Xung đột Trung – Ấn: Chìa khóa hóa giải mâu thuẫn không nằm ở biên giới
Theo các chuyên gia, Trung Quốc và Ấn Độ cần hóa giải quan hệ kinh tế trước khi mối quan hệ giữa hai bên tiếp tục leo thang căng thẳng ở biên giới.
Quan hệ kinh tế giúp kiềm chế xung đột
Các chuyên gia quốc tế nhận định rằng, các cuộc giao tranh trên biên giới Trung-Ấn không tự nhiên diễn ra. Ấn Độ dường như đang chịu tổn thất khi bị kéo vào cuộc đối đầu lớn hơn giữa Bắc Kinh và Washington. Và nếu thương mại, đầu tư Trung – Ấn tiếp tục bị ảnh hưởng, mối quan hệ giữa 2 quốc gia hàng đầu châu Á có thể tiếp tục lao dốc nhiều thập kỷ tới.
Theo Bloomberg, chủ nghĩa dân tộc kinh tế đang trỗi dậy ở Ấn Độ, và Trung Quốc sẽ gặp nhiều trở ngại nhất.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc và Ấn Độ cần hóa giải quan hệ kinh tế trước khi mối quan hệ giữa hai bên trở nên tồi tệ hơn nữa. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia cho rằng, bởi vì các mối quan hệ thương mại có thể là yếu tố lớn giúp kiềm chế xung đột. Khi cân nhắc thiệt hại kinh tế khổng lồ nếu để nổ ra chiến tranh với một đối tác thương mại, các nước sẽ cố gắng không để cuộc giao tranh trở thành trận chiến lớn.
Mặc dù, tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới của Ấn Độ từ 2010 đến 2019 tăng gần 50%, song kim ngạch xuất khẩu của nước này với Trung Quốc giảm 14%, phản ánh chiều hướng thâm hụt thương mại.
Năm 2019, Mỹ vượt qua Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Điều này cũng tương tự như khi Mỹ vượt qua Nhật Bản trở thành đối tác lớn nhất của Trung Quốc năm 2004.
Video đang HOT
Tháng 4/2019, New Delhi thắt chặt luật đầu tư nước ngoài. Theo đó, Ấn Độ quyết định “ bất kỳ quốc gia nào có đường biên giới chung với Ấn Độ” có thể đầu tư, chỉ khi được chính quyền nước này chấp thuận. Đây được xem là động thái nhằm vào Bắc Kinh.
Theo Economic Times, Ấn Độ muốn hạn chế các khoản đầu tư từ Trung Quốc.
Tháng 11/2019, Ấn Độ quyết định rời Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Trung Quốc vốn ủng hộ hiệp định này, bởi vì nó giúp Bắc Kinh liên kết đến các nền kinh tế lớn ở châu Á.
Các nhà kinh tế học Đại học Sorbonne (Pháp) chỉ ra rằng, dù mở cửa thương mại không ngăn chặn chiến tranh ngay lập tức, song khi các nước ít phụ thuộc kinh tế vào nhau hơn, nguy cơ xung đột sẽ lên cao hơn. Đó dường như cũng là những gì đang xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Một ví dụ khác là Triều Tiên và Hàn Quốc. Thương mại giữa hai người hàng xóm trên bán đảo Triều Tiên gần như bằng 0, và vùng phi quân sự giữa 2 bên luôn có nguy cơ trở thành điểm nóng quân sự.
Một ví dụ khác từ chính mối quan hệ phức tạp nhất giữa Ấn Độ và Pakistan. Vào thời điểm cuối những năm 1940, Ấn Độ chiếm gần 25% ngành xuất khẩu của Pakistan, trong khi đó Pakistan mua khoảng 50% số hàng hóa từ Ấn Độ.
Mối quan hệ thương mại này không được duy trì qua những năm 1950, cho đến khi chiến tranh năm 1965, hai bên đóng cửa hoàn toàn thương mại trong gần một thập kỷ. Mối quan hệ 2 nước sau đó không thể phục hồi lại như trước.
Năm 2018, chỉ có khoảng 1,8% hàng xuất khẩu của Pakistan là sang Ấn Độ. Trong khi đó, các nước Nigeria, Bỉ và Mexico là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ, mặc dù Pakistan có đường biên giới dài 3.300 km với nước này.
Giải pháp nào cho quan hệ kinh tế Trung – Ấn?
Theo Bloomberg, Trung Quốc và Ấn Độ không có lý do trở thành đối thủ. Mỗi bên có phạm vi ảnh hưởng khu vực riêng biệt, và đứng bên ngoài các chiến lược lớn. Việc Ấn Độ ngày càng bị lôi kéo vào quỹ đạo của Washington trong thời gian gần đây được cho là vì lo lắng của nước này về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar đang khiến Ấn Độ cảm thấy bị “bao vây”, giống như sự mở rộng của NATO vào Đông Âu trong những năm 1990 làm tăng khả năng đối đầu của Nga.
