Xung đột Nga – Ukraine: Hai bên đối mặt với một thách thức ‘giống nhau’
Quân đội Nga đang gặp khó khăn về nhân lực đến mức hiện phải đưa ra các khoản phụ cấp và lương cao hơn cả ngành dầu khí để thu hút lực lượng, trong khi Ukraine cũng gặp thách thức về nhân lực ở tiền tuyến.
Cả Nga và Ukraine đều thiếu nhân lực cho tiền tuyến. Ảnh: TASS
Cuộc khủng hoảng nhân lực đã trở nên căng thẳng đến mức quân đội Nga hiện đang đưa ra các khoản lương và phụ cấp lớn nhằm thu hút người gia nhập lực lượng vũ trang, đến mức ngay cả ngành công nghiệp dầu khí sinh lợi của nước này cũng không thể theo kịp, theo Bloomberg.
Ngành dầu khí của Nga đã trả mức lương cao hơn ít nhất 2/3 so với mức lương trung bình trên cả nước Nga kể từ năm 2017, theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu chính thức.
Theo các phương tiện truyền thông, vào tháng 1 và tháng 2 năm nay, công nhân trong lĩnh vực dầu khí của Nga đã nhận được khoảng 125.200 rúp, tương đương 1.370 USD, tiền lương danh nghĩa hàng tháng.
Tuy nhiên, theo cổng thông tin của Chính phủ Nga, quân đội nước này hiện đang đưa ra các ưu đãi cho nam giới tham gia nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả khoản phụ cấp đăng ký gia nhập trên toàn quốc là 195.000 rúp (khoảng 2.114 USD). Mức lương của một người lính nghĩa vụ khởi điểm từ 210.000 rúp (khoảng 2.276 USD) mỗi tháng.
Điều đó có nghĩa là những người nhập ngũ sẽ nhận được khoảng tiền hỗ trợ khi gia nhập quân đội và tiền lương hàng tháng lớn hơn một tháng lương của ngành dầu khí.
Sự cạnh tranh mà quân đội Nga đặt ra đối với lĩnh vực dầu khí của nước này rất quan trọng vì Nga là nước sản xuất năng lượng lớn và doanh thu lớn từ ngành này đã giúp Moskva đảm bảo ngân sách quốc gia trong bối cảnh xung đột đang diễn ra với Ukraine. Điều này cũng minh họa cuộc chiến ở Ukraine – hiện đã bước sang năm thứ ba – đang hút các nguồn lực từ phần còn lại của nền kinh tế Nga như thế nào.
Video đang HOT
Công ty tư vấn Kasatkin có trụ sở tại Moskva, trước đây là trung tâm nghiên cứu của Deloitte, ước tính ngành dầu khí của Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu 40.000 công nhân trong năm nay, theo Bloomberg.
Alexei Zakharov, Chủ tịch của Superjob.ru, một nhà tuyển dụng trực tuyến, nói: “Tình trạng thiếu nhân viên đã ảnh hưởng đến cả những ngành công nghiệp có nguồn thu cao. Ngành dầu khí có đủ khả năng để thu hút nhân viên với mức lương cao hơn, nhưng nhà nước cạnh tranh bằng cách đưa ra các hợp đồng quân sự”.
Cuộc khủng hoảng nhân lực của Nga không chỉ do việc huy động trong thời chiến. Đã xảy ra tình trạng chảy máu chất xám lớn sau khi xung đột nổ ra – điều này hiện đã phần nào được khắc phục – và một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang hình thành trước năm 2022. Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở Nga nghiêm trọng đến mức Tổng thống Vladimir Putin phải khuyến khích phụ nữ sinh thêm con để đảm bảo sự sống còn của dân tộc.
Trong khi đó, các chuyên gia quân sự nhận định vấn đề nhân lực của Ukraine có thể sẽ “trở nên tồi tệ hơn” trong thời gian tới ở mặt trận. Cụ thể, bất chấp các khoản viện trợ mới của Mỹ, Ukraine vẫn phải vật lộn để duy trì đủ nhân lực ở tiền tuyến.
Nhà phân tích chiến tranh Michael Kofman, thành viên cao cấp tại Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cảnh báo số lượng binh sĩ đang suy giảm của Ukraine là một vấn đề có thể ngày càng trở nên tồi tệ hơn, lưu ý Ukraine đang gặp khó khăn trong việc duy trì đủ quy mô lực lượng trong cuộc chiến với Nga, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn trong tương lai.
Mặc dù Ukraine sẽ nhận đủ 60 tỷ USD viện trợ từ Mỹ trong những tháng tới, nước này vẫn liên tục gặp khó khăn trong việc tăng và duy trì nhân lực ở tuyến đầu – một khả năng quan trọng mà gói viện trợ không thể khắc phục được. Chuyên gia Kofman nói: “Đạn dược có thể đến trong vài tuần, nhưng nhân lực thì không. Ukraine từ lâu đã phải vật lộn với vấn đề nhân lực nhưng tình hình ngày càng trở nên tồi tệ”.
