Xung đột quyền lợi với CLB, đề xuất U23 Việt Nam đá V-League có khả thi?
Ý tưởng thành lập đội U23 Việt Nam thi đấu tại V-League để cầu thủ trẻ tích lũy kinh nghiệm có thể va chạm trực tiếp đến quyền lợi CLB, dẫn đến khó thành hiện thực.
Hôm 29/6, Công ty Nutifood gửi công văn lên VFF, đề xuất xây dựng cơ chế mới để cho phép U23 Việt Nam tranh tài tại V-League với tư cách một đội bóng độc lập, nhằm tạo điều kiện để các cầu thủ trẻ có cơ hội cọ sát và thi đấu.
Nếu VFF chấp thuận đề xuất, doanh nghiệp này sẽ cam kết tài trợ toàn bộ chi phí cho U23 Việt Nam khi tham gia V-League trong vòng 3 năm. Sau đó, Nutifood sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp chung tay để xây dựng U23 trở thành nòng cốt của bóng đá Việt Nam.
Tuấn Tài chưa từng được chơi ở V-League.
Ý tưởng của ông bầu Trần Thanh Hải xuất phát từ thực tế cầu thủ U23 Việt Nam ít cơ hội thi đấu ở V-League. Ngoại trừ 4 cầu thủ gồm thủ môn Nguyễn Văn Toản, trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Thanh Bình và tiền vệ Lý Công Hoàng Anh, hầu hết các cầu thủ còn lại của U23 Việt Nam hoặc không cạnh tranh được ở các đội V-League, hoặc đang chơi ở các đội hạng Nhất, vốn chất lượng kém hơn nhiều.
Đơn cử, những trụ cột U23 như Vũ Tiến Long, Quan Văn Chuẩn, Nguyễn Văn Trường khó chiếm được suất đá ở Hà Nội FC trong tương lai gần. Trần Danh Trung, Nhâm Mạnh Dũng khó có cơ hội ở CLB Viettel do cặp tiền đạo Pedro Paulo – Geovane Magno ở đẳng cấp vượt trội.
Tương tự, Khuất Văn Khang, Lê Minh Bình, Phan Tuấn Tài, Lương Duy Cương,… cũng vấp phải khó khăn trong cuộc cạnh tranh vị trí.
Nếu thực trạng này kéo dài, dàn cầu thủ U23 Việt Nam có nguy cơ “thui chột”. Nên nhớ, ở tuổi 23, thế hệ đi trước như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Công Phượng,… đã có không dưới 4 mùa giải ở V-League.
Đề xuất của Nutifood thực chất đã được một số nền bóng đá Đông Nam Á áp dụng. Malaysia từng cử 2 đội bóng Harimau Muda A và Harimau Muda B đá giải ngoại hạng Singapore. Ngược lại, Singapore cũng có đội Lions XII đá ở giải Malaysia. U23 Malaysia cũng đã từng đá ở giải Malaysia Super League.
Đội Harimau Muda (U23 Malaysia) từng chơi ở giải Singapore.
Việc tài trợ cho U23 Việt Nam đá V-League có thể giải quyết bài toán ra sân cho các cầu thủ. 3 năm trước mắt là khoảng thời gian vàng định hình năng lực và bản lĩnh của lứa U23, nếu được đá chính liên tục, Tiến Long cùng đồng đội sẽ có sức bật.
Tuy nhiên, việc thành lập đội U23 đá V-League có thể dẫn tới va chạm quyền lợi với CLB. Các đội bóng chi hàng chục tỷ đồng, bỏ công sức đào tạo hàng chục, thậm chí hàng trăm cầu thủ trẻ trải đều các lứa. Các tuyển thủ U23, dù có được thi đấu thường xuyên hay không, cũng đều là những hạt giống tốt nhất của hệ thống đào tạo mỗi CLB.
Nếu thành lập đội U23 Việt Nam, phía đơn vị tài trợ sẽ đàm phán trả lương, thưởng, chi phí mượn thế nào? Trong trường hợp CLB mất quân cho đội U23 dẫn đến thiệt hại về thành tích như mất ngôi vô địch, xuống hạng thì giải quyết ra sao? Đó đều là bài toán lợi ích.
Sau 3 năm đá V-League, một số cầu thủ U23 có thể mãn hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Như vậy, có những đội đào tạo cầu thủ nhưng hiệu quả sử dụng không đáng kể.
“V-League là giải đấu chuyên nghiệp cao nhất của bóng đá Việt Nam, có hệ thống lên xuống hạng bài bản, doanh nghiệp cũng đầu tư nhiều tiền của vào các CLB để làm bóng đá. Nếu bây giờ thành lập một đội bóng đá chỉ để tích lũy kinh nghiệm nhằm đấu giải quốc tế, như thế có ăn nhập với hệ thống bóng đá Việt Nam không? Mục đích để làm gì?
