Xung đột Nga – Ukraine sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump?
Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đặt ra những kịch bản khác nhau cho cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Bloomberg).
Khi cuộc chiến Nga – Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Câu hỏi đặt ra là việc ông Trump trở lại nắm quyền có thể ảnh hưởng đến cuộc xung đột như thế nào.
Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố sẽ kết thúc cuộc xung đột trong vòng 24 giờ, nhưng không nói rõ ông sẽ làm như thế nào.
Mỹ đã cung cấp phần lớn viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự toàn diện vào tháng 2/2022. Việc cắt giảm mạnh hoặc xóa bỏ hoàn toàn viện trợ có thể ảnh hưởng đến cục diện xung đột.
Trong khi Kiev và Moscow đang nỗ lực để đạt được vị thế tốt nhất trước bất kỳ thay đổi nào mà chính quyền Trump có thể mang lại, 4 kịch bản đã được đặt ra cho cuộc xung đột này.
Thỏa thuận ngừng bắ.n và đóng băng giới tuyến
Khả năng tạm dừng chiến sự đã được tính đến sau khi ông Trump tái đắc cử.
Vào ngày 8/12, ông Trump đã đăng bài viết trên mạng xã hội kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức và bắt đầu đàm phán.
“Ông Zelensky và Ukraine muốn đạt được thỏa thuận và chấm dứt sự điên rồ này. Cuộc xung đột có thể biến thành thứ gì đó lớn hơn nhiều và tồi tệ hơn nhiều. Tôi hiểu rõ Volodymyr. Đây là lúc ông ấy phải hành động”, ông Trump cho biết, đề cập tới nhà lãnh đạo Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ lâu đã bác bỏ ý tưởng nhượng bộ lãnh thổ để chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, vào tháng 11, ông bất ngờ gợi ý rằng một thỏa thuận như vậy có thể đạt được nếu các vùng lãnh thổ chưa bị Moscow kiểm soát của Ukraine “nằm dưới sự bảo trợ của NATO”.
“Nếu chúng ta muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng ta nên đưa vùng lãnh thổ Ukraine mà chúng ta đang kiểm soát vào sự bảo trợ của NATO”, ông Zelensky nói, đồng thời cho biết Ukraine sau đó có thể “lấy lại phần lãnh thổ còn lại của mình bằng con đường ngoại giao”.
John Lough, chuyên gia tại Chương trình Nga và Âu Á của Chatham House, nói rằng Ukraine dường như đang rời xa “nguyên tắc tối thượng” của mình là giành lại toàn bộ lãnh thổ bị Moscow kiểm soát, nhưng Kiev muốn “có được sự đảm bảo an ninh đáng tin cậy từ phương Tây”.
Tuy nhiên, với các quốc gia phương Tây không muốn khiêu khích Nga bằng các cam kết ràng buộc với Ukraine, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là cuộc chiến sẽ bị “đóng băng” ở mức hiện tại. Chuyên gia Lough cho rằng đây là một “giải pháp tham vọng ở giai đoạn này”.
Nhiều nhà phân tích nhận định bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng mong manh. Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 trước khi mở chiến dịch quân sự vào năm 2022. Hơn nữa, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng việc tạm dừng xung đột trong vài năm sẽ cho phép Nga huấn luyện thêm quân và tích trữ thêm vũ khí trước khi mở một chiến dịch quân sự khác.
Theo Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào do ông Trump làm trung gian có khả năng sẽ liên quan đến một số hình thức nhượng bộ lãnh thổ.
“Khó có thể tin rằng thỏa thuận sẽ ổn định. Nhưng rất dễ để hình dung một cuộc chiến tranh khác trong vài năm nữa”, chuyên gia Cancian nói.
Chiến tranh kéo dài
Một khả năng khác là Moscow từ chối thỏa hiệp và cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã nhiều lần nhận định, các nhà lãnh đạo Nga tin rằng họ đang trên đà chiến thắng trên chiến trường và không có ý theo đuổi đàm phán nghiêm túc trong khi điều đó vẫn tiếp diễn.
Trong kịch bản như vậy, Ukraine sẽ cần mức viện trợ đáng kể từ phương Tây, điều này có thể là một bài toán khó khăn đối với Kiev. Cả ông Trump và Phó tổng thống đắc cử, JD Vance, đều công khai hoài nghi sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Điều này cũng sẽ gây thêm căng thẳng cho nguồn nhân lực và nền kinh tế của Ukraine, vốn đang phải đối mặt với những trở ngại “ngày càng gia tăng”, theo thống kê của Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế trong bản cập nhật vào tháng 9.
Trong khi Nga cũng đang phải đối mặt với các vấn đề kinh tế, một số nhà phân tích cho biết Moscow có thể tiếp tục chiến dịch quân sự trong nhiều năm trước khi phải đối mặt với thách thức do chi tiêu quá mức.
