Xung đột ở Ukraine có thể khiến Ireland bổ sung ‘khái niệm về an ninh’
Ireland trung lập về mặt quân sự, nhưng sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, quốc gia này đã hỗ trợ phi sát thương cho Kiev, làm dấy lên cuộc tranh cãi ở Dublin.
Ukraine báo cáo giao tranh đẫm máu chưa từng thấy ở Bakhmut Cựu sĩ quan Mỹ nói về nguyên nhân cản trở đáng kể chiến dịch phản công mùa xuân của Ukraine Thủ tướng Anh chào đón Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Belfast, Bắc Ireland
Phó Thủ tướng Ireland Micheal Martin đã tiết lộ kế hoạch tham vấn về chính sách quốc phòng và an ninh của nước này. Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle (Đức) ngày 15/4, tính đến nay Ireland đã hỗ trợ quân sự phi sát thương cho Ukraine hơn 120 triệu euro kể từ khi xung đột giữa Ukraine với Nga nổ ra. Các nhà chức trách Ireland cũng đã giao nhiệm vụ cho 30 thành viên của lực lượng vũ trang nước này triển khai khóa huấn luyện chuyên biệt cho các binh sĩ Ukraine trong một sứ mệnh đầu tiên thuộc loại này của EU.
Nhưng sự ủng hộ dành cho Kiev trên hiện đang làm dấy lên cuộc tranh luận ở Dublin, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine đang khiến một số nước châu Âu có chính sách trung lập lâu đời phải suy nghĩ lại quan điểm của họ.
Các nhà lãnh đạo của Ireland nhấn mạnh rằng sự trung lập về quân sự không có nghĩa là họ trung lập về “chính trị hay đạo đức”, nhất là trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra. “Vị trí địa lý của Ireland nói chung giúp chúng tôi không phải đối mặt với những tình huống khó xử về an ninh như những nước ở gần Nga hơn phải đối mặt”, Brigid Laffan, Giáo sư danh dự tại Viện Đại học châu Âu, nói.
Theo Giáo sư Laffan, quốc gia này nằm giữa các đồng minh: về phía Tây qua Đại Tây Dương có Canada và Mỹ và về phía Bắc và phía Đông, có Anh và EU. Điều này có nghĩa là “về mặt tâm lý, Ireland không cảm thấy bị đe dọa”.
Video đang HOT
Ireland chính thức trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai và quốc gia này đã tránh xa các cuộc xung đột ở nước ngoài kể từ đó, mặc dù quân đội của họ đã tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Trong bài phát biểu trước các nghị sĩ Ireland ở Dublin hôm 13/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ca ngợi Ireland vì đã xây dựng “uy tín quốc tế với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình”.
Nhưng Liên đoàn Trung lập Ireland, một nhóm vận động được thành lập sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, lập luận rằng năng lực ngoại giao của nước này với tư cách là một nhà kiến tạo hòa bình đang bị tổn hại, như giải thích của nghị sĩ Paul Murphy, một thành viên sáng lập nhóm, là “bởi vì tính trung lập đang bị tấn công”.
Cụ thể, nghị sĩ Murphy và các thành viên khác trong nhóm trên đã phản đối động thái của Chính phủ Ireland cho phép lực lượng vũ trang Ireland tham gia sứ mệnh huấn luyện quân sự của EU cho Ukraine, cũng như việc các quan chức Ireland tham gia các cuộc họp của “ Nhóm Liên lạc Quốc phòng về Ukraine” do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd thành lập, cho rằng những hành động này làm suy yếu tính trung lập của Ireland.
Nghị sĩ Murphy nói: “Chúng tôi nghĩ Ireland nên lên tiếng để kêu gọi ngừng bắn vì hòa bình ở Ukraine trong giai đoạn này”, nhấn mạnh sự ủng hộ của công chúng đối với tính trung lập vẫn mạnh mẽ và điều này đã được chứng minh trong cuộc thăm dò ý kiến của Thời báo Ireland và Ipsos từ tháng 4/2022, trong đó 2/3 số người được hỏi ủng hộ chính sách hiện tại của họ.
Nhưng nghị sĩ độc lập và cựu quân nhân Cathal Berry cho rằng tính trung lập đã được sử dụng như một cái cớ cho chính sách quốc phòng “ngây thơ” của Ireland. “Chúng tôi thậm chí không nhận ra mình dễ bị tổn thương. Tôi không nghĩ chúng tôi trung lập, chúng tôi chỉ không có sự phòng bị”, ông Berry nói.
Ireland có mức chi tiêu quốc phòng thấp nhất so với các thành viên EU khác vào năm 2021, chỉ ở mức 0,2% GDP, so với mức trung bình toàn khối là 1,3%. Ông Berry nói: “Ireland không có nghĩa vụ gửi quân đến bất kỳ quốc gia nào khác để can thiệp. Nhưng các quốc gia khác cũng không có nghĩa vụ hỗ trợ Ireland, nếu chúng tôi bị đe dọa”.
