Xung đột Nga-Ukraine: Toàn cảnh vụ tấn công xưởng sửa chữa tàu ở Crimea gây thiệt hại lớn
Vụ tấn công xưởng sửa chữa tàu ở bán đaỏ Crimea hôm 13/9 là một trường hợp rất hiếm được cả phía Nga và phía Ukraine thừa nhận, đưa tin khá chi tiết kể từ khi xung đột giữa hai bên bùng phát vào tháng 2 năm ngoái.
Khói lửa bốc lên sau vụ tấn công xưởng sửa chữa tàu S. Ordzhonikidze ở thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea. Ảnh: Telegram
Thời gian và địa điểm tấn công
Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tấn công sáng 13/9. Mục tiêu bị tấn công là xưởng sửa chữa tàu S. Ordzhonikidze ở thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea.
Vũ khí sử dụng để tấn công
Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Ukraine đã sử dụng 10 tên lửa hành trình tấn công xưởng sửa chữa tàu S. Ordzhonikidze ở thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea. Ngoài ra còn có ba chiếc tàu không người lái tấn công các tàu Nga đậu trong vịnh gần đó. Hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 7 tên lửa hành trình, phá hủy toàn bộ ba tàu không người lái.
Theo tiết lộ kênh Telegram của Tư lệnh Không quân Ukraine, ông Mykola Oleshchuk, cuộc tấn công nhằm vào Sevastopol được thực hiện bởi chiến đấu cơ nước này.
Về phần mình, trong một tuyên bố đưa ra với hãng tin Reuters của Anh, quan chức tình báo quân sự Ukraine, ông Andriy Yusov, xác nhận vụ tấn công đã nhằm trúng một tàu đổ bộ lớn và một tàu ngầm. Tuy nhiên, Yusov không bình luận về phương tiện (được sử dụng) cho cuộc tấn công cũng như không đưa ra thêm thông tin chi tiết về quy mô thiệt hại bởi cuộc tấn công.
Trong khi đó, tờ Sky News dẫn nguồn tin từ Ukraine và phương Tây cho rằng Kiev đã sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh chế tạo để tấn công tổng hành dinh của Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea. Tên lửa hành trình Storm Shadow có tầm bắn hơn 150 dặm (trên 240 km).
Video đang HOT
Thống đốc thành phố Sevastopol do Nga bổ nhiệm, ông Mikhail Razvozhaev tới hiện trường vụ tấn công. Ảnh: Telegram
Thiệt hại từ cuộc tấn công
Đài RT của Nga dẫn lời Thống đốc thành phố Sevastopol do Nga bổ nhiệm, ông Mikhail Razvozhaev cho biết cuộc tấn công đã làm 24 người bị thương, bao gồm bốn người trong tình trạng nghiêm trọng. Ngoài ra, các vụ nổ gây ra bởi vụ tấn công cũng làm vỡ cửa sổ, hư hại mái của những ngôi nhà gần đó
Theo Bộ Quốc phòng Nga, hai chiếc tàu đang sửa chữa ở xưởng sửa chữa tàu S. Ordzhonikidze bị hư hỏng do trúng tên lửa hành trình của đối phương.
Hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform) phân tích hình ảnh vệ tinh của Planet.com cho biết thêm tên lửa hành trình Storm Shadow đã làm hư hỏng một tàu đổ bổ Minsk và một tàu ngầm chạy bằng diesel-điện Rostov-on-Don của Nga.
Theo kênh thông tin nguồn mở Oryx của Hà Lan, tài đổ bộ Minsk bị phá huỷ chứ không đơn thuần là hư hỏng và con tàu này không thể phục hồi sau đòn tấn công bằng tên lửa của phía Ukraine.
Ảnh vệ tinh của Planet.com phản ánh thiệt hại sau vụ tấn công. Ảnh: Ukrinform
Bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập vào năm 2014 đã trở thành mục tiêu thường xuyên bị tấn công kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022
Tháng trước, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, tuyên bố sẽ làm tất cả những gì có thể để lấy lại Crimea và kêu gọi các đồng minh quốc tế hỗ trợ nỗ lực này.
Hôm 11/9, Ukraine tuyên bố đã chiếm lại các giàn khoan dầu và khí đốt chiến lược ở Biển Đen mà Nga đã chiếm giữ vào năm 2015.
Phát hiện thêm mảnh vỡ UAV trong lãnh thổ, Bộ Ngoại giao Romania triệu tập Đại biện Nga
Bộ Ngoại giao Romania đã triệu tập đại biện Nga sau khi phát hiện những mảnh vỡ mới của máy bay không người lái (UAV) tương tự như những chiếc UAV được quân đội Liên bang Nga sử dụng.
