Xung đột Ukraine và quan hệ hữu nghị đặc biệt ‘chưa có hồi kết’ giữa Nga và Italy
Nhiều chính trị gia Italy có quan điểm thân Nga phản đối việc gửi vũ khí cho Ukraine cũng như tăng chi tiêu quân sự.
Theo trang tin Politico.eu ngày 6/4, khi Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phát biểu trước Quốc hội Italy hồi tháng 3, nhiều nghị sĩ đã không đến dự. Ước tính có khoảng 1/3 số ghế trong Quốc hội Italy để trống trong bài phát biểu của ông Zelenky. Sự vắng mặt này là một dấu hiệu cho thấy, ngay cả khi xung đột Ukraine nổ ra, Điện Kremlin vẫn có những người bạn ở Italy.
Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp báo chung. Ảnh: AFP
Mặc dù tình cảm thân Nga ở Italy thường được cho là do ảnh hưởng của Đảng Cộng sản và mối quan hệ chặt chẽ với Moskva sau Thế chiến thứ hai, nhưng hiện những người theo chủ nghĩa dân túy trong nền chính trị nước này cũng rất thiện cảm với nước Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trên thực tế, có một khối cực hữu và cánh tả trong Quốc hội Italy liên tục phản đối việc gửi vũ khí cho Ukraine và chống lại các kế hoạch của chính phủ nhằm tăng chi tiêu quân sự, thực trang đang gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Mario Draghi.
Thượng nghị sĩ Bianca Laura Granato thuộc Alternativa, một đảng gồm các cựu thành viên của Phong trào 5Star dân túy, trước đây được biết đến với quan điểm chống vaccine, đã chỉ trích Quốc hội Iltay vì đã tổ chức buổi phát biểu cho ông Zelensky và nhấn mạnh trên một kênh Telegram rằng, Quốc hội Italy cũng nên nghe phát biểu từ Tổng thống Nga, người “đang tiến hành một trận chiến quan trọng không chỉ đối với Moskva mà còn đối với tất cả chúng ta chống lại chương trình nghị sự toàn cầu hóa”.
Vito Comencini, một nhà lập pháp từ Liên đoàn cực hữu Italy, nói rằng việc tham dự bài phát biểu của ông Zelensky sẽ là “sự thiếu tôn trọng” đối với người dân Donbas, khu vực phía Đông Ukraine.
Trong khi một số nhà lãnh đạo cấp cao của các đảng chính trị lớn đều không ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga, sự ủng hộ đối với Ukraine từ nhiều thành viên cấp thấp hơn của những đảng này ngày càng hạn chế, đặc biệt là trong Phong trào 5Star và Liên đoàn cực hữu, cả hai đều có quan điểm ủng hộ Nga.
Các thành viên của nhóm ủng hộ Nga của Italy trên đã viện dẫn chủ nghĩa hòa bình để tránh hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, đổ lỗi cho sự mở rộng của NATO dẫn đến cuộc xung đột và tuyên bố rằng chính người Nga ở các khu vực đòi độc lập đang phải gánh chịu hậu quả.
Nicola Fratoianni, lãnh đạo của Sinistra Italiana cực tả, người đã phản đối chiến dịch quân sự của Nga nhưng cũng bỏ phiếu phản đối việc gửi vũ khí cho Ukraine và chống lại việc gia tăng chi tiêu quốc phòng, cho biết: “Chúng tôi cho rằng NATO hiện không có lợi. Liên minh này được tạo ra trong một thời điểm lịch sử khi thế giới bị chia cắt. Thế giới đó không còn tồn tại nữa nên có lẽ chúng ta cần suy nghĩ lại”.
Video đang HOT
Các chính trị gia Italy không phải là những người duy nhất ủng hộ Nga. theo một cuộc thăm dò của SWG, trong số những người dân Italy bình thường, khoảng 12% cho rằng cuộc tấn công của Nga là chính đáng và con số này tăng lên 36% trong số các cử tri cánh hữu.
Kể từ khi xung đột nổ ra, các chương trình truyền hình về những vấn đề thời sự của Italy đã phỏng vấn nhiều khách mời, những người cho rằng nguyên nhân của cuộc xung đột là do phương Tây. Alessandro Orsini, Giáo sư đại học và chuyên gia an ninh, thậm chí đã gây ra sự tranh cãi ở Italy khi phát biểu trên truyền hình nhà nước rằng “phương Tây nên đảm bảo để Nga thắng trong cuộc xung đột nhằm tránh nguy cơ sử dụng bom nguyên tử”.
