Xung đột Mỹ – Trung trên bờ vực trở thành “chiến tranh tài chính”
Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nhận định cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Mỹ có nguy cơ trở thành một cuộc chiến tài chính.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei (Ảnh: Straitimes)
Phát biểu tại một diễn đàn công nghiệp ở Bắc Kinh hôm 9/11, ông Lou Jiwei, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), nhận định bất chấp những thỏa hiệp mà Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng đạt được về thương mại, tranh chấp vẫn có thể xảy ra ở những lĩnh vực khác.
“Bước tiếp theo trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến tài chính. Cuộc chiến này được đặc trưng bởi việc sử dụng quyền tài phán kéo dài, bằng nhiều nguyên cớ khác nhau để chặn đứng các doanh nghiệp cụ thể, chẳng hạn cấm vận ZTE và Huawei”, ông Lou Jiwei, cựu bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, đề cập tới hai tập đoàn viễn thông hàng đầu của Bắc Kinh.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver hồi tháng 12 năm ngoái theo đề nghị của Mỹ. Bà Mạnh bị cáo buộc có liên quan tới hành vi vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu nhằm vào Iran.
Video đang HOT
Phát biểu của ông Lou được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/11 tuyên bố, ông vẫn chưa quyết định gỡ bỏ thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng hai nước đồng ý gỡ bỏ thuế quan bổ sung ngay sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình ký thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1″.
“Mỹ bị tấn công bởi chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy, vì thế họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình nhằm sử dụng các biện pháp bắt nạt… Sự cấm vận và chống lại cấm vận là điều tất yếu xảy ra và sẽ là vấn đề dài hạn”, ông Lou nói.
Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, Mỹ đã tiến gần tới giai đoạn đưa ra những cáo buộc về hành vi phá hoại mà không cần bằng chứng xác thực.
Tuy nhiên, ông Lou cho rằng nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc sẽ không hiệu quả, vì Bắc Kinh đang vận hành một nền kinh tế thị trường được tích hợp với chuỗi giá trị toàn cầu mà không “phụ thuộc” vào Mỹ.
“Trung Quốc không phải là Liên Xô hay Nhật Bản”, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc cho biết.
Cũng theo ông Lou, chiến thuật của Mỹ không thể làm đảo lộn thị trường tài chính Trung Quốc hoặc tạo ra sự biến động về tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ, vì Trung Quốc chưa hoàn toàn mở cửa nguồn tài chính và vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với dòng vốn xuyên biên giới.
Theo Dân trí
Ông chủ Huawei dùng iPad: Có gì phải bất ngờ?
Ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm ông chủ Huawei, luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Apple. Dù vậy, bức ảnh ông dùng iPad vẫn 'gây sốt' trên mạng.
Ảnh: Weibo
Mới đây, một bức ảnh chụp ông Nhậm Chính Phi thu hút nhiều sự chú ý trên mạng xã hội Weibo. Trong ảnh, ông đang đứng ở khu vực an ninh sân bay và một nhân viên cầm chiếc iPad để kiểm tra.
Huawei không bình luận gì về tấm ảnh vì thế chúng ta không dám chắc iPad có phải của ông hay không. Nếu thật, đây cũng không phải điều bất ngờ. Ông Nhậm từng thừa nhận tình yêu đối với Apple. Con gái của ông, Mạnh Vãn Chu, khi bị bắt tại Canada cũng đang mang theo iPhone 7, iPad Pro và MacBook Air.
Trả lời truyền thông Trung Quốc hồi tháng 5/2019, ông Nhậm cho hay các con của ông thích sản phẩm Apple hơn của Huawei, nhưng điều đó không đồng nghĩa chúng không yêu Huawei. Sản phẩm Huawei suy cho cùng cũng chỉ là hàng hóa mà thôi. Mọi người sẽ dùng nếu thích.
Ông giải thích iPhone có hệ sinh thái lớn và khi gia đình ông ở nước ngoài, ông vẫn mua cho họ iPhone. Nói về việc người dân Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Apple sau khi Mỹ cho Huawei vào danh sách cấm vận, ông Nhậm nói sẽ là người phản đối đầu tiên.
Ông còn cho rằng Apple là người thầy của mình. "Là một học sinh, tại sao tôi lại chống lại giáo viên của mình", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
Thực tế, không hiếm trường hợp lãnh đạo một công ty công nghệ này lại dùng sản phẩm của công ty khác. Không lâu sau khi quay trở lại Apple, cố CEO Steve Jobs được phát hiện đang dùng máy tính IBM ThinkPad để soạn thuyết trình. Huawei từng giáng chức và trừ lương hai nhân viên vì soạn tin nhắn chúc mừng năm mới trên Twitter công ty bằng iPhone.
Do đó, dân mạng Trung Quốc không quá ngạc nhiên nếu ông Nhậm lựa chọn iPad. Điều khiến họ quan tâm hơn là ảnh lại chụp trong khu vực cấm chụp ảnh.
Theo ICTNews
Đây mới là thứ Amazon, Facebook, Google và chính quyền Mỹ thực sự thèm khát ở Trung Quốc Tất nhiên ở mặt ngoài, các công ty này có thể tiếp tục tuyên bố rằng họ đang quảng bá tự do ngôn luận và hỗ trợ nhân quyền. Nhưng phía sau, chính quyền Mỹ và các gã khổng lồ công nghệ có thể sử dụng những thông tin nói trên để thay đổi cái nhìn của người dùng Internet ở Trung Quốc,...