Với những tranh cãi trên, việc xem xét về tính trung lập của Ireland đang được thúc đẩy. Trong tháng này, Phó Thủ tướng Ireland Micheal Martin đã tiết lộ kế hoạch tổ chức “Diễn đàn tham vấn về chính sách an ninh quốc tế” vào tháng 6 tới. “Chúng tôi cần có một cuộc thảo luận nghiêm túc và trung thực về các lựa chọn chính sách an ninh quốc tế hiện có”, Phó Thủ tướng Ireland Martin cho biết.
Nhận định về vấn đề trên, Giáo sư Brigid Laffan cho rằng sự thay đổi đang diễn ra, lưu ý những điều sắp tới có khả năng là “một bước tiến chứ không phải là quay đầu lại”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ có một lực lượng quân sự lớn, tôi không nghĩ chúng tôi sẽ gia nhập NATO. Nhưng tôi dự đoán chúng tôi sẽ bổ sung các khái niệm về an ninh của mình”, vị Giáo sư trên kết luận.
Quan chức Ukraine: Đức đồng ý, 12 nước sẽ cung cấp cho Kiev 100 chiếc xe tăng Leopard 2
Mười hai quốc gia đã đồng ý cung cấp cho Ukraine khoảng 100 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 nếu chính phủ Đức đồng ý.
Xe tăng Leopard 2 của quân đội Tây Ban Nha khai hỏa trong cuộc tập trận Silver Arrow 2022 trên khu huấn luyện quân sự Adazi, Latvia. Ảnh tư liệu: Reuters
Kênh ABC News dẫn nguồn tin là một quan chức cấp cao Ukraine giấu tên cho biết 12 quốc gia đã đồng ý cung cấp cho Ukraine khoảng 100 xe tăng Leopard 2 nếu chính phủ Đức đồng ý,
Theo nguồn tin trên, thoả thuận liên quan đã được đưa ra tại hội nghị diễn ra ở căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức khi các quốc gia đồng minh tề tựu về đây để thảo luận việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ngoài các quốc gia như Ba Lan và Phần Lan đã công khai bày tỏ rằng họ sẵn sàng cung cấp một số xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, nguồn tin cho hay Tây Ban Nha, Hà Lan và Đan Mạch cũng sẵn sàng cung cấp cho Ukraine một số xe tăng.
Theo nguồn tin, xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất rất cần thiết cho Ukraine vì kho đạn dành cho xe tăng thời Liên Xô đang "cạn kiệt". Trong khi dó, Ukraine không thể sản xuất loại đạn mới cho những chiếc xe tăng thời Liên Xô này, vì vậy, Kiev buộc phải tìm một giải pháp thay thế.
Đầu tháng 1, Anh đã thực hiện một cử chỉ mang tính biểu tượng bằng cách cam kết cung cấp 14 chiếc xe tăng Challenger 2 cho Ukraine.
Động thái này là một nỗ lực của chính phủ Anh nhằm thuyết phục Berlin cung cấp xe tăng Leopards 2 cho Ukraine và theo nguồn tin, mọi chuyện bắt đầu trở nên thực tế sau quyết định liên quan của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do Đức chế tạo, được trang bị cho cho quân đội các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên khắp châu Âu và được các chuyên gia quốc phòng đánh giá là phù hợp nhất cho Ukraine, nhưng để tái xuất sang Ukraine, chúng cần có sự cho phép của Berlin.
Gần đây, một số nước phương Tây, nhất là Ba Lan liên tục thúc giục Berlin cho phép nước này và các nước khác gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do Đức sản xuất tới Ukraine.
Ngày 23/1, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Arkadiusz Mularczyk cho biết trên Đài phát thanh Ba Lan rằng Đức có thể phải đối mặt với "sự cô lập quốc tế" trừ khi nước này đồng ý cung cấp xe tăng cho Ukraine.
Ông Mularczyk nhấn mạnh nhiều chính trị gia ở Đức cũng như tại các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác ủng hộ ý tưởng cung cấp xe tăng hạng nặng cho Kiev và nếu Đức tiếp tục lưỡng lực, vị thế quốc tế của nước này sẽ trở nên "rất yếu".
Theo hãng tin AP của Mỹ ngày 23/1, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã nói với kênh truyền hình Pháp LCI rằng Ba Lan chưa chính thức yêu cầu Berlin về việc cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard do Đức chế tạo, nhưng "nếu được yêu cầu, chúng tôi (Đức) sẽ không cản trở".
Về phần mình, Nga nhiều lần cảnh báo việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột kéo dài và làm tăng nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và bất cứ lô vũ khí nào của nước ngoài vào Ukraine đều có thể trở thành mục tiêu tấn công chính đáng của Nga.
Lò phản ứng hạt nhân khổng lồ bắt đầu phát điện giúp châu Âu giảm lệ thuộc vào năng lượng Nga Sau nhiều lần trì hoãn, lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu Olkiluoto 3 (OL3) bắt đầu cung cấp năng lượng bình thường vào ngày 16/4, giúp tăng cường an ninh năng lượng trong khu vực mà Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt và điện. Hình ảnh bên ngoài lò phản ứng hạt nhân OL3 ở Eurajoki, Phần Lan...