Xung đột Israel Hamas đã tàn phá các di sản văn hoá vật thể ở Gaza như thế nào?
Cuộc xung đột Israel – Hamas đã hủy hoại hàng loạt di sản văn hóa hàng nghìn năm ở Gaza.
Tàn tích của Nhà thờ Hồi giáo Omari, nhà thờ Hồi giáo lớn nhất và lâu đời nhất ở phía bắc Gaza, ngày 12/2/2024. Ảnh: Omar El Qattaa
Kể từ khi Israel bắt đầu tấn công Dải Gaza, vô số di sản văn hóa của người Palestine đã bị hư hại hoặc phá hủy. Giờ đây các địa điểm khảo cổ, công trình tôn giáo hàng nghìn năm tuổi và bảo tàng với các bộ sưu tập cổ đã bị hủy hoại, theo tờ Tin tức Jordan (jordannews.jo) mới đây.
Di sản văn hóa là một phần thiết yếu tạo nên bản sắc của một quốc gia và mang ý nghĩa biểu tượng to lớn, được công nhận và bảo vệ bởi vô số công ước, hiệp ước và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, cuộc xung đột Israel – Hamas cho thấy sự tàn phá không thương tiếc những di sản văn hóa phong phú của Gaza.
Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực hết sức để lập danh mục các địa điểm này và xác định tình trạng hiện tại của chúng, nhưng không thể theo kịp tốc độ của sự tàn phá. Và trong khi sự mất mát về nhân mạng là thảm kịch lớn nhất trong bất kỳ cuộc chiến nào, việc phá hủy di sản văn hóa của Gaza cũng có thể được coi là nhằm xóa đi mối liên kết giữa người Palestine với dải đất này. Thật vậy, nhiều người được phỏng vấn cho bài viết này cho rằng đây chính xác là lý do tại sao các địa điểm này đang trở thành mục tiêu tấn công.
Báu vật quốc gia
Hamdan Taha là học giả, nhà khảo cổ học nổi tiếng và là cựu Tổng Giám đốc Cục Cổ vật Palestine ở Gaza. Trong một cuộc phỏng vấn sau khi rời khỏi Dải Gaza, ông đã nhấn mạnh vai trò lịch sử và nền văn minh của Palestine nói chung và Gaza nói riêng, mặc dù quy mô địa lý nhỏ bé của họ.
Ông giải thích: “Gaza đã chứng kiến sự pha trộn văn hóa, nơi các nền văn minh đan xen, tạo nên một di sản văn hóa phong phú và đa dạng”. Nhà khảo cổ học Taha đặc biệt chỉ ra cảng Gaza, nơi trong nhiều thế kỷ đã là trung tâm thương mại lớn trên Địa Trung Hải và tạo nên sự đa văn hóa này. Theo ông Taha, di sản văn hóa đó phản ánh bản sắc dân tộc của Palestine và “đó là chứng nhân cho những thời đại lịch sử và văn minh mà người Palestine đã trải qua, nên là báu vật quốc gia”.
Cảng Gaza vào ngày 9/1/2020. Ảnh: 972 Magazine
Ông Taha lưu ý tầm quan trọng của những địa điểm này và tiềm năng mang lại du lịch và phát triển kinh tế của Gaza, nhưng Israel đang muốn “xóa bỏ mối liên hệ giữa người dân Gaza với vùng đất và lịch sử của họ”.
Trong cuộc chiến ở Gaza năm 2014, ông Taha và các nhà khảo cổ học khác đã thành lập một ủy ban để đánh giá thiệt hại do các cuộc giao tranh gây ra. Họ tìm cách khôi phục và lập danh mục tất cả các cổ vật của Gaza, một phần là để chuẩn bị ứng phó với các cuộc xung đột trong tương lai. Tuy nhiên, quy mô của cuộc chiến hiện tại đã lấn át nỗ lực của họ.
Video đang HOT
Do các vụ bắn phá liên tục vào Dải Gaza kể từ ngày 7/10 năm ngoái, ông Taha và các chuyên gia khác cực kỳ khó đánh giá mức độ thiệt hại – bất chấp những nỗ lực hết mình của các học giả Palestine và nước ngoài đang theo dõi tình hình từ xa.
Qasr al-Basha (Cung điện Pasha), tòa nhà lịch sử thế kỷ 13 nằm ở khu phố cổ của Thành phố Gaza. Ảnh: Omar El Qattaa
“Hầu hết thông tin chúng tôi thu được đều đến từ các nhà báo và những cá nhân ghi lại những cảnh này một cách tình cờ hoặc đi ngang qua địa điểm đó”, ông Taha cho biết.
