thực địa. Việc một loạt bộ trưởng Ukraine xin từ chức đã khiến hơn 1/3 vị trí trong nội các Ukraine bị bỏ trống kể từ sau các vụ sa thải vào đầu năm nay. Tổng thống Volodymyr Zelensky và các đồng minh chính trị của ông có thể bổ nhiệm những người mới để hoàn thiện chính phủ trước khi ông thăm Mỹ trong tháng 9.
Lý do cho các đơn từ chức chưa rõ ràng ngay lập tức. Tổng thống Ukraine cũng chưa giải thích gì về động thái cải tổ, nhưng đã phát biểu vào tối 3/9 rằng mùa thu này sẽ là thời gian cực kỳ quan trọng với Ukraine và phải sắp xếp các cơ quan nhà nước để Ukraine nhận được mọi kết quả mong muốn.
Hồi tháng 3, Tổng thống Zelensky cũng đã nói rằng nước này có thể sẽ có một cuộc cải tổ chính phủ trong tương lai.
Động thái cải tổ này diễn ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống lực lượng Nga vốn đang tiến vào mặt trận phía Đông.
Ông Zelensky đã ra lệnh cải tổ nhiều lần kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2/2022. Vào tháng 9/2023, ông đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng giữa hàng loạt vụ bê bối tham nhũng và gần đây đã thay thế Tư lệnh Quân đội sau những thất bại trên chiến trường.
Ít nhất 5 vị trí vẫn đang bỏ trống kể từ khi các bộ trưởng bị sa thải hoặc từ chức đầu năm nay, bao gồm các bộ quan trọng như nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Bà Iryna Herashchenko, một nghị sĩ đối lập, bình luận: “Đây là một chính phủ không có các bộ trưởng … một cuộc khủng hoảng nhân sự và trí tuệ mà chính quyền đang cố tình nhắm mắt làm ngơ”. Bà đã kêu gọi thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia.
Trong khi đó, ngày 4/9, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết việc cải tổ chính phủ của Ukraine sẽ không tác động đến triển vọng đàm phán hòa bình với Nga.
Theo tờ The Moscow Times, ông Peskov nói rằng Điện Kremlin đang theo dõi cẩn thận các đơn từ chức và bổ nhiệm tại Ukraine, nhưng bác bỏ khả năng các động thái này sẽ đưa các bên tới bàn đàm phán. Ông nói: “Điều này sẽ không có ảnh hưởng nào và hoàn toàn không liên quan gì đến triển vọng của quá trình đàm phán”.
EU vẫn bất đồng về phân bổ 6 tỷ euro viện trợ cho Ukraine
Ngày 29/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết EU vẫn chưa thể phân bổ 6 tỷ euro (6,6 tỷ USD) từ Quỹ Hòa bình châu Âu để chi trả cho các nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine với lý do các quốc gia thành viên trong khối thiếu sự thống nhất.
Quân nhân Ukraine trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Lugansk. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng EU tại Brussels (Bỉ) với sự tham dự của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, ông Borrell nói rằng: "Một số nước thành viên đang lưỡng lự. Chúng ta vẫn có khoản 6 tỷ euro bị đóng băng, không thể dùng để hoàn trả chi phí viện trợ cho Ukraine".
Hiện Hungary vẫn chưa đồng ý chuyển 6 tỷ euro cho các nước EU để chi trả cho hoạt động cung cấp vũ khí cho Kiev. Bên cạnh đó, ông Borrell tuyên bố khối này đã bắt đầu chuyển doanh thu từ tài sản bị phong tỏa của Nga để thanh toán cho các nguồn cung cấp quân sự cho Ukraine. Ông Borrell khẳng định 1,4 tỷ euro (1,55 tỷ USD) đã được chuyển.
Theo quan chức EU, ngoại trưởng các nước thành viên sẽ thảo luận về việc cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine. Đây sẽ là vấn đề đầu tiên được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Ngoại trưởng EU diễn ra trong ngày 29/8.
Ukraine cần thêm 15 tỷ USD để bù đắp thâm hụt ngân sách năm 2025 Ngày 27/8, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết nước này cần thêm 15 tỷ USD để bù đắp thâm hụt ngân sách năm 2025. Đồng euro và đồng USD. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo ông Shmyhal, Ukraine ước tính tổng thâm hụt ngân sách năm 2025 là 35 tỷ USD và đã thiết lập các kế hoạch để bù đắp 20 tỷ...