Mối quan hệ truyền thống
Tình hữu nghị giữa Nga và Italy có nguồn gốc sâu xa, dựa trên nhiều thế kỷ trao đổi văn hóa, chính trị và kinh tế. Các nhà văn nổi tiếng như Nikolai Gogol và Maxim Gorky sống ở Italy trong khi người Italy thiết kế các cung điện ở St Petersburg.
Trong thế kỷ 20, Đảng Cộng sản Italy là đảng mạnh nhất ở Tây Âu, đã thiết lập mối liên kết chặt chẽ với Liên Xô, và thúc đẩy việc học tiếng Nga trong các khoa của trường đại học cả ở các thành phố nhỏ của Italy. Nhiều người cánh tả, như các thành viên của Phong trào 5Star, các tổ chức công đoàn và các đảng phái cũ, có quan điểm thân Nga trong việc chỉ trích Mỹ và NATO vì sự can thiệp trên toàn cầu.
Ngoài ra, hai bên còn có các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ từ thời Liên Xô, bao gồm những công ty lớn như tập đoàn năng lượng ENI và nhà sản xuất ô tô Fiat, công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất của Liên Xô ở thành phố Tolyatti, được đặt theo tên của lãnh đạo đảng cộng sản Italy (và công dân Liên Xô) Palmiro Togliatti. Hiện Nga vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Italy, đặc biệt là đối với máy móc và hàng xa xỉ.
Khác du lịch Nga cũng đóng vai trò quan trọng. Ở Tuscany, khu vực từng có biệt danh là “Chiantishire” vì sự phổ biến của người Anh, hiện nay thường được gọi là “Ruscany” (khu vực của người du lịch Nga). Mối liên kết kinh tế lâu dài giữa hai nước đã được chứng minh vài ngày trước khi cuộc xung đột nổ ra khi một cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Putin và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Italy vẫn diễn ra bất chấp sự phản đối từ chính phủ ở Rome.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ với các đảng phái của Italy. Vào những năm 2000, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi và ông Putin đã tạo lập một tình bạn cá nhân dựa trên lợi ích kinh tế. Berlusconi đã môi giới việc ký kết hiệp ước hợp tác NATO-Nga tại Rome vào năm 2002, nhằm mục đích thiết lập lại các mối quan hệ hậu Liên Xô.
Vào thời điểm đó, Nga không được coi là kẻ thù của phương Tây, và vị trí của Italy phản ánh chiến lược chính sách đối ngoại dài hạn của nước này. Như Aldo Ferrari, người đứng đầu chương trình Nga tại Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế (ISPI) ở Milan nhận định: “Italy khá yếu, không có tham vọng địa chính trị, vì vậy chúng tôi luôn muốn trở thành cầu nối ở cấp độ văn hóa để tạo điều kiện cho mối quan hệ tốt”.
Thay đổi lập trường của Chính phủ mới
ADVERTISING
Trước đây, Italy được coi là mắt xích yếu trong EU, kể cả sau sự sáp nhập Crimea năm 2014, Italy đóng vai trò quan trọng trong việc phản đối các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn của EU đối với Nga. Hiện nay, quan điểm của chính quyền Mario Draghi cho thấy có sự thay đổi rõ rệt.
Chính phủ mới ở Italy đang có lập trường cứng rắn hơn với Nga do cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, ông Draghi tái khẳng định mạnh mẽ sự ủng hộ đối với NATO và sau cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Draghi đã nhanh chóng tham gia các lệnh trừng phạt của NATO và EU nhằm vào Nga. Đồng thời, Italy cũng gửi vũ khí cho Ukraine, phong tỏa tài sản của các nhà tài phiệt Nga và ông Draghi đã hối thúc các nước EU khác nhanh chóng hành động tương tự. Ông Draghi cũng là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực gia nhập EU của Ukraine.
Theo ông Ferrari, Thủ tướng Draghi là một trong những người ủng hộ Mỹ, thân NATO nhất từ trước đến nay ở Italy. “Chỉ với Thủ tướng Draghi, Italy mới có lập trường ủng hộ NATO rõ ràng như vậy. Đó là một bất ngờ đối với Nga. Chúng ta có thể thấy rằng ông Draghi được đào tạo như một nhà kinh tế ở Mỹ”, chuyên gia Ferrari nói.
