Xung đột Nga-Ukraine và Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc
Cuộc xung đột hiện nay sẽ gây hậu quả trực tiếp đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trong bối cảnh Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và Ukraine.
Học giả Pushkar Pushp tại trường quản lý Fore (Ấn Độ), chuyên về thương mại và địa chính trị, châu Á – Thái Bình Dương, nhận định trên trang moderndiplomacy.eu mới đây rằng, sau hơn 2 tuần kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với Moskva. Những động thái này đã tác động nhất định đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc ở châu Âu và đặc biệt là đối với dự án lớn là “Hành lang Kinh tế Á-Âu Mới”. Dự án này kết nối giao thông đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu qua Kazakhstan, Nga và Belarus.
Xung đột ở Ukraine đang ảnh hưởng lớn đến BRI của Trung Quốc ở châu Âu. Ảnh: AFP
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang gây tác động trực tiếp đối với BRI trong bối cảnh Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước. Một bên, Trung Quốc là đối tác gần gũi nhất của Nga và bên kia, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu chính của Ukraine, khoảng 15% xuất khẩu của Ukraine là sang Trung Quốc. Năm 2013, khi BRI được triển khai, Trung Quốc đã coi Ukraine là một trong những địa điểm chiến lược để có cơ hội mở rộng các dự án tại EU. Năm 2017, Ukraine tham gia BRI với ý định hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ. Tính đến năm 2021, hai nước đã ký hợp đồng xây dựng trị giá 3 tỷ USD trong lĩnh vực giao thông và năng lượng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh giá cao tầm quan trọng của Ukraine đối với BRI của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, thỏa thuận thương mại của Ukraine với EU khiến nước này trở nên quan trọng hơn với Bắc Kinh, như một trung tâm trung chuyển và một cửa ngõ vào EU của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ukraine đã tăng lên đáng kể. Các công ty Trung Quốc đã coi Ukraine là một trung tâm đầu tư mới và đã đầu tư mạnh vào nhiều lĩnh vực, ví dụ như doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc COFCO, đã đầu tư 50 triệu USD vào Mariupol, Donetsk. Hành lang Kinh tế Á-Âu mới chính là một cửa ngõ cho Trung Quốc xâm nhập vào thị trường châu Âu.
Hiện tại, có 78 tuyến đường bộ đang hoạt động kết nối Trung Quốc với châu Âu, gồm 180 thành phố và 23 quốc gia của châu Âu. Vào năm 2021, giá trị hàng hóa được vận chuyển bằng các chuyến tàu hàng này khoảng 75 tỷ USD. Các chuyến tàu chở hàng đã vươn tới các trung tâm mới ở Ba Lan cũng như ở Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện nay do các lệnh trừng phạt đối với Nga, các công ty có thể chọn không vận chuyển hàng hóa qua Nga. Trung Quốc cũng hiểu rằng dù Nga và Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp, nhưng do cuộc khủng hoảng đang diễn ra, hoạt động xuất khẩu sang châu Âu của Trung Quốc có thể bị xáo trộn. Trung Quốc xuất khẩu hàng tỷ USD thông những chuyến tàu này sang châu Âu và do đó các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ gây ra hậu quả trực tiếp đối với mạng lưới BRI của Trung Quốc.
Tiếp theo, các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc – châu Âu đã mang lại sự ổn định trong chuỗi cung ứng vốn đã bị xáo trộn do đại dịch COVID-19. Nhưng tình hình hiện tại ở Ukraine đã làm xáo trộn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuyến đường hàng hải và hàng không của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề và hành lang BRI này là một lựa chọn để Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU. Xét về giá trị hàng hóa được vận chuyển đến các thị trường này, chắc chắn Trung Quốc hiện nay sẽ không muốn mất thị trường EU.
Trong khi đó, cả Trung Quốc và Ukraine đã đồng ý phát triển hợp tác cơ sở hạ tầng khi ký một thỏa thuận liên chính phủ vào tháng 7/2021. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng đang mở rộng mạng lưới của họ trong những lĩnh vực khác như năng lượng mặt trời, gió và điện hạt nhân tại Ukraine. Các khoản vay của Ukraine từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đang tăng lên nhanh chóng, cho thấy sự phụ thuộc kinh tế nhất định của Ukraine vào Trung Quốc.