Đầu năm nay, một quân nhân Ukraine nói với tờ The Washington Post rằng các đại đội trong Tiểu đoàn của ông này có biên chế chỉ ở mức 35% so với mức bình thường.
Hôm 8/5, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn các dự luật gia hạn thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày. Cùng ngày, Quốc hội Ukraine cũng đã bỏ phiếu thông qua dự luật cho phép một số tù nhân tham gia chiến đấu trong các lực lượng vũ trang. Các nội dung này được cho là nhằm khắc phục một phần khó khăn về nhân lực của Ukraine.
Các chủ nợ phương Tây thúc ép Ukraine trả lãi
Một nhóm chủ nước ngoài hối thúc Ukraine tiếp tục trả lãi cho các khoản nợ vào năm 2025 sau thời gian gián đoạn.
Hai nước NATO không chuyển cho Ukraine hệ thống phòng không do Nga sản xuất Tình báo Mỹ dự báo về tình hình chiến sự ở Ukraine Ukraine đang 'đặt cược' vào thiết bị bay không người lái tầm xa?
Xung đột với Nga đang khiến Ukraine gánh khoản nợ lớn. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal, những bên cho vay của Ukraine trước đây cho biết Kiev có thể trì hoãn trả nợ cho họ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở nước này hơn hai năm trước. Nhưng giờ đây, sự kiên nhẫn của các chủ nợ đang bắt đầu cạn kiệt.
Nhóm chủ nước ngoài trong đó có các công ty đầu tư Mỹ BlackRock BLK và PIMCO có kế hoạch thúc ép Ukraine bắt đầu trả lãi cho khoản nợ của mình ngay trong năm tới.
Các tập đoàn này nắm giữ khoảng 1/5 trong số 20 tỷ USD trái phiếu châu Âu đang lưu hành của Ukraine, gần đây đã thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề thanh toán của Ukraine. Các luật sư của công ty luật Weil Gotshal & Manges (Mỹ) và các chủ ngân hàng của ngân hàng đầu tư PJT Partners sẽ thay mặt nhóm đàm phán.
Nhóm này muốn Kiev, nơi mới nhận được khoảng 60 tỷ USD viện trợ của Mỹ, đạt được một thỏa thuận trong đó họ sẽ tiếp tục thanh toán để đổi lấy việc xóa một phần lớn khoản nợ tồn đọng của Ukraine. Một số chủ nợ trong nhóm đã thảo luận kế hoạch với các quan chức cấp cao Ukraine.
Các chủ sở hữu trái phiếu hy vọng sẽ nhận được khoản thanh toán lãi hàng năm lên tới 500 triệu USD sau khi đồng ý giảm nợ. Họ nói rằng có thể sẵn sàng cung cấp hỗ trợ bổ sung (cho Ukraine sau này.
Người phát ngôn của nhóm cho biết họ "mong muốn được tham gia một cách xây dựng để hỗ trợ giải quyết khoản nợ có chủ quyền của Ukraine". Khi các chủ nợ tư nhân của Ukraine đồng ý hoãn nợ hai năm vào năm 2022, nhiều trong số họ nghĩ rằng xung đột sẽ kết thúc vào lúc này.
Ukraine đang chuẩn bị đàm phán với các chủ nợ trong tháng này và các cố vấn của Tổng thống Ukraine đang nỗ lực thuyết phục Mỹ và các chính phủ khác cùng tham gia.
Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh lo ngại rằng tiền của người nộp thuế phương Tây sẽ rơi vào tay các chủ sở hữu trái phiếu nếu Ukraine nối lại bất kỳ loại dịch vụ nợ nào. Các nước đã đồng ý cho Ukraine tạm hoãn nợ đối với khoản vay trị giá khoảng 4 tỷ USD của chính họ cho đến năm 2027, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng các chủ sở hữu trái phiếu có thể được hoàn trả trước họ.
Nếu không có thỏa thuận, Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 8, làm mất danh tiếng của nước này với các nhà đầu tư và làm phức tạp khả năng vay thêm của Kiev.
Mặc dù cuộc xung đột ở Ukraine đang kéo dài, những người cho vay vẫn lạc quan rằng tình hình tài chính của Ukraine đang ổn định. Nước này đã nhận được viện trợ cực kỳ cần thiết từ Mỹ và châu Âu, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục trong tháng 4, trong khi ngân hàng trung ương Ukraine đang xem xét hủy bỏ các biện pháp kiểm soát vốn trong năm nay.
Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ nợ đã đề xuất sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả cho Ukraine một phần nợ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số quốc gia G7 cho đến nay vẫn chưa đồng tình với ý tưởng đó nhưng đã chỉ ra rằng họ có thể hỗ trợ các khoản thanh toán lãi suất nhỏ hơn từ nay đến năm 2027 - với mức lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường.
Ukraine 'bật đèn xanh' cho tù nhân tham gia lực lượng vũ trang Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật cho phép một số nhóm tù nhân chiến đấu trong lực lượng vũ trang nước này, trong bối cảnh quân đội phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Diễn biến ngày 8/5 này đánh dấu...