“Xung đột quân sự Trung-Nhật là điều không thể tránh”
Một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc dự đoán xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi, một phần là do sự can dự của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cơ quan phân tích của Trung Quốc cho rằng nếu xung đột quân sự Nhật-Trung xảy ra, một phần là do “trục xoay” của Mỹ.
Với Trung Quốc nổi lên là một cường quốc kinh tế dẫn đầu châu Á, một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc cho rằng xung đột của nước này với Nhật trên quần đảo Senkaku /Điếu Ngư là điều không thể tránh vào thời điểm khi mối quan hệ song phương đang thay đổi, cũng vì lý do tranh chấp biển đảo .
Trong báo cáo hàng năm mang tên “Báo cáo về phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cũng cho biết mối quan hệ giữa hai nước sẽ bước vào một giai đoạn sóng gió lớn.
Một mặt cho rằng cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư có thể kéo dài, Trung Quốc hiện đang theo dõi sát động thái của chính phủ mới của Nhật, do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.
Video đang HOT
Báo cáo cũng chỉ rõ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang gây ra những lo ngại cho các nước láng giềng, buộc họ phải có những biện pháp đề phòng và khiến họ chấp nhận “điều chỉnh lại” cán cân quyền lực.
Với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, báo cáo cho rằng các nhóm cánh hữu của Nhật, nhóm đã củng cố được sức mạnh trong suốt 2 thập niên kinh tế chậm chạp của nước này, coi chính sách chuyển hướng sang châu Á của Mỹ là cơ hội tốt nhất để quốc hữu hóa quần đảo. Hồi tháng 9 vừa qua, Nhật đã mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ một người chủ tư nhân.
“Việc Nhật quốc hữu hóa Điếu Ngư đã phá hủy khung duy trì cân bằng, khung ngăn chặn một cuộc xung đột”, một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Báo cáo gần đây của CSIC cũng cho rằng sự can dự mạnh mẽ của Mỹ vào khu vực từ lâu đã được dự đoán là sẽ có những hậu quả xấu, như sẽ ủng hộ cho các chính trị gia dân tộc chủ nghĩa cứng rắn ở cả hai bên. “Dấu hiệu phản ứng có thể cứng rắn đã được thấy”, báo cáo CSIS cho biết. “Trục xoay sang châu Á của Mỹ đã châm ngòi cho tâm lý chống Mỹ ở Trung Quốc, từ đó sẽ gia tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đứng lên trước Mỹ. Những tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đang kêu gọi biện pháp đối phó quân sự trước sự củng cố quân sự của Mỹ ở khu vực và những chiến lược quân sự mới của Mỹ”.
CSIC cũng cáo buộc vai trò của Mỹ trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác ở châu Á không phải là trung lập mà là Mỹ đang theo đuổi một lập trường hiếu chiến bằng cách mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực cùng tăng cường hợp tác với các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự “vươn lên của Trung Quốc với tư cách cường quốc thế giới ”.
Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc hồi tháng 10 vừa qua đã cảnh báo Mỹ đang dùng Nhật làm công cụ chiến lược trong kế hoạch tăng cường quân sự của mình ở châu Á Thái Bình Dương, nhằm “kiềm tỏa” Trung Quốc và đang làm tăng cao căng thẳng Trung-Nhật. Ông Chen Jia, người từng giữ vị trí là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, cáo buộc Mỹ đang khuyến khích Nhật Bản đáp trả bằng quân sự. “Mỹ đang kêu gọi Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực về lĩnh vực an ninh chứ không chỉ là lĩnh vực kinh tế như hiện nay”, ông cho hay. Cụ thể, có hai yếu tố chính củng cố cho điều này. Thứ nhất Washington đã tái cam kết trách nhiệm của họ đối với hiệp ước bảo vệ quân sự chung với Nhật, khẳng định sẽ can thiệp quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột. Thứ hai,Washington coi Trung Quốc là một cường quốc đang lên và đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và sẽ “chiếm” vị trí thống trị của họ trên thế giới.
Theo giới phân tích, các nhà kỹ trị ở Washington thích gọi tất cả những điều trên là “duy trì ổn định”. Tuy nhiên, thực tế nhiều khi hoàn toàn khác so với từ ngữ được dùng. Và một điều chắc chắn là Washington sẽ không định để quyền lực của mình bị suy yếu.
Theo Dantri
Ông Abe tìm kiếm quan hệ an ninh với Ấn Độ, Úc
Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách mở rộng quan hệ đối tác an ninh Nhật - Mỹ để bao gồm cả Ấn Độ và Úc, khi nước này đối mặt với cuộc tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc, theo tin tứctừ hãng tin AFP ngày 29.12.
"Liên minh Nhật - Mỹ là hòn đá tảng", ông Abe, người nhậm chức thủ tướng hôm 26.12, nói trong cuộc phỏng vấn đăng trên tờ Yomiuri Shimbun hôm 29.12.
"Thật tốt khi mở rộng hợp tác an ninh giữa Nhật, Mỹ và Ấn Độ. Sự hợp tác giữa Nhật, Mỹ và Úc cũng sẽ đóng góp vào sự ổn định trong khu vực", ông nhấn mạnh.
Ông Abe gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong lần đầu nhậm chức
thủ tướng Nhật - Ảnh: AFP
"Điều quan trọng là phải lấy lại cân bằng quyền lực của khu vực", ông nói và không bình luận gì thêm.
Ông Abe lần thứ hai nắm chức vụ thủ tướng nhờ sự hậu thuẫn của những người theo quan điểm bảo thủ trong cuộc bầu cử ở Nhật hồi đầu tháng này.
Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, nay là đảng cầm quyền, đã có những tuyên bố đầy quả quyết về vấn đề tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Bắc Kinh đã nhiều lần điều tàu đến quần đảo trên (Senkaku/Điếu Ngư) kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo này hồi tháng 9. Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc muốn chứng minh họ có thể đến và rời quần đảo này tùy thích.
Trước đó, tờ The Asahi Shimbun đưa tin ông Abe đã chỉ đạo tân Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera rà soát lại chính sách quốc phòng nhằm đảm bảo lực lượng phòng vệ nước này có thể làm việc chặt chẽ hơn với quân đội Mỹ để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc.
Theo TNO
Mỹ quan ngại vụ Trung Quốc điều máy bay đến gần Senkaku/Điếu Ngư Chính quyền Mỹ ngày 14.12 lên tiếng quan ngại về vụ Trung Quốc điều máy bay đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. "Chúng tôi quan ngại về chuyến bay của một máy bay chính phủ Trung Quốc gần Senkaku. Chúng tôi đã nêu quan ngại trực tiếp với chính phủ Trung Quốc, đồng thời khẳng định rằng chính sách và cam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Australia đẩy mạnh nỗ lực khắc phục sau lũ