Tàn tích của Qasr al-Basha ngày 12/2/2024. Ảnh: Omar El Qattaa.
Trong số các di sản khác được xác nhận đã bị thiệt hại nghiêm trọng là Nhà thờ Hồi giáo Omari – lớn nhất và lâu đời nhất ở phía Bắc Gaza, có lịch sử, theo một số tài liệu, có niên đại 2.500 năm. Toàn bộ di sản đã bị phá hủy, chỉ còn lại ngọn tháp của nó. Nhà thờ Hồi giáo thể hiện lịch sử phong phú và đa dạng của Gaza: ban đầu là một ngôi đền ngoại giáo cổ xưa, sau đó được chuyển đổi thành nhà thờ Byzantine và cuối cùng được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo trong các cuộc chinh phục của người Hồi giáo.
Nhà thờ Hồi giáo Omari lớn nhất và lâu đời nhất ở phía bắc Gaza. Ảnh: Omar El Qattaa
Những gì còn sót lại của Nhà thờ Hồi giáo Omari ngày 12/2/2024. Ảnh: Omar El Qattaa
Ông Taha nhấn mạnh rằng thiệt hại không chỉ giới hạn ở phía Bắc Gaza. Bảo tàng Rafah ở phía Nam Gaza – bảo tàng duy nhất trong khu vực – đã bị phá hủy hoàn toàn. Bảo tàng Al-Qarara gần Khan Younis, nơi có bộ sưu tập khoảng 3.000 hiện vật có niên đại từ người Canaan, nền văn minh Thời đại đồ đồng sống ở Gaza và phần lớn vùng Levant vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, đã bị hư hại nặng nề.
Nhà thờ Al-Khader ở trung tâm thành phố Deir Al-Balah, nơi có ý nghĩa đặc biệt là tu viện Thiên chúa giáo đầu tiên và lâu đời nhất được xây dựng ở Palestine, cũng bị hư hại khi một khu vực gần đó bị đánh bom.
Một buổi lễ trong Nhà thờ Porphyrius, được người dân địa phương gọi là “Nhà thờ Chính thống Hy Lạp”, ở thành phố Gaza. Ảnh: Omar El Qattaa
Thiệt hại ở khu vực lân cận Nhà thờ Porphyrius ngày 12/2/2024. Ảnh: Omar El Qattaa
Haneen Al-Amassi, nhà nghiên cứu khảo cổ học và Giám đốc điều hành của Tổ chức “Eyes on Heritage” thành lập năm ngoái, cho rằng việc phá hủy các địa danh và địa điểm khảo cổ này là một mất mát đáng kể đối với người dân Palestine – một điều rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để bù đắp. Bà nói: “Không thể khôi phục lại những di tích này khi đối mặt với bom đạn liên tục. Tất cả lịch sử và sự linh thiêng của chúng đang trên bờ vực sụp đổ”.
Jordan trong thế cân bằng tinh tế giữa cuộc chiến Israel - Hamas ở Gaza
Jordan đang nỗ lưc cân bằng giữa việc duy trì các liên minh bên ngoài và xoa dịu người dân liên quan đến cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza.
Cảnh sát chặn một con đường trong nỗ lực ngăn người biểu tình tiếp cận khu vực biên giới với Bờ Tây do Israel chiếm đóng ở Amman, Jordan. Ảnh: Thenationalnews.com
Doanh nhân người Jordan Marwan Al Amjad đã phải hủy bữa trưa vào tuần trước với các khách hàng tiềm năng tại một trang trại nghỉ dưỡng mà ông sở hữu gần biên giới với Israel.
Lực lượng an ninh đã dựng lên các chốt chặn trong khu vực để ngăn chặn người dân biểu tình sau buổi cầu nguyện cuối tuần chống lại cuộc tấn công của Israel vào Gaza. Những chiếc ô tô đi từ Amman đến đó đã buộc phải quay trở lại.
"Họ sẽ cho tôi qua vì họ biết tôi. Nhưng tôi không chắc chắn về các vị khách của mình", ông Al Amjad nói. Tài sản của ông Al Amjad nằm ở Thung lũng Jordan, một phần của biên giới dài gần 500 km giữa Jordan và Israel.
Với đường biên giới dài, tác động của cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza đối với Jordan được theo dõi chặt chẽ ở Israel và ở Mỹ, nơi cuộc chiến đã thúc đẩy mối quan tâm đến việc khôi phục các cuộc đàm phán về giải pháp hai nhà nước cho cuộc đấu tranh giữa người Palestine và Israel kéo dài hàng thập kỷ.
Các tuyên bố chính thức ở Jordan đã thể hiện sự tức giận của người dân đối với cuộc xung đột, vốn được thúc đẩy bởi cuộc tấn công vào ngày 7/10 năm ngoái của Hamas vào miền Nam Israel.