“Đối với Ukraine, cuộc chiến tranh kéo dài không khác gì thảm họa”, James Nixey, giám đốc Chương trình Nga và Âu – Á của Chatham House, nhận định hồi tháng 2.
Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh kéo dài có thể sẽ kéo căng các nguồn lực quân sự của Nga. Moscow đang mất xe bọc thép với tốc độ đáng kể và có thể cần một đợt huy động quân mới để tiếp tục thay thế số binh sĩ đã mất.
Nga giành chiến thắng
Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn giành chiến thắng quân sự nhanh chóng khi lực lượng quân sự Moscow mở chiến dịch ở Ukraine.
Gần 3 năm sau, mục tiêu này chưa thực sự đạt được, nhưng Moscow vẫn có thể tuyên bố chiến thắng khi kiểm soát lãnh thổ Ukraine nhiều hơn.
Chuyên gia Cancian cho biết trong trường hợp xấu nhất, tiề.n tuyến Ukraine có thể sụp đổ do thiếu nguồn lực hoặc sự thay đổi trong lập trường ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Trong trường hợp như vậy, Ukraine có thể sẽ buộc phải nhượng lại những vùng lãnh thổ lớn, và “mọi thứ ở phía đông” Dnipro có khả năng nằm dưới sự kiểm soát của Moscow thông qua việc sáp nhập hoặc giám sát hiệu quả, theo ông Cancian.
Lực lượng Moscow đã tiến vào miền Đông Ukraine trong những tháng gần đây, gây căng thẳng cho hệ thống phòng thủ của Ukraine và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhân lực của Kiev.
Mặc dù Nga cũng phải chịu thương vong lớn, nhưng Moscow có thể huy động nhiều quân hơn, đồng thời bổ sung thêm binh lính nước ngoài để hỗ trợ các cuộc tấ.n côn.g.
Nga cũng hạn chế các hoạt động ở những khu vực khác, tập trung vào các hoạt động ở Ukraine, không hỗ trợ nhiều cho ông Bashar Assad dẫn tới chính quyền sụp đổ ở Syria, mặc dù Nga có các căn cứ quân sự quan trọng tại quốc gia này.
Đổi lại, Kiev đang phải đối mặt với sự bất ổn nghiêm trọng khi ông Trump trở lại nắm quyền.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí Time, tổng thống đắc cử Mỹ cho biết ông muốn “đạt được thỏa thuận” thay vì từ bỏ Ukraine, nhưng ông nói thêm rằng ông hoàn toàn không đồng ý với quyết định của Tổng thống Biden vào tháng 11 trong việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g lãnh thổ Nga.
Chiến thắng của Ukraine và Nga rút quân
Ukraine đã nuôi hy vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga sau một số thành công ban đầu đáng chú ý, chẳng hạn việc giành lại Kharkov vào năm 2022, nhà báo Ukraine Svitlana Morenets cho biết.
Mặc dù Nga vẫn duy trì sức mạnh, nhưng cuộc xung đột đã phơi bày một số “vết nứt”, chẳng hạn cuộc nổi loạn có vũ trang của lực lượng quân sự tư nhân Wagner và các cuộc tuần hành phản đối việc huy động quân.
Theo chuyên gia Cancian, có khả năng Nga đã hoãn một đợt huy động quân khác vì không muốn “khuấy động sự phản đối trong nước”, mặc dù vẫn cần nhân lực.
Washington cũng đề cập đến sự tham gia được cho là của Triều Tiên vào cuộc xung đột với Ukraine như một dấu hiệu cho thấy “sự suy yếu” của Điện Kremlin.
Tuy nhiên, với mục tiêu của ông Trump là nhanh chóng kết thúc cuộc chiến, Nga tiếp tục giành được lợi thế ở phía đông Ukraine và Kiev đang phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn lực và tinh thần chiến đấu sa sút. Điều này cho thấy chiến thắng hoàn toàn của Ukraine dường như là một kịch bản xa vời.
Chuyên gia cho rằng nếu Tổng thống Putin còn nắm quyền, khả năng lực lượng Nga rút lui hoàn toàn khỏi Ukraine rất thấp.
Mỹ chi mạnh cho Ukraine, ông Trump gặp ông Zelensky
Mỹ viện trợ quân sự thêm gần 1 tỉ USD cho Ukraine, trong khi chưa rõ thái độ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW-Mỹ) ngày 8.12 cho biết lực lượng Nga vừa khôi phục các đợt tấ.n côn.g trực tiếp nhằm kiểm soát Pokrovsk, thị trấn khai thác than cốc duy nhất của Ukraine, sau khi mở rộng kiểm soát khu vực phía nam và đông nam. Bên cạnh đó, ISW cho rằng giới chỉ huy quân đội Nga dường như nhận thấy đã tập trung đủ nguồn lực để giành quyền kiểm soát thị trấn Kurakhove, nhằm san phẳng tiề.n tuyến phía tây vùng Donetsk trong vài tuần tới.