Ông Trump: "Harvard phải thay đổi cách làm việc"

Phó Tổng thống Vance: Mỹ sẽ dừng chính sách can thiệp vào nội bộ nước khác

Ukraine muốn ông Trump tham gia cuộc gặp giữa 2 ông Zelensky và Putin

Tổng thống Pháp thăm Việt Nam: Chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Tổng thống Nga chỉ đạo cải tổ toàn diện ngành công nghiệp quốc phòng

Mỹ báo tin tốt về đàm phán thương mại với các nước, nêu ngoại lệ

Công chúa kế vị Bỉ có thể phải rời Harvard sau động thái của ông Trump

Mỹ bắt đầu tái cấu trúc Hội đồng An ninh quốc gia

Ấn Độ và Pakistan tiếp tục cấm không phận lẫn nhau

Ukraine phóng số lượng UAV kỷ lục trong 3 ngày để tấn công các mục tiêu của Nga

Thẩm phán liên bang Mỹ bảo toàn quy chế pháp lý cho các sinh viên quốc tế
Có thể bạn quan tâm

Điểm tên những quán phở ngon nổi tiếng ở TP.HCM
Ẩm thực
22:52:02 24/05/2025
"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"
Tin nổi bật
22:51:51 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
Sao việt
22:32:31 24/05/2025
'Dear Hongrang' bị chê rời rạc, nam chính Lee Jae Wook lên tiếng bảo vệ
Hậu trường phim
22:29:58 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025
Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?
Lạ vui
21:49:11 24/05/2025
Chồng ngoại tình, tôi không đánh ghen vẫn có cách khiến anh hối hận
Góc tâm tình
21:19:12 24/05/2025