Các nhà chức trách ở Jordan cũng đã cho phép quyên góp viện trợ chuyển tới Gaza do Hamas cai trị từ năm 2007. Một số cuộc biểu tình đã được cho phép, nhưng không được gần các căn cứ của Mỹ hoặc gần biên giới.
Đây là sự tiếp nối của hành động cân bằng của Jordan giữa việc duy trì các liên minh bên ngoài và xoa dịu người dân liên quan đến cuộc xung đột Israel-Hamas.
Cách tiếp cận thực dụng
Một tỷ lệ lớn dân số của Jordan là người gốc Palestine, thế hệ sau của những người tị nạn từ các làn sóng di dời vào năm 1948 và 1967. Tuy nhiên, sự tức giận trước thương vong ở Gaza lại được chia sẻ rộng rãi với phần còn lại của dân chúng.
Một cuộc biểu tình đáng chú ý diễn ra vào cuối tuần trước được kêu gọi bởi Tổ chức Anh em Hồi giáo, tổ chức chính trị-tôn giáo toàn Arab đã sinh ra Hamas vào những năm 1980. Không giống như hầu hết các quốc gia Arab khác, Tổ chức Anh em Hồi giáo được hoạt động ở Jordan.
Truyền thông chính thức đã miêu tả Hamas là một phong trào kháng chiến hợp pháp, mặc dù chính quyền coi tổ chức này là mối đe dọa an ninh vào năm 1999 và trục xuất họ sang Syria, nhưng vẫn duy trì các kênh liên lạc với các nhân vật cấp cao trong nhóm.
Về quan hệ với Israel, hai nước đã ký hiệp ước hòa bình vào năm 1994. Israel cung cấp khí đốt và một lượng lớn nước cho Jordan. Vương quốc này cũng phụ thuộc vào Mỹ về viện trợ và an ninh. Để tìm kiếm tiếng nói trong bất kỳ trật tự mới nào ở Trung Đông thời hậu chiến, Quốc vương Jordan Abdullah đã đến thăm Mỹ gần đây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Quốc vương Jordan Abdullah II bắt tay trong cuộc họp báo sau cuộc gặp tại Nhà Trắng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: EPA
Ông Abdullah đã gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng, bất chấp việc Washington tập trung vào những bên có mối quan hệ tốt hơn với Hamas, chủ yếu là Qatar và Ai Cập, nhằm theo đuổi lệnh ngừng bắn và thả các con tin bị nhóm này bắt giữ hôm 7/10.
Nhà phân tích an ninh khu vực Saud Sharafat, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Khủng bố Shorufat ở Amman, cho biết mặc dù Jordan không thể đóng góp vào các mục tiêu trước mắt của Washington nhưng vị thế chiến lược của Vương quốc này có thể đã được nâng cao nhờ các sự kiện diễn ra trong những tuần gần đây.
Vào ngày 28/1, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mà Washington đổ lỗi cho lực lượng dân quân Iraq thân Iran đã giết chết ba binh sĩ Mỹ ở Jordan, giáp biên giới Iraq và Syria. Ông Sharafat cho rằng sau cuộc tấn công vào Jordan, Mỹ có thể đáp ứng dễ dàng hơn các yêu cầu của Vương quốc này về tăng cường khả năng phòng thủ.
Theo ông Sharafat, ngoài quốc phòng, Jordan tìm cách hưởng lợi từ bất kỳ thỏa thuận kinh tế nào mà Washington và các đồng minh có thể đưa ra như một phần của giải pháp lâu dài sau xung đột ở Gaza.
Cùng với đó, Jordan có thể bị ảnh hưởng nếu Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho Người tị nạn Palestine ở Cận Đông (Unwra), không chịu nổi áp lực của Israel và đóng cửa các cơ quan trong khu vực. Unwra là tổ chức chính cung cấp viện trợ cho người tị nạn Palestine ở Levant.
Sau Mỹ, Quốc vương Abdullah đã gặp các nhà lãnh đạo Canada và Anh ở Ottawa và London. Cả hai quốc gia đều là nhà tài trợ chính cho Unwra, sau Mỹ, cùng với Đức, nơi ông Abdullah tới tham dự Hội nghị An ninh Munich.
Ai Cập đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhiều mặt Xung đột ở Gaza, căng thẳng với Ethiopia và sự mất giá của đồng nội tệ sắp xảy ra: tất cả những yếu tố này có thể gây ra "một cơn bão" lớn với Ai Cập năm 2024. Thách thức kinh tế hiện tại của Ai Cập còn cho thấy một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn đang rình rập nước...