Xung đột Nga – Ukraine có thể làm tăng nhu cầu mở rộng Hội đồng Bảo an
Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã khơi dậy những lời kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, 5 nước thường trực hiện tại (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) đều có những toan tính riêng về vấn đề này.
Các thành viên của HĐBA tại một cuộc họp ở trụ sở LHQ. Ảnh: Reuters
Ông Peter Fabricius, Chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu An ninh châu Phi (ISS) cho rằng, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã làm sống lại cuộc tranh luận lâu năm về sự cần thiết phải cải tổ Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ), đặc biệt là thêm một đại diện thường trực cho châu Phi.
Nga là một trong năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết của HĐBA. Các cuộc bỏ phiếu tại HĐBA liên quan đến xung đột ở Ukraine vừa qua đã thúc đẩy những lời kêu gọi mới về một HĐBA dân chủ và hiệu quả hơn tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng LHQ vào tháng 9. Những hạn chế của HĐBA khi không thể chấm dứt xung đột cũng tạo động lực cho những lời kêu gọi trên.
Tổng thống mới của Kenya là ông William Ruto cho biết nước này vẫn “cam kết kiên quyết cải cách HĐBA để tổ chức này trở thành một thể chế toàn cầu dân chủ, hiệu quả hơn”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã ủng hộ đề xuất cải cách, nhấn mạnh sự cần thiết phải có một ghế thường trực của châu Phi trong HĐBA. Ông Biden cho rằng để bảo vệ các quyền chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn trước những quốc gia lớn hơn, để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và kiểm soát vũ khí, đã đến lúc HĐBA phải trở nên bao trùm hơn.
Video đang HOT
Về phần mình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã nói với ông Biden tại Nhà Trắng: “Việc 1,3 tỷ người châu Phi vắng đại diện trong HĐBA vẫn là một điểm yếu trong trật tự dân chủ toàn cầu”.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố hòa bình chỉ có thể đạt được nếu Hội đồng Bảo an chào đón các thành viên thường trực mới và 5 thành viên thường trực hiện nay (P5-Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp) cũng sẽ cần phải đồng ý không sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp xảy ra hành động tàn bạo hàng loạt”.
Tháng 11 năm ngoái, Đại sứ Anh tại LHQ James Roscoe cũng tuyên bố: “Chúng tôi ủng hộ bổ sung các ghế thường trực mới cho Ấn Độ, Đức, Nhật Bản và Brazil, cũng như đại diện thường trực của châu Phi trong HĐBA”. Giống như Pháp, ông Roscoe cho biết Anh đồng ý không sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn phản ứng của LHQ đối với hành động tàn bạo hàng loạt.
Theo chuyên gia Fabricius, trong số P5, chỉ có Nga và Trung Quốc vẫn do dự mở rộng thành viên thường trực. Điều thú vị là họ thuộc nhóm BRICS mà ba thành viên khác – Nam Phi, Ấn Độ và Brazil – đều muốn có ghế thường trực HĐBA. Mục đích của BRICS là vận động cho việc quản trị toàn cầu mang tính đại diện hơn. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc chưa bao giờ ủng hộ rõ ràng nguyện vọng trở thành thành viên HĐBA của Nam Phi, Ấn Độ và Brazil.
Sau các hội nghị thượng đỉnh và nhiều cuộc họp của BRICS, Nga và Trung Quốc đều đưa ra tuyên bố nhắc lại tầm quan trọng, vị thế của Brazil, Ấn Độ và Nam Phi trong các vấn đề quốc tế và ủng hộ nguyện vọng đóng vai trò lớn hơn của họ’ tại LHQ, nhưng không đề cập đến việc họ trở thành thành viên thường trực của HĐBA.
Lý do Trung Quốc do dự có lẽ là vì khi cánh cửa HĐBA mở ra, Nhật Bản có thể sẽ là một trong những nước đầu tiên bước vào. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nga đều lo ngại rằng việc mở rộng thành viên thường trực của HĐBA sẽ làm tăng đa số chống lại họ – mặc dù có thể thêm Brazil, Ấn Độ và một số nước châu Phi.