Nếu U23 Việt Nam đấu V-League thì có xuống hạng không trong trường hợp không có thành tích tốt? Sự xuất hiện của một đội bóng không có động lực thành tích chỉ khiến bóng đá thiếu cạnh tranh và hấp dẫn hơn. Lợi ích các CLB và doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá bị ảnh hưởng, ai sẽ chịu trách nhiệm?”, lãnh đạo một CLB đặt dấu hỏi.
Video đang HOT
Văn Chuẩn (áo vàng) là lựa chọn cho tương lai của Hà Nội FC.
Chuyên gia Đoàn Minh Xương nêu quan điểm: “Ý tưởng này khó khả thi với đặc thù của bóng đá Việt Nam. Đơn cử, Hà Nội FC có 6 cầu thủ U23 Việt Nam đã bỏ công sức nuôi dưỡng, đào tạo nhiều năm, chuẩn bị đôn lên và sử dụng cho đội 1 nay bị lấy mất quân thử hỏi họ có chịu không? Có chăng tài trợ U23 Việt Nam tập huấn dài hạn ở nước ngoài sẽ khả thi hơn nhiều”.
BLV Vũ Quang Huy đánh giá: “Đề xuất lập đội U23 Việt Nam đá V-League, nếu không cẩn thận, có thể ảnh hưởng đến nhiều CLB. Có những cầu thủ trẻ đã chiếm được vị trí quan trọng ở đội bóng. Các CLB cũng tốn nhiều công đào tạo rồi trông đợi cầu thủ trẻ cống hiến. Đúng lúc cầu thủ đạt độ chín thì lại sang đá cho đội khác, như vậy ổn không?
Kể cả các CLB có chấp nhận hy sinh vì lợi ích của nền bóng đá, thì việc để một đội toàn cầu thủ trẻ tự đá với nhau cũng chưa chắc đã hay. Tấm gương của HAGL khi đôn lứa trẻ lên V-League năm 2015 là ví dụ”.
BLV Quang Huy cũng cho rằng để biết ý tưởng nói trên có khả thi, VFF, VPF cần tham khảo ý kiến các chuyên gia như Park Hang Seo, Gong Oh-kyun, bên cạnh làm việc chặt chẽ với các CLB để đảm bảo không bên nào thiệt thòi quyền lợi.
Nếu các đội bóng không nhượng bộ, đề xuất U23 Việt Nam đá V-League có thiện chí và thiết thực đến mấy cũng rất khó thực hiện.
5 cầu thủ U23 Việt Nam ấn tượng nhất vòng bảng U23 châu Á 2022: Tuấn Tài số 1
U23 Việt Nam kết thúc vòng bảng U23 châu Á 2022 với thành tích bất bại. Hàng thủ tiếp tục là nền tảng kết hợp với những khoảnh khắc tỏa sáng cá nhân đẹp ngỡ ngàng.
Triết lý tập thể tiếp tục được HLV Gong Oh-kyun duy trì. U23 Việt Nam thật sự không có ngôi sao lớn trong đội hình nhưng vẫn có những cá nhân nổi bật hẳn.
1. Phan Tuấn Tài (Hậu vệ trái)
Phan Tuấn Tài là cầu thủ xuất sắc nhất của U23 Việt Nam tại vòng bảng U23 châu Á 2022 (Ảnh: Hiếu Lương)
Ở sơ đồ 4 hậu vệ dưới thời HLV Gong Oh-kyun, Phan Tuấn Tài như được giải phóng và trở nên nổi bật hơn hẳn so với hồi SEA Games 31. Dưới ngoại hình thư sinh, Tuấn Tài vừa đủ mạnh mẽ để phòng ngự, vừa đủ tinh tế để góp công vào 3/5 bàn thắng của U23 Việt Nam tại giải lần này. Sau Quang Hải ở VCK U23 châu Á 2018, U23 Việt Nam có thêm một kèo trái khác tạo nên sự bất ngờ và cảm xúc phấn khích khó tả.
Tư duy chơi bóng thông minh được Tuấn Tài thể hiện rõ ở vòng bảng. Trận đấu với U23 Thái Lan là đỉnh cao của Tuấn Tài với hai khoảnh khắc đẳng cấp.
Bàn thắng mở tỷ số vừa đẹp vừa may là pha lập công nhanh thứ ba lịch sử VCK U23 châu Á. Nó khiến người Thái bối rối và biến thế trận trở nên khó lường ngay từ phút đầu tiên. Trong khi đó, pha kiến tạo cho Văn Tùng ghi bàn đã đánh lừa toàn bộ hàng thủ đối phương và người xem. Cách di chuyển vào trung lộ được khen hiện đại và cú vung chân chuyền bóng ở tầm đẳng cấp thế giới.
Phan Tuấn Tài
- Ngày sinh: 7/1/2001
- CLB: Đắk Lắk
- Thông số: 270 phút thi đấu - 1 bàn thắng - 2 kiến tạo
2. Nhâm Mạnh Dũng (Tiền đạo)
Nhâm Mạnh Dũng là tiền đạo số 1 của U23 Việt Nam lúc này (Ảnh: Hiếu Lương)
Dũng mãnh, càn lướt và đầy khát khao là đủ miêu tả về tiền đạo số 1 của U23 Việt Nam thời điểm hiện tại - Nhâm Mạnh Dũng. Cú đánh đầu cháy lưới U23 Malaysia là minh chứng rõ nét nhất.
