Xung đột ở Ukraine có thể đẩy 141 triệu người vào tình trạng nghèo khổ cùng cực
Các nhà nghiên cứu ước tính hóa đơn năng lượng của nhiều hộ gia đình trên thế giới đã tăng 63-113% kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Một người phụ đi bên dưới một tòa nhà bị hư hại do giao tranh ở Ukraine. Ảnh: AFP
Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu từ châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, giá năng lượng đắt đỏ do xung đột Nga – Ukraine gây ra có thể đẩy hàng triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo khổ cùng cực.
Dựa trên dữ liệu từ 116 quốc gia, nhóm nghiên cứu này ước tính tổng chi phí năng lượng của các hộ gia đình đã tăng từ 63 đến 113% kể từ tháng 2 năm ngoái, buộc các gia đình phải trả nhiều tiền hơn để mua nhiên liệu, nộp tiền điện, nước, cũng như mua thực phẩm và các hàng hóa khác. Phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí Nature Energy ngày 16/2.
Đồng tác giả Shan Yuli, chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Đại học Birmingham ở Anh, cho biết: “Khi giá năng lượng tăng cao ảnh hưởng đến các nhóm dân số khác nhau theo những cách khác nhau, chúng tôi hy vọng sẽ xác định được các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ họ hiệu quả hơn”.
Trong khi đó, đồng tác giả Guan Yuru giải thích thêm rằng mặc dù cuộc khủng hoảng năng lượng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói cùng cực trên toàn thế giới, nhưng cũng đem đến cơ hội đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng ở châu Âu và phần còn lại của thế giới.
Video đang HOT
Trả lời cuộc phỏng vấn chung ngày 14/2, hai nhà nghiên cứu Shan và Guan đã kể về cách thức mà cuộc xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày như thế nào.
Ông Shan cho biết: “Tôi phải trả gấp đôi tiền điện cũng như tiền xăng cho ô tô”. Về phần mình, bà Guan – người đang thuê một căn hộ và không cần trả tiền điện nước – thì bày tỏ cú sốc về giá rau xanh và những kệ hàng bán dầu ăn trống rỗng trong những siêu thị lớn, nhỏ.
Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã buộc một số nước châu Âu tái khởi động lại các nhà máy năng lượng chạy bằng than. Ảnh: Bloomberg
Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu và mô hình hóa tác động trực tiếp và gián tiếp đối với các hộ gia đình ở 116 quốc gia, chiếm gần 90% dân số toàn cầu. Họ phát hiện rằng gia tăng giá năng lượng chiếm khoảng 3 đến 5% mức tăng tổng chi tiêu hộ gia đình.
Theo mô hình trên, điều đó có nghĩa là sẽ có thêm 78 triệu đến 141 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng nghèo khổ cùng cực – sức mua hàng ngày giảm xuống dưới 2,15 USD, theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các hộ gia đình ở vùng cận Sahara châu Phi đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Không giống như phần còn lại của thế giới, ở các quốc gia có thu nhập thấp, các hộ gia đình giàu có hơn có xu hướng chịu gánh nặng chi phí năng lượng cao hơn các hộ nghèo hơn”, bà Guan nói.
Bà cho biết trong khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã buộc một số nước châu Âu phải kích hoạt lại các nhà máy nhiệt điện than, thì điều quan trọng là phải điều chỉnh các chính sách ngắn hạn với các mục tiêu giảm thiểu khí hậu dài hạn.
“Ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng hệ thống năng lượng dựa vào nhiên liệu hóa thạch là không đáng tin cậy. Ở châu Âu, đã có những chính sách mới nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi và thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, hy vọng sẽ dẫn đầu một xu hướng trên toàn thế giới”, bà kết luận.
Mỹ, EU hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Nam Phi
Mỹ sẽ hỗ trợ Nam Phi chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn và sẽ giúp huy động tài chính từ khu vực tư nhân để hỗ trợ quốc gia phụ thuộc nhiều vào than đá, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết hôm 27/1 trong chuyến thăm Nam Phi.
Hiện tại, than đá là nguồn năng lượng chính của Nam Phi, chiếm khoảng 80% tổng năng lượng của đất nước. Đất nước này cũng là nước xuất khẩu than lớn thứ năm thế giới.
Tuy nhiên, Nam Phi đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn với việc cắt giảm điện hàng ngày, làm tê liệt nền kinh tế, vì công ty nhà nước Eskom đã không thể tăng công suất phát điện để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Chính phủ Nam Phi gần đây đã bắt đầu thúc đẩy sản xuất điện tái tạo nhiều hơn.
Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và EU đang huy động 8,5 tỷ USD ban đầu để xúc tác cho giai đoạn đầu tiên của Kế hoạch đầu tư chuyển đổi năng lượng công bằng (JET) của Nam Phi, như một phần của Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng dài hạn (JETP) đã ký vào năm 2021.
"Gói tài chính trị giá 8,5 tỷ USD là một khoản trả trước đáng kể. Điều quan trọng là nó được thiết kế để huy động thêm tiền từ khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện, và tôi sẽ gặp đại diện của cả hai nhóm vào cuối ngày hôm nay," Bộ trưởng Yellen nói.
Bà Yellen nói thêm: "Chúng tôi hoàn toàn nhận ra rằng việc chuyển đổi nền kinh tế địa phương và nền kinh tế của Nam Phi sang năng lượng sạch sẽ không phải là không có thách thức. Tuy nhiên, các khoản đầu tư mà chính phủ và khu vực tư nhân của chúng tôi sẽ thực hiện trong những năm tới vào cơ sở hạ tầng gió, mặt trời, lưu trữ pin và phi năng lượng sẽ mang lại lợi tức về việc làm được trả lương cao và một nền kinh tế đang phát triển sạch hơn".
Theo kế hoạch chuyển đổi công bằng, Nam Phi sẽ đầu tư vào đào tạo lại kỹ năng để hỗ trợ những người lao động bị mất việc làm trong khi họ tìm việc làm mới, đồng thời tái phát triển các mỏ than và nhà máy điện than cũ thành các địa điểm sản xuất năng lượng sạch và các mục đích sử dụng hiệu quả khác.
Mỹ thúc đẩy kế hoạch tăng tốc chuyển đổi năng lượng Đặc phái viên của Mỹ về biến đổi khí hậu, ông John Kerry ngày 15/1 đã vạch ra các nguyên tắc cốt lõi cho kế hoạch bù đắp carbon "có tính toàn vẹn cao" nhằm giúp các quốc gia đang phát triển đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. "Cánh đồng cối xay gió" ở gần Palm Springs, California, Mỹ. Ảnh tư...