Ukraine cũng là nhà cung cấp thiết bị quân sự chính cho Trung Quốc, bao gồm máy bay và động cơ diesel. Trung Quốc trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Ukraine. Do đó, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine có thể làm suy yếu mối quan hệ mà Ukraine đã và đang dành cho Trung Quốc.
Vấn đề nan giải của Trung Quốc hiện nay là nước này không thể ủng hộ trực tiếp hành động của Nga cũng như không thể phản đối Nga nhưng không muốn mất quyền tiếp cận thị trường châu Âu. Vì vậy, Trung Quốc đã chỉ trích phương Tây phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột này khi tìm cách mở rộng NATO về phía Đông.
Với vị thế trung lập, Trung Quốc chủ trương rằng vấn đề cần được giải quyết thông qua đàm phán và đối thoại. Theo chuyên gia Pushp, trong bối cảnh trên, sẽ là một thách thức đối với Trung Quốc trong cân bằng giữa các bên liên quan.
Thế khó của Thụy Điển khi gia nhập NATO
Dư luận Thụy Điển đang chuyển hướng sang ủng hộ việc gia nhập NATO. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối nước này tham gia liên minh an ninh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Theo báo Thelocal.se (Thụy Điển) ngày 14/3, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người được hỏi ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO, nhưng cũng xuất hiện nhiều quan điểm phản đối hành động này.
Xe bọc thép của Thụy Điển tuần tra đảo Gotland vào tháng 1/2022. Ảnh: AP
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Thụy Điển rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến việc trở thành thành viên NATO. Dưới đây là một số lập luận ủng hộ và phản đối gia nhập NATO tại Thụy Điển:
Các lập luận phản đối
Thứ nhất, theo nghị sĩ Kenneth Forslund thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, việc nước này gia nhập NATO có thể bị Nga coi là hành động khiêu khích. Nếu Nga tiến hành chiến dịch quân sự trước khi Thụy Điển chính thức trở thành thành viên của NATO, Liên minh này có thể sẽ không can thiệp. Mặt khác, nếu Nga phản ứng sau khi Thụy Điển đã tham gia NATO, thì hành động này có thể gây ra một cuộc xung đột lớn.
Thứ hai, khi gia nhập NATO, Thụy Điển sẽ bị ràng buộc vào một liên minh quân sự với các quốc gia, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và cả Mỹ, những quốc gia có các mục tiêu chính sách đối ngoại khác nhau và có thể thực hiện các hoạt động quân sự mà Thụy Điển không chấp nhận, ví dụ năm 2003, nước này phản đối NATO nắm quyền kiểm soát Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) chiếm đóng Afghanistan.
Thứ ba, NATO là một "liên minh vũ khí hạt nhân" và việc tham gia có nghĩa là chấp nhận học thuyết vũ khí hạt nhân, Pierre Schori, cựu Bộ trưởng Viện trợ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, lập luận.
Ngoài ra, nếu Thụy Điển bị ràng buộc bởi điều khoản phòng thủ chung của NATO, thì nước này có thể dễ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở châu Âu trong tương lai.
Các quan điểm ủng hộ
Đầu tiên, dù Thụy Điển và NATO có sự hợp tác sâu rộng, nhưng trong bối cảnh nước này không là thành viên của Liên minh quân sự, Thụy Điển không nằm trong điều khoản quan trọng của Điều 5 về bảo đảm phòng thủ chung.
Việc NATO không có hành động quân sự trước cuộc tấn công của Nga ở Ukraine là một lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra trong trường hợp Thụy Điển bị tấn công. Mặc dù một cuộc tấn công của Nga vào Thụy Điển là khó xảy ra, nhưng nếu Thụy Điển được bảo vệ bởi điều Điều 5 của NATO, thì khả năng đó sẽ càng thấp hơn.
Hai là, việc Thụy Điển (và Phần Lan) trở thành thành viên của NATO sẽ giúp toàn bộ khu vực an toàn hơn trước một cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi trở thành thành viên NATO, Thụy Điển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với chính sách của NATO và khả năng phối hợp quốc phòng tốt hơn với các thành viên NATO khác ở châu Âu.
Phần Lan chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc xung đột ở Ukraine Là một quốc gia tương đối ổn định về nhiều mặt, nhưng Phần Lan đã chứng kiến những thay đổi chưa từng có trong hai tuần qua. Theo trang Euronews.com, với đường biên giới chung dài 1.300 km, trải qua hơn 100 năm là một phần của Đế chế Nga, Phần Lan được cho là có mối quan hệ gần gũi với nước...