Để thể hiện những ưu tiên đó của NATO, Italy đã triển khai tàu sân bay Cavour cùng với các đối tác Mỹ và Pháp để cùng nhau phô diễn sức mạnh ở Địa Trung Hải sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Nhưng trong khi cơ quan hành pháp kiên quyết ủng hộ NATO, Italy đang phải đối mặt với thách thức duy trì sự hợp tác trong liên minh cầm quyền trong bối cảnh xung đột và lạm phát tiếp tục tác động đến sự phục hồi kinh tế, đặc biệt là giá năng lượng vẫn ở mức cao khi các đảng chuyển sang chu kỳ bầu cử mới.
Tuần trước, đã có sự phản đối từ Phong trào 5Star đối với kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng từ 1,4% lên 2% GDP theo các cam kết của NATO. Một số người khác ủng hộ việc tăng chậm hơn, đạt 2% vào năm 2030 hoặc xa hơn, thay vì kế hoạch của chính phủ vào năm 2028.
Ukraina khuyến cáo máy bay tránh qua Biển Đen lúc Nga tập trận
Ukraina hôm 13/2 đã khuyến cáo các hãng hàng không tránh khu vực Biển Đen từ ngày 14 đến 19/2 do các cuộc tập trận hải quân của Nga đang diễn ra ở đó.
"Từ ngày mai, các hãng bay không nên hành trình qua khu vực này và lên kế hoạch trước các đường bay tối ưu, xét theo tình hình hiện tại", cơ quan kiểm soát không lưu Ukraina cho biết, theo hãng tin Reuters. Dù vậy, Ukraina khẳng định sẽ không đóng không phận đối với các chuyến bay quốc tế.
Hãng RIA hôm 12/2 đưa tin hơn 30 tàu chiến Nga đã bắt đầu tập trận gần bán đảo Crưm trên Biển Đen. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng bảo vệ bờ biển xung quanh Crưm, cùng các căn cứ của Hạm đội Biển Đen...
Tàu đổ bộ cỡ lớn Korolev của Hải quân Nga ở Eo biển Dardanelles, trên đường tới Biển Đen. Ảnh: Reuters
Mustafa Nayyem, Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraina, bác bỏ các thông tin cho rằng không phận nước này đã bị đóng cửa. "Việc đóng cửa không phận là quyền chủ quyền của Ukraina. Hiện tại, chính phủ chưa đưa ra quyết định như vậy".
Cùng ngày, Mykhailo Podoliak, cố vấn của Tổng thống Ukraina cũng khẳng định "không phận Ukraina vẫn mở và an toàn". "Nếu một hãng hàng không nào đó quyết định điều chỉnh lại đường bay, nó chắc chắn không liên quan gì đến các quyết định hoặc chính sách của Ukraina", ông Podoliak cho biết.
Nhiều hãng hàng không đã quyết định hoặc đang cân nhắc ngừng đưa máy bay tới Ukraina trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực. Hãng tin Ukraina Strana.ua đưa tin, các công ty bảo hiểm quốc tế lớn sẽ ngưng dịch vụ bảo hiểm cho các máy bay di chuyển qua không phận nước này.
Hãng hàng không SkyUp của Ukraina hôm 13/2 cho biết, một máy bay chở khách của hãng từ Bồ Đào Nha đến thủ đô Kiev đã buộc phải hạ cánh xuống Moldova, vì công ty cho thuê máy bay không cho phép bay vào không phận Ukraina.
Hãng hàng không KLM của Hà Lan cũng thông báo dừng tất cả chuyến bay đến Ukraina. Trong một tuyên bố đưa ra hôm 12/2, KLM cho biết "chuyến bay tiếp theo đến Kiev vốn được lên kế hoạch vào tối nay, nhưng sẽ không được vận hành".
Trong khi đó, hãng hàng không Lufthansa của Đức nói với hãng tin RBC của Nga rằng "khả năng ngừng các dịch vụ hàng không đang được xem xét", đồng thời cho biết hãng vẫn đang "theo dõi chặt chẽ tình hình ở Ukraina".
Cựu Thủ tướng Italy Berlusconi không tranh cử tổng thống Ngày 22/1, cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã tuyên bố không tranh cử tổng thống, kết thúc sự ứng cử của ông 2 ngày trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu tại Quốc hội, đồng thời loại bỏ một trở ngại đối với các cuộc đàm phán giữa các đảng trước cuộc bỏ phiếu. Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi. Ảnh:AFP/TTXVN Trong...