U23 Việt Nam với V-League: Dễ và khó
Đây là một ý tưởng, sáng kiến đầy tính xây dựng, cần kíp và tương đối khả thi, dù trên thực tế không mới và cũng sẽ được không ít người ủng hộ hoặc… phản đối?
Trước hết, hãy nhìn những gì các tuyển thủ U23 Saudi Arabia thể hiện ở vòng chung kết U23 châu Á mới đây và giành ngôi vô địch một cách thuyết phục để thấy khoảng cách hiện tại giữa họ và chúng ta xa nhau đến mức nào? Trong khi U23 Saudi Arabia với nhiều tuyển thủ quốc gia, có người từng chơi hơn 20 trận, ghi 6 bàn thắng, đầy ắp kinh nghiệm thực chiến, luôn chiếm thế chủ động khi kiểm soát bóng để tấn công cũng như khi cần thiết phạm lỗi từ xa để vô hiệu hóa đòn phản công, khai thác tốt nhất mọi cơ hội mở ra dù nhỏ nhất… thì U23 Việt Nam dù cố gắng, dù tiến bộ cũng phải thừa nhận rằng lẽ ra Việt Anh và đồng đội có thể làm tốt hơn, lẽ ra chúng ta không thể ngây thơ và đơn giản đến thế.
Liên tiếp là những cơ hội được U23 Việt Nam tạo ra về phía khung thành của đối phương. Nếu chính xác hơn thì ở phút thứ 19, Tiến Linh đã có thể mở được tỷ số cho đoàn quân áo đỏ. Ảnh tư liệu
Tấn công hay, ghi bàn trước, chơi hơn người nhưng U23 Việt Nam vẫn chỉ đạt kết quả hòa đáng tiếc trước U23 Thái Lan, U23 Hàn Quốc, chỉ thắng nhẹ U23 Malaysia vốn non kém. Và trước những cầu thủ đồng trang lứa nhưng lọc lõi trên sân cỏ nhưng U23 Saudi Arabia, chỉ một thoáng mất tập trung, một cú sút không thành bàn là Văn Chuẩn phải vào lưới nhặt bóng và đặt số phận trận đấu trong tay đối thủ…
Khi về lại đội bóng chủ quản, được biết, U23 Việt Nam với 23 cái tên nhưng chỉ có 16 người có tên ở các đội bóng thuộc V-League 1 và 2-2022. Trận đấu bù vòng 3 V-League 1-2022 mới đây giữa Nam Định và Hà Nội FC không có cái tên nào thuộc U23 Việt Nam. Vòng 5 V-League 2-2022 mới đây chỉ có Công Đến, Văn Đô (Phố Hiến), Minh Bình (Công an Nhân Dân), Tuấn Tài (Đắk Lắk)…đá chính. Để thấy, ý tưởng và đề xuất nêu trên là xuất phát từ thực tế nóng hổi của bóng đá Việt và yêu cầu phát triển, nhất là với thực trạng tài năng trẻ mòn mỏi trên ghế dự bị trong khi các câu lạc bộ chỉ quan tâm thực thi điều quan trọng bậc nhất là thành tích ở đấu trường V-League, còn chất lượng các đội tuyển quốc gia là việc “chú bác”, không phải nhà mình?
Tất nhiên, ý tưởng hay nói trên thực ra là không mới khi Liên đoàn bóng đá Singapore từng làm khi lập đội Young Lions hay Lào với đội Young Elephants tham gia giải vô địch quốc gia của họ nhằm tạo điều kiện cọ xát, nâng tầm cho các nhân tố trẻ. Trước SEA Games 31 vừa rồi, bóng rổ Việt cũng thành lập đội bóng gồm các tuyển thủ quốc gia thi đấu tại Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA)…
Văn Tùng ghi bàn mở tỷ số cho U23 Việt Nam. Ảnh tư liệu
Vấn đề hiện tại là từ ý tưởng hay đến thực tế sinh động sẽ mất thời gian bao lâu, gặp phải những rào cản nào cụ thể liên quan đến cơ quan quản lý bóng đá, đến các đội bóng và chính các tuyển thủ. Có thể VFF và VPF sẽ sớm có đánh giá kinh nghiệm, kết quả thực hiện ở trong và ngoài nước, xin ý kiến của các đội bóng, thăm dò dư luận qua truyền thông, mong mỏi của cầu thủ… để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Điều đáng quan tâm nhất sẽ là ý kiến từ các đội bóng, nhất là những đội chiếm số đông quân số ở U23 Việt Nam lâu nay như Hà Nội FC, Viettel, HAGL, Sông Lam Nghệ An hay T.Bình Định… Khả năng một đội bóng dù nhà giàu, tiềm lực vô biên như Hà Nội FC phải “nhả” quân ồ ạt một lúc gồm Việt Anh, Tiến Long, Văn Xuân, Hai Long, Văn Tùng, Văn Trường (những nhân tố chính trên U23)… là điều rất khó, bởi mục tiêu hàng đầu của họ ở mỗi giải đấu luôn thuộc nằm lòng “không vô địch là thất bại” nên luôn cần đầy đủ và dư thừa lực lượng cho mọi tình huống?
Những nhân tố “dự tuyển” U23 Việt Nam nhưng khi về câu lạc bộ luôn được đá chính hoặc ít ra là dự bị 1 như ở Sông Lam Nghệ An với Văn Việt, Sỹ Hoàng, Văn Cường, Xuân Tiến, Mạnh Quỳnh… nếu tới đây vinh dự lên U23 chẳng hạn sẽ rơi vào thế dở cười, dở mếu vì chưa chắc lên để được đá chính, trong khi ở nhà lại mất chỗ vì đàn em do đội nhà đâu có dư dả gì về lực lượng. Chưa kể việc Xuân Tân, Xuân Quyết (Nam Định) lên U23 thì đội nhà… rỗng ruột, không dễ lấp đầy khi công cuộc trụ hạng, lên hạng lúc nào cũng nóng ran như mùa hè tháng 7…
Video đang HOT
HLV Park Hang-seo cho U23 Việt Nam tập kín, tránh mọi sự nhòm ngó. Ảnh tư liệu VFF
Ai đó nói rằng, cứ xông vào thì mới “tóe” ra mọi việc để xử lý triệt để, tận gốc. Việc U23 Việt Nam là một câu lạc bộ V-League (chưa biết 1 hay 2?) dù chưa chính thức bàn thảo thì cũng đã tung tóe bao nhiêu câu chuyện lớn nhỏ, không thể trong một sớm, một chiều là xong, theo kiểu… mỳ ăn liền! Nhưng hơn lúc nào hết, bóng đá Việt cần rất nhiều những ý tưởng xây dựng, những việc làm thiết thực, cần sự chung tay, ủng hộ của các câu lạc bộ, của đông đảo người hâm mộ gần xa để dần rút ngắn, tiến kịp các nền bóng đá phát triển trong một ngày không xa. Bắt đầu từ hôm nay, bắt đầu từ những gì đã thấy trong giải đấu cấp châu lục vừa đặt ra nóng hổi./.
Tiến Long 'cấm' vợ được khen, Văn Chuẩn không lo mắc lỗi
Dù còn trẻ nhưng các cầu thủ U23 Việt Nam đều thể hiện được bản lĩnh của mình trên sân và cả trong cuộc sống.
Tiến Long: 20 tuổi có vợ lại... hay
Ở U23 Việt Nam, Tiến Long và Hoàng Anh là hai cầu thủ đã lập gia đình. Tuy nhiên, trường hợp của Tiến Long gây sự chú ý bởi anh mới 20 tuổi.
Nhiều tuyển thủ U23 Việt Nam cho biết mình chưa nghĩ tới chuyện có người yêu vì muốn tập trung cho sự nghiệp, nhưng Tiến Long lại có quan điểm khác. Lấy vợ chính là cách để Tiến Long có trách nhiệm hơn, có động lực hơn trong tập luyện, thi đấu và cả cuộc sống.
Ở VCK U23 châu Á 2022, Tiến Long có một bàn thắng để đời vào lưới U23 Hàn Quốc. Phút 83, sau pha tạt bóng sệt của Tuấn Tài bên cánh trái, Tiến Long như "từ dưới đất chui lên" nã đại bác tung lưới Hàn Quốc gỡ hòa 1-1 cho U23 Việt Nam.
Tiến Long và bàn thắng để đời vào lưới U23 Hàn Quốc
Tiến Long cho biết, bàn thắng của mình đến sự quyết tâm, tự tin và động lực lớn từ việc... lập gia đình. Có một điều rất thú vị là sau bàn thắng đó, cầu thủ quê Sầm Sơn (Thanh Hóa) trở nên nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, nhưng anh yêu cầu vợ mình không được phép khen.
"Vợ động viên chứ không bao giờ khen tôi. Vợ muốn tôi phải cố gắng hơn nữa. Bản thân tôi cũng không cho vợ được khen mình. Còn với CĐV khen thì tôi lấy đó làm động lực, không nên để tâm vào những lời khen hay chê bai vì mình phải có sự tập trung và luôn phải nỗ lực hoàn thiện", Tiến Long chia sẻ.
"Có gia đình là điều tốt, giúp mình ra sân thi đấu với nhiều động lực. Từ giải U23 Đông Nam Á ở Campuchia hồi tháng 2 tôi ít khi được về gia đình. Vì nhiệm vụ quốc gia nên cố gắng vượt qua.
Vũ Tiến Long và vợ
Trong thời gian thi đấu tôi thường gọi về cho vợ con lúc sau bữa ăn. Con tôi mới được 5 tháng tuổi. Trong đội, còn có Hoàng Anh có vợ nên hai anh em có sự chia sẻ với nhau", Tiến Long nói thêm về cuộc sống của mình.
Tiến Long cho biết điều anh tiếc nuối nhất là bàn thua trong trận gặp Saudi Arabia ở tứ kết. Nếu làm lại, hậu vệ CLB Hà Nội chắc chắn sẽ không để đối phương có thể dễ dàng ghi bàn.
"Tôi thấy tiếc vì đã chủ quan không nghĩ sẽ thua bàn đó. Nếu làm lại tôi chắc chắn thể hiện tốt hơn", Tiến Long khẳng định.
Sau khi trở về nhà từ giải châu lục, Tiến Long cho biết anh bắt nhịp với cuộc sống hiện tại, tiếp tục tập luyện chăm chỉ để hướng tới V-League 2022 sắp lăn bóng trở lại vào cuối tháng 6.
Văn Chuẩn không hối hận vì tấm thẻ đỏ
Trong trận tứ kết gặp Saudi Arabia, Văn Chuẩn có tình huống lao ra ngoài khu vực 16m50 phạm lỗi với cầu thủ đối phương, khiến anh nhận thẻ đỏ trực tiếp phải rời sân.
Nói về tình huống này, thủ thành CLB Hà Nội cho biết: "Nếu làm lại, tôi vẫn sẽ lại lao lên vì khi đó đối phương tấn công rất nhanh. Thời điểm đã gần cuối trận, mình không băng lên để bọc lót thì sân nhà của U23 Việt Nam sẽ rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, cầu thủ Saudi Arabia cố rướn mắc vào chân tôi và ngã ra chứ tôi không cố ý phạm lỗi. Trong trận đấu không biết điều gì có thể xảy ra. Và khi xảy ra thì mình sẵn sàng đón nhận nó.
Tấm thẻ đỏ của Văn Chuẩn trong trận gặp Saudi Arabia
Tôi đứng chờ check VAR và khi trọng tài quyết định truất quyền thi đấu, tôi phải tuân thủ. Sau trận, tôi được Ban tổ chức đưa đi thử doping nên cũng không rõ thầy Gong Oh Kyun nói gì. 10 phút cuối trận tứ kết, Nhâm Mạnh Dũng thay tôi bắt gôn và cậu ấy đã làm tốt công việc của mình. Đây là giải đấu có nhiều trải nghiệm".
Văn Chuẩn thừa nhận mình có một chút may mắn khi được bắt chính ở giải châu Á vì đàn anh Văn Toản gặp chấn thương. Tuy nhiên, mỗi khi vào sân, anh đều nỗ lực hết khả năng, cố gắng tối đa và đặc biệt là không bị tâm lý hay lo mắc lỗi khi gặp các đối thủ mạnh.
"Tôi không bao giờ lo mình mắc lỗi, mà chỉ nghĩ mình phải làm gì để sửa chữa sai lầm, hoàn thiện bản thân", Văn Chuẩn nhấn mạnh.
Văn Chuẩn có giải đấu thành công
Ở U23 Việt Nam, Văn Chuẩn là một trong những người được làm việc với cả HLV Park Hang Seo và Gong Oh Kyun. Thủ thành CLB Hà Nội chia sẻ: "HLV Park yêu cầu sự tập trung cùng HLV Gong luôn tạo cho tôi và các cầu thủ sự thoải mái nhất.
So với các đàn anh ở Thường Châu 2018 chúng tôi không bằng, vì các anh được chinh chiến nhiều, được thi đấu nhiều ở V-League. Chúng tôi mới bắt đầu thôi...".
Tranh suất V-League, mơ được lên ĐTQG
Ở U23 Việt Nam, CLB Hà Nội đóng góp tới 6 cầu thủ là Văn Chuẩn, Việt Anh, Tiến Long, Hai Long, Văn Trường và Văn Tùng. Trở về từ VCK U23 châu Á 2022, các cầu thủ đều gác lại những trận cầu cảm xúc trước Thái Lan, Hàn Quốc... để tập trung cho việc tập luyện, chuẩn bị cho ngày V-League khởi tranh trở lại vào cuối tháng này.
"Cuộc sống có một chút xáo trộn nhưng đã trở lại bình thường. Tôi và các cầu thủ bước vào tập luyện chuẩn bị cho V-League 2022", tiền vệ Hai Long cho biết.
Các cầu thủ U23 Việt Nam có nhiều trải nghiệm ở sân chơi châu lục
Còn Tiến Long chia sẻ: "Ở CLB hay đội tuyển đều có áp lực, nhưng quan trọng là ở đâu cũng có môi trường tốt để phát triển. Rất may là các cầu thủ trẻ nhưng chúng tôi luôn được đàn anh ở CLB chỉ dẫn, giúp đỡ. Với cá nhân, tôi muốn thể hiện trên sân thay vì nói".
Trong khi đó, Tiền đạo Văn Tùng khẳng định anh còn nhiều điều phải cải thiện khi trở về thi đấu cho CLB Hà Nội. Trung vệ Việt Anh, tiền vệ Văn Trường cho biết những trải nghiệm ở sân chơi châu lục rất quý giá, các cầu thủ đều phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện bản thân khi trở thi đấu ở V-League.
Với giấc mơ khoác áo ĐTQG, những cầu thủ trẻ như Văn Trường, Tiến Long, Văn Chuẩn... cho rằng khi mình cố gắng hết sức, điều gì đến sẽ đến.
Hà Nội FC đóng góp 6 cầu thủ cho U23 Việt Nam, tất cả đều ghi dấu ấn lớn trong đội hình của HLV Gong Oh Kyun ở VCK U23 châu Á. Dù vậy, trừ đội trưởng Việt Anh giữ suất đá chính ở CLB, 5 thành viên U23 Việt Nam của "lò" Hà Nội đều xác định "cạnh tranh dữ dội" khi về CLB, thậm chí như Văn Trường còn đặt mục tiêu khiêm tốn được nhấc lên đội 1 Hà Nội để chơi cạnh thần tượng Văn Quyết.
Giữa U23 Việt Nam và Hà Nội FC là sự khác biệt, nhưng 6 cầu thủ này đều khẳng định may mắn được tôi luyện ở một môi trường chuyên nghiệp, đẳng cấp như đội bóng Thủ đô. Vào ngày sinh nhật của Hà Nội FC, nói như tiền vệ Hai Long: "Lời chúc sinh nhật Hà Nội FC tuyệt vời nhất là để chúng tôi chứng tỏ trên sân cỏ, đem lại thành công và danh tiếng nhiều nhất cho CLB, trong màu áo Hà Nội FC lẫn ĐTQG"
Giai đoạn mới của bóng đá Việt Nam Mặc dù dừng bước ở tứ kết Giải vô địch U23 châu Á 2022, nhưng U23 Việt Nam đã cho thấy dáng dấp của một nền bóng đá được nâng cấp trình độ với những thế hệ cầu thủ trẻ tiềm năng, tiếp nối thành công và mở ra giai đoạn mới cho bóng đá nước nhà. HLV Gong Oh-kyun hướng dẫn các...