Bức ảnh được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine đăng tải cho là 1 UAV của Nga đã phát nổ trên lãnh thổ Romania. Ảnh: kyivpost.com
Theo hãng tin Reuters, hôm 9/9, các nhà chức trách Romania đã tìm thấy bộ mảnh vỡ máy bay không người lái thứ hai bị rơi trên lãnh thổ nước này.
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, mảnh máy bay không người lái được tìm thấy trên lãnh thổ Romania trong bối cảnh Nga tấn công các cảng bên sông Danube của Ukraine, nơi chỉ cách biên giới Romania vài trăm mét.
Trong một tuyên bố gửi cho hãng thông tấn quốc gia Agerpres của Romania, Bộ Ngoại giao nước này cho biết ngay trong ngày 9/9, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Liên bang Nga tại Bucharest đã bị "triệu tập khẩn cấp".
Tuyên bố cho biết thêm Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chiến lược Iulian Fota đã bày tỏ phản đối của phía Romania về việc vi phạm không phận của Romania sau khi xác định trong lãnh thổ có một số mảnh vỡ của máy bay không người lái, giống với loại mà các lực lượng Nga sử dụng trong chiến tranh với Ukraine.
Cũng trong ngày 9/9, Tổng thống Klaus Iohannis nhấn mạnh việc phát hiện các mảnh vỡ máy bay không người lái cho thấy hành vi xâm phạm không phận của Romania là không thể chấp nhận được, gây rủi ro đối với an ninh của công dân Romania trong khu vực.
Vào hôm 6/9, Romania đã phản ứng giận dữ sau khi các mảnh vỡ từ máy bay không người lái tự sát nghi là của Nga được tìm thấy gần sông Danube, trên lãnh thổ của nước này sau một cuộc tấn công của Moskva nhằm vào một cảng của Ukraine.
Khi đó, ông Klaus Iohannis, cho biết trong trường hợp các mảnh vỡ máy bay không người lái của Nga rơi xuống Romania sẽ là "sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Romania".
Sau khi nhận được báo cáo liên quan, thống Iohannis đã yêu cầu mở một "cuộc điều tra khẩn cấp và chuyên nghiệp" về nguồn gốc của mảnh vỡ cũng như cách nó rơi xuống lãnh thổ Romania, đồng thời nhấn mạnh nếu các mảnh vỡ được xác nhận là của Nga thì đó sẽ là điều "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Người đứng đầu nhà nước Romania cho biết ông đã thông báo cho Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg về các mảnh máy bay không người lái nhằm nhắc lại tình đoàn kết hoàn toàn của liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo với Romania.
Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng các cuộc tấn công của Nga gần biên giới với Romania đang "gây bất ổn" ngay cả khi không có dấu hiệu nào cho thấy Nga có ý định tấn công Romania, một quốc gia thành viên NATO.
Theo Reuters, kể từ tháng 7, sau khi rời khỏi thoả thuận ngũ cốc Biển Đen, Nga liên tục tấn công các cảng của Ukraine nằm dọc biên giới sông Danube với Romania.
Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và cảng Constanta của Romania ở Biển Đen hiện là tuyến xuất khẩu thay thế lớn nhất của Kiev, với ngũ cốc được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc sà lan qua sông Danube.
Các cuộc tấn công của phía Nga nhằm vào các cảng của Ukraine gần với quốc gia thành viên NATO đã làm tăng rủi ro an ninh cho NATO, nơi các thành viên có cam kết phòng thủ chung.
Nếu xác định các mảnh vỡ là của máy bay không người lái Nga và không phải rơi xuống vô tình, vấn đề sẽ rất nghiêm trọng bởi khác với Ukraine, Romania là một quốc gia thành viên NATO.
Do vậy, Romania được bảo vệ bởi iều 5 của Hiến chương NATO, trong đó nêu rõ các nước thành viên "đồng ý rằng một cuộc tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành viên".
Quan chức Ukraine thừa nhận Kiev không thể đối phó với bom thông minh của Nga Phát ngôn viên Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận Kiev không có cách nào đối phó với bom dẫn đường chính xác cao của Nga. Máy bay ném bom Sukhoi Su-34 của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/AFP Theo đài RT (Nga), phát biểu tại một cuộc họp báo, Đại tá Ignat cáo buộc Nga phóng tới 20 quả bom...