Nhâm Mạnh Dũng còn khiến HLV Gong hài lòng khi thi đấu ở vị trí trung vệ trong trận ra quân gặp U23 Thái Lan, thay thế Thanh Bình không may đau bụng trước trận. Sau giải đấu này, thứ Mạnh Dũng cần là có thêm cơ hội thi đấu trong màu áo CLB để rèn giũa thêm những kỹ năng trong thực chiến.
Nhâm Mạnh Dũng
- Ngày sinh: 12/4/2000
- CLB: Viettel
- Thông số: 228 phút thi đấu - 1 bàn thắng
3. Nguyễn Văn Trường (Tiền vệ trung tâm)
Nguyễn Văn Trường (số 14) thi đấu chững chạc hơn tuổi (Ảnh: Hiếu Lương)
Em út U23 Việt Nam - Văn Trường - là bất ngờ lớn mà HLV Gong Oh-kyun dành tặng các đối thủ lẫn khán giả Việt Nam. Cùng với Văn Khang (19 tuổi), Văn Trường đá chính cả hai trận đấu đầy thử thách gặp U23 Thái Lan và U23 Hàn Quốc.
Chiều cao, khả năng kiểm soát bóng và tranh chấp của Văn Trường là ấn tượng. Ít người biết đến và tinh thần không sợ hãi của tuổi trẻ là thứ giúp Văn Trường bước vào sân với sự hồn nhiên và hết mình.
"Tâm lý bọn em thoải mái. Gặp U23 Hàn Quốc là chiến, ra sân là đá" là câu nói ấn tượng nhất của Văn Trường cho tới lúc này.
Nguyễn Văn Trường
- Ngày sinh: 10/9/2003
- CLB: Hà Nội
- Thông số: 182 phút thi đấu
4. Vũ Tiến Long (Hậu vệ phải)
Vũ Tiến Long (số 6) đá tốt ở vị trí hậu vệ phải dù sở trường là trung vệ (Ảnh: Hiếu Lương)
Bàn thắng gỡ hòa 1-1 vào lưới U23 Hàn Quốc là điểm nhấn của Vũ Tiến Long tại giải. Đó đơn giản là phút giây xuất thần còn thứ tạo nên giá trị của anh lại nằm ở khả năng phòng ngự.
Cả 5 bàn thắng của U23 Việt Nam đều xuất phát từ cánh trái. Chi tiết này không phải để hạ thấp Tiến Long. Nó chỉ ra sự cân bằng thường thấy trong sơ đồ 4 hậu vệ. Khi cánh trái chủ đạo tấn công thì phía còn lại phải làm điều ngược lại để giữ tính cân bằng.
Tiến Long thực chất là một trung vệ nhưng được xếp đá hậu vệ phải. Điều đó cũng khiến anh có phần hạn chế trong tấn công nhưng khâu phòng ngự thì khác. Ông bố một con này mang dáng dấp của đàn anh Đình Trọng thời đỉnh cao với khả năng đọc tình huống chính xác.
Vũ Tiến Long
- Ngày sinh: 4/4/2002
- CLB: Hà Nội
- Thông số: 249 phút thi đấu - 1 bàn thắng
5. Quan Văn Chuẩn (Thủ môn)
Quan Văn Chuẩn là thủ môn có kỹ năng chơi chân rất tốt (Ảnh: Hiếu Lương)
Văn Toản không may gặp chấn thương nhưng mở ra cơ hội để Quan Văn Chuẩn khẳng định vị thế. Thủ môn 22 tuổi chỉ thiếu kinh nghiệm thực chiến, còn bộ kỹ năng được khen ngợi giống một người gác đền hiện đại, là phản xạ, tốc độ, đọc tình huống và khả năng chơi chân tốt.
Văn Chuẩn bắt chắc tay kể từ khi vào sân thay Văn Toản ở trận gặp U23 Thái Lan. Nếu U23 Việt Nam tiến sâu và Văn Toản trở lại thì vị trí của Chuẩn có lẽ cũng không cần phải chỉnh. Sự an tâm là cảm giác mơ hồ nhưng quan trọng với một thủ môn và Văn Chuẩn đang làm tốt hơn Văn Toản.
Quan Văn Chuẩn
- Ngày sinh: 7/1/2001
- CLB: Hà Nội
- Thông số: 233 phút thi đấu - 1 trận sạch lưới
Trưa nay (5-5), họp báo trước trận đấu môn bóng đá nam SEA Games 31 Theo thông tin từ Ban tổ chức SEA Games 31, trưa nay (5-5) sẽ tiến hành họp báo các trận đấu ở bảng A tại hội trường Văn Lang, khách sạn Mường Thanh, TP Việt Trì. Ban tổ chức lưu ý, trước khi lên TP Việt Trì đưa tin về bảng A môn bóng đá nam SEA Games 31, phóng viên cần có...