Ông Fabricius lưu ý, nhiều người cũng cho rằng có “tiêu chuẩn kép” trong các đề xuất cải cách HĐBA của Mỹ, Anh và Pháp (P3). Vì cả ba nước này đều muốn duy trì quyền phủ quyết, do đó ở sau hậu trường họ sẽ khó ủng hộ mở rộng HĐBA với các thành viên thường trực mới. Xét cho cùng, từ các quyền phủ quyết của họ, P5 đã khẳng định được quyền lực trong HĐBA và Đại hội đồng LHQ.
Lệnh cấm của EU đối với than của Nga có hiệu lực
Lệnh cấm hoàn toàn của Liên minh châu Âu (EU) đối với than nhập khẩu từ Nga bắt đầu có hiệu lực từ đêm 10/8, vào thời điểm khối đang vật lộn với chi phí năng lượng tăng vọt sau khi xung đột tại Ukraine diễn ra.
Hồi tháng 4, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia EU đã đồng ý lệnh cấm vận than của Nga trong động thái đầu tiên của họ nhắm vào mục tiêu xuất khẩu năng lượng quan trọng của nước này.
Biện pháp này phải chịu thời gian gia hạn 120 ngày trước khi thực hiện đầy đủ, để cho phép các hợp đồng đã có từ trước được thực hiện.
Cho đến năm ngoái, EU đã nhập khẩu khoảng 45% lượng than, ước tính trị giá khoảng 4 tỷ euro (4,1 tỷ USD) từ Nga.
Nhìn chung, EU đã cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này từ 1,2 tỷ tấn xuống còn 427 triệu tấn từ năm 1990 đến năm 2020 khi thúc đẩy đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Nhưng việc đóng cửa nhiều mỏ trên khắp lục địa đã khiến châu Âu gia tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Một số quốc gia bao gồm Đức và Ba Lan sử dụng than để sản xuất điện nên đặc biệt phụ thuộc vào Moskva.
Đối mặt với việc nguồn cung khí đốt của Nga bị cắt giảm trong những tháng gần đây, các thành viên EU như Đức, Áo, Hà Lan và Italya đã tăng cường sử dụng các nhà máy nhiệt điện than.
Mặt khác, một kế hoạch của EU để cắt giảm 15% lượng sử dụng khí đốt tự nhiên do giá tăng cao đã có hiệu lực từ ngày 9/8.
Theo nhà phân tích năng lượng Rystad, trong 5 tháng đầu năm 2022, lượng điện mà Đức sản xuất từ than đá đã tăng 20%.
Lệnh cấm vận đối với Nga đã thúc đẩy EU đẩy mạnh nhập khẩu từ các nguồn khác, bao gồm Mỹ, Australia, Nam Phi và Indonesia.
Nhưng việc chấm dứt nhập khẩu than của Nga đã tỏ ra phức tạp đối với Ba Lan, một quốc gia khai thác truyền thống, nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn từ Moskva mỗi năm.
Chính phủ Ba Lan đã áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu than của Nga vào giữa tháng 4, gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng và giá tăng vọt. Giá một tấn than ở Ba Lan đã tăng gấp bốn lần so với một năm trước, dẫn đến các cuộc phản đối từ ba triệu người Ba Lan vẫn sử dụng than để sưởi ấm.
Các nhà chức trách theo chủ nghĩa dân túy đã phản ứng bằng cách giới hạn giá và phân chia khẩu phần mua hàng trong bối cảnh lo ngại về việc nhiều người sẽ không được sưởi ấm trong mùa Đông sắp tới.
Nhưng những hứa hẹn tăng xuất khẩu từ các nguồn khác đã bị cản trở do cơ sở hạ tầng đường sắt và cảng của Ba Lan thiếu năng lực để xử lý khối lượng hàng hóa lớn hơn.
Các doanh nghiệp châu Âu tắt đèn, giảm giờ hoạt động để tiết kiệm năng lượng Khi hóa đơn điện tăng lên, một số nhà bán lẻ châu Âu đã tắt đèn và giảm thời gian hoạt động để tiết kiệm khí đốt trong mùa đông này. Logo của chuỗi siêu thị Spar ở Vienna, Áo. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters (Anh), các "gã khổng lồ" năng lượng và giới chức chính phủ của các quốc gia châu...