Xung đột Nga-Ukraine làm trầm trọng thêm nạn đói tại Kenya
Ngày 16/6, Cơ quan Lương thực và Nông nghiệp Kenya (AFA) cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung cấp lúa mì, ngô, phân bón và hạt có dầu cho Kenya, khiến giá lương thực tăng mạnh và làm trầm trọng thêm tình trạng đói kém ở nước này.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn báo cáo của AFA nêu rõ, năm 2021, Kenya nhập khẩu từ Ukraine các loạt hạt có dầu trị giá 1 tỷ shilling (8,5 triệu USD), ngô 8,5 triệu USD và lúa mỳ 136 triệu USD. Tuy nhiên, nguồn cung các mặt hàng này đã bị gián đoạn bởi cuộc xung đột đang diễn ra.
Ngoài ra, việc Nga đình chỉ xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp, trong đó có lúa mỳ, cũng khiến cuộc khủng hoảng thiếu lúa mỳ ở Kenya càng thêm trầm trọng hơn. Hiện giá mặt hàng này ở Kenya đã tăng hơn gấp đôi do bị giảm mạnh lượng nhập khẩu.
Theo đánh giá của AFA, cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ còn tiếp tục gây ra những tác động khiến sản lượng nông nghiệp ở hai nước này giảm mạnh và làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực ở Kenya, quốc gia phụ thuộc vào cả hai nước trên, đặc biệt là Ukraine, về nguồn cung các loại hạt có dầu. Hiện Kenya đang có khoảng 4,1 triệu người đối mặt với nạn đói do hạn hán kéo dài.
Đằng sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Áo
Áo có khả năng đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine vì nước này là một thành viên của EU nhưng không phải là một quốc gia NATO.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer. Ảnh: AFP
Thủ tướng Áo Karl Nehammer mới đây đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Putin với một nhà lãnh đạo EU kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra.
"Áo tuân theo cách tiếp cận cân bằng hơn thậm chí so với Đức, thể hiện vai trò của một nhà hòa giải toàn cầu và mở ra một cơ hội đàm phán. Đây là lý do tại sao, mặc dù là thành viên EU, họ từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine", nhà khoa học chính trị, Phó Giáo sư Đại học Nhân văn quốc gia Nga Vadim Trukhachev nhận định.
Đồng quan điểm trên, Trưởng khoa Nghiên cứu Chính trị và Xã hội tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga về châu Âu Vladimir Schweitzer nhấn mạnh, Áo có khả năng đóng vai trò hòa giải tích cực vì đây là một quốc gia trung lập.
Theo ông Schweitzer, giới lãnh đạo Áo đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ không thuộc bất kỳ bên nào và phản đối các nỗ lực giải quyết các vấn đề bằng biện pháp quân sự.
"Rõ ràng, Áo thực hiện một số chính sách nhất định do EU đề ra. Đối với EU, vai trò của Áo lúc này là rất quan trọng vì nếu nhà lãnh đạo của một quốc gia EU không phải là thành viên NATO đến thăm Nga, điều đó không làm phức tạp thêm tình hình", chuyên gia Schweitzer chia sẻ.
Ngoài ra, Áo cũng phản đối lệnh cấm vận dầu khí đối với Moskva. "Vienna phụ thuộc rất nhiều vào Nga về mặt năng lượng. Áo từng là nước ủng hộ lớn cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Và giờ đây, họ tiếp tục nhấn mạnh rằng mặc dù ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU, nhưng lợi ích quốc gia của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Những lợi ích đó đặc biệt bao gồm nguồn cung khí đốt từ Nga", ông Schweitzer kết luận.
Lạm phát tại Mỹ cao nhất trong hơn 40 năm Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, lạm phát Mỹ cán mốc 8,6% trong tháng 5 vừa qua, cao nhất kể từ năm 1981 đến nay, trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt. Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ, ngày 11/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN Bộ Lao...