Trung Quốc và Ấn Độ không có lý do trở thành đối thủ. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc không phải lúc nào cũng được đón chào, bởi vì nó khiến các quốc gia nhỏ hơn phải gánh chịu nợ và đôi khi là ô nhiễm. Ấn Độ sẽ là một điểm đến tốt hơn cho Trung Quốc.
Trung Quốc cũng nên nhận ra hưởng lợi từ sự phát triển của Ấn Độ. Bắc Kinh có thể mở cửa thị trường nội địa của mình cho các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ, như công nghệ thông tin, làm cho quá trình chấp nhận sử dụng dược phẩm Ấn Độ dễ dàng hơn, giúp hạ giá thuốc của Trung Quốc.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ làm tốt nếu áp dụng các quy tắc đầu tư nước ngoài mới một cách hiệu quả. Mặc dù cảnh giác về sự tham gia của các công ty nhà nước Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng trong nước là chính đáng, nhưng các khoản đầu tư mà các công ty Trung Quốc như Alibaba và Tencent đã thực hiện ở Ấn Độ đã giúp cho ngành thương mại điện tử đang phát triển.
Tóm lại, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang bùng nổ do sự thù địch của quân đội, “những cái đầu lạnh” đang thắng thế. Để giải quyết xung đột hiện tại, Ấn Độ và Trung Quốc phải tăng cường hơn nữa các liên kết kinh tế và xã hội, nếu không cuộc chiến tiếp theo sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ấn Độ điều thêm máy bay chiến đấu tới sát biên giới Trung Quốc
Động thái nhằm thể hiện năng lực răn đe trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước vẫn chưa được hạ nhiệt.
Không quân Ấn Độ ngày 19/6 xác nhận đã điều chuyển nhiều máy bay tiêm kích tới các căn cứ không quân tiền phương nằm gần biên giới với Trung Quốc. Các loại máy bay được điều động tới biên giới gồm Sukhoi SU-30MKI, Mirage 2000 and Jaguar, được cho là sẽ giúp không quân Ấn Độ đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu nhanh hơn trong trường hợp cần thiết.
Căn cứ không quân Leh của Ấn Độ (Deccan Chronicle)
Trong khi đó, Tư lệnh Không quân Ấn Độ- Tướng Bhadauria cũng vừa có chuyến đi 2 ngày kiểm tra các căn cứ và sân bay tiền phương nằm sát khu vực tranh chấp với Trung Quốc. Ông Bhadauria đã tới thị sát tại căn cứ không quân Leh và Srinagar, nơi có thể triển khai các chiến dịch quan trọng trong thời gian ngắn trên toàn bộ khu vực Đông Ladakh.
Chuyến đi này được đặc biệt chú ý trong bối cảnh các quan chức an ninh hàng đầu Ấn Độ đang đánh giá lại tình hình và các lựa chọn quân sự sau vụ đụng độ giữa binh lính Ấn Trung hôm 15/6 tại thung lũng Galwan làm 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng.
Hai căn cứ không quân tại Leh và Srinagar được cho là phù hợp để triển khai các chiến dịch đường không trên địa hình cao nguyên, đồi núi và gần với biên giới Trung Quốc. Để hỗ trợ bộ binh tại Đông Ladakh, Ấn Độ cũng đã điều động các máy bay trực thăng tấn công Apache tới gần khu vực tranh chấp và sẵn sàng triển khai ngay khi có lệnh. Các máy bay vận tải Chinooks cũng đã xuất hiện bên trong và xung quanh căn cứ không quân Leh để giúp tăng cường khả năng điều chuyển lính bộ binh.
Theo thống kê, Không quân Ấn Độ hiện đang có 8 căn cứ tại vùng lãnh thổ liên bang Ladakh và khu vực Tây Tạng, giúp cân bằng sức mạnh với hai sân bay quân sự của Trung Quốc tại Hotan và Gar Gunsa. Những căn cứ quân sự này đều nằm trên độ cao hơn 4.200 mét.
Trong ngày 19/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo của 20 đảng phái chính trị trong cả nước nhằm thảo luận về vụ xung đột với Trung Quốc, cũng như các lựa chọn giải quyết tranh chấp biên giới. Dự cuộc họp này còn có bộ trưởng Nội vụ Amit Shah, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh, và chủ tịch đảng BJP cầm quyền Jagat Prakash Nadda.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình người tị nạn Hội đồng Bảo an ngày 18/6 đã tiến hành phiên họp trực tuyến nghe báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn Filippo Grandi. Phát biểu tại phiên họp, Cao ủy Grandi cho biết, năm 2019, thế giới có 79.5 triệu người tị nạn và người bị buộc phải rời khỏi cư trú, mức cao nhất trong suốt thập...