Từ trái sang: Ông Trump, ông Macron và ông Zelensky tại Điện Elysee hôm 7.12. ẢNH: AFP
Vũ khí cho Ukraine
Ngày 7.12, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 988 triệu USD cho Ukraine, chiếm gần phân nửa trong ngân sách 2,21 tỉ USD thuộc Sáng kiến Hỗ trợ an ninh Ukraine (USAI) của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Đài CBS dẫn thông cáo của Lầu Năm Góc cho biết gói viện trợ gồm máy bay không người lái, đạn dược cho hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS), cũng như thiết bị và phụ tùng thay thế cho hệ thống pháo binh, xe tăng và xe bọc thép. Gói này nâng tổng viện trợ quân sự của Washington dành cho Kyiv lên hơn 62 tỉ USD kể từ khi chiến sự bùng phát tháng 3.2022.
Bản đồ xung đột kém lạc quan cho Ukraine khi Nga tăng tốc tấ.n côn.g
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin công bố gói viện trợ khi phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan tại bang California, đồng thời nhấn mạnh sự cấp thiết của Mỹ và mạng lưới đồng minh toàn cầu trong việc tiếp tục kiên quyết hỗ trợ Ukraine. Ông nói thêm rằng Mỹ luôn thể hiện rõ ràng sự lựa chọn ủng hộ Ukraine và vận động Nhóm Liên lạc phòng vệ Ukraine (mạng lưới khoảng 50 bên) cam kết giúp Kyiv. "Tôi đã triệu tập nhóm liên lạc 24 lần. Các thành viên khác của nhóm đã cam kết hơn 57 tỉ USD viện trợ an ninh trực tiếp cho Ukraine", ông cho biết.
Cuộc gặp ông Trump - ông Zelensky
Vài giờ trước khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ nói trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì cuộc đối thoại 3 bên với Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Trump tại Điện Elysee. Ông Zelensky sau đó cho hay cuộc gặp diễn ra "tốt đẹp và có hiệu quả", 3 bên đồng ý sẽ tiếp tục làm việc với nhau. "Ông Trump vẫn kiên quyết như thường lệ. Tôi cảm ơn ông ấy. Tất cả chúng ta đều muốn cuộc chiến này kết thúc càng sớm càng tốt và theo cách chính đáng", ông Zelensky viết trên mạng xã hội và cho biết 2 bên đã thảo luận về "người dân, tình hình thực địa và hòa bình chính đáng".
Về phần mình, ông Trump cho hay ông Zelensky và Ukraine muốn đạt thỏa thuận và "dừng sự điên rồ". "Nên có lệnh ngừng bắ.n lập tức và cần bắt đầu đàm phán. Quá nhiều mạng người đang bị phí phạm vô ích, nhiều gia đình bị tàn phá và cứ tiếp diễn, điều đó có thể trở thành chuyện lớn và xấu hơn nhiều", ông Trump viết trên mạng Truth Social. Trong khi đó, trang Axios dẫn một nguồn tin cho hay ban đầu, ông Trump không muốn tham gia cuộc gặp, nhưng sau đó lại đồng ý.
Điểm xung đột: Thắng lợi chóng vánh của quân đối lập Syria; Nga lấy bom lượn bù pháo binh
Theo Reuters, giới truyền thông chú ý đến những cái bắt tay "mãnh liệt" giữa Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống đắc cử Trump trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên sau khi ông Trump tái đắc cử. Tại Điện Elysee, ông Trump kéo mạnh tay phải của ông Macron về phía mình, trong lúc cả hai nhà lãnh đạo ôm nhau và siết chặ.t ta.y, lắc mạnh. Khi cùng bước lên bậc thang của dinh tổng thống và quay lại về hướng máy ảnh, ông Trump đặt tay lên trên tay ông Macron và ấn mạnh khi bắt tay lần thứ 2. Theo Reuters, diễn biến trên đán.h dấu sự quay lại của cái gọi là "cuộc so kè" trước đây. Tại hội nghị NATO ở Bỉ vào tháng 5.2017, ông Trump và ông Macron siết chặ.t ta.y nhau đến mức các ngón tay họ trắng bệch.
Báo Mỹ: Ông Trump gọi điện cho ông Putin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về cuộc xung đột Ukraine và phương hướng giải quyết. Ông Trump và ông Putin gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản năm 2019 (Ảnh: Reuters). Washington Post ngày 10/11 dẫn một số